Tuy nghe rất đáng sợ, nhưng viêm amidan mủ ở trẻ em có thể không gây quá nhiều rắc rối nếu cha mẹ biết cách kiểm soát, điều trị phù hợp.
Viêm amidan mủ ở trẻ em là gì? Triệu chứng thế nào?
Amidan là tổ chức lympho nằm ở hai bên cổ họng. Đôi khi, chúng ta có thể nhìn thấy một phần amidan khi há miệng lớn. Do vị trí đặc biệt, amidan thường dễ dàng bị nhiễm trùng và phát triển thành viêm amidan.
Ở trẻ nhỏ, viêm amidan cấp tính thường không kéo dài quá 2 tuần, có thể tự khỏi nếu chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng viêm amidan dai dẳng, kéo dài hơn 2 tuần, rất có thể trẻ đã bị viêm amidan mãn tính. Viêm amidan mủ hoặc viêm amidan hốc mủ ở trẻ là một dạng của viêm amidan mãn tính.
Ở trẻ nhỏ, triệu chứng viêm amidan hốc mủ bao gồm:
- Hốc amidan có mủ trắng, xanh
- Thấy có hạt lấm tấm ở amidan
- Amidan đỏ, sưng tỏ, nhiều dịch trắng trên bề mặt
- Nuốt vướng, nuốt khó
- Đau họng, đặc biệt khi ăn uống
- Trẻ bị viêm amidan có mủ sốt mấy ngày hoặc không sốt
- Ho khan hoặc có đờm
- Miệng khô
- Miệng hôi
- Mệt mỏi
- Đau nhức toàn thân
- Có đờm khó khạc
- Có thể hắt hơi ra các hạt nhỏ màu trắng xanh rất hôi
Bé bị viêm amidan mủ có thể quấy khóc, biếng ăn, bỏ ăn và thay đổi hành vi. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát con kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện những điều bất thường ở con trẻ.
Nhiều cha mẹ lo sợ vì lầm tưởng triệu chứng viêm amidan mủ ở trẻ nhỏ là ung thư vòm họng. Thực tế, ung thư ở vòm họng hiếm gặp ở trẻ em và chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn.
Triệu chứng thường gặp là:
- Đau đầu
- Ù tai
- Ngạt mũi
- Nổi hạch góc hàm
- Sụt cân nhanh (mờ nhạt)
Để yên tâm, cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa tai mũi họng để chẩn đoán bệnh chính xác.
Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan mủ
Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm amidan mủ là do điều trị viêm amidan cấp không tới nơi tới chốn.
Ở dạng cấp tính, viêm amidan có thể tự khỏi nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc chủ quan coi thường bệnh, có thể khiến các triệu chứng viêm amidan kéo dài, thành mãn tính và tạo mủ.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác phát triển viêm amidan cấp mủ ở trẻ em bao gồm:
- Đặc điểm của amidan
Cấu trúc của amidan bao gồm nhiều hốc và ngăn. Bởi vậy, vụn thức ăn hoặc vi khuẩn dễ dàng bị lắng đọng ở đó rồi gây viêm. Theo thời gian, những vật chất và vi khuẩn ẩn náu ở hốc amidan sẽ tạo thành các khối mủ bã đậu và vón cục.
Thông qua các hoạt động nhai nuốt và sự cọ xát của thức ăn đi qua thành họng, các khối mủ ở trong hốc amidan có thể bị bật ra (dạng hạt tấm màu trắng xanh như mủ) và gây hôi miệng.
- Các bệnh tai mũi họng
Vì là các cơ quan liên thông với nhau, nên chỉ cần tai hoặc mũi bị nhiễm khuẩn, họng cũng có thể bị viêm nhiễm theo. Bởi vậy, cha mẹ nên tạo cho con trẻ thói quen vệ sinh tai mũi họng đúng cách, đặc biệt khi bị viêm tai, viêm mũi… để phòng tránh bệnh viêm amidan nói chung.
- Tác động từ môi trường
Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều bụi bặm, khói thuốc… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ hô hấp và những tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, như amidan.
Ngoài ra, những thời tiết thay đổi thất thường hoặc quá khắc nghiệt cũng làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, không đủ sức đối phó với các mầm bệnh xâm nhập. Từ đó, bé dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là viêm amidan.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
Trẻ em ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, đồ ăn cứng, nước ngọt có gas… sẽ làm tăng viêm và nặng hơn các triệu chứng viêm amidan. Điều này tạo điều kiện cho viêm amidan có mủ ở trẻ em phát triển.
Viêm amidan mủ ở trẻ em nguy hiểm không?
Cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi trẻ bị viêm amidan hốc mủ. Nếu không điều trị sớm và triệt để, viêm amidan mủ sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của viêm amdian hốc mủ bao gồm:
Biến chứng tại chỗ
Bội nhiễm có thể xảy ra ngay tại chỗ viêm amidan mủ. Điều này có thể gây ra áp xe amidan với các triệu chứng:
- Sốt
- Đau rát họng
- Cứng hàm, khó mở miệng lớn
- Chảy nhiều nước dãi
- Khó nuốt
- Sưng hạch ở cổ
- Giọng nói thay đổi
- Đau nhức đầu
- Đau hàm
- Đau tai
Áp xe amidan ở trẻ có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi, tắc nghẽn ở cổ họng, khó thở và viêm nhiễm ở các bộ phận kề cận…
Biến chứng gần
Các mầm bệnh tại hốc mủ amidan có thể lây nhiễm sang những những bộ phận cận kề và gây các bệnh như viêm xoang, viêm nướu, viêm tai giữa… Một đặc điểm cực kỳ khó chịu của viêm amidan mủ là khiến miệng trẻ rất hôi.
Cha mẹ cũng cần lưu ý tới viêm tai giữa ở trẻ. Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất do viêm amidan.
Các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ bao gồm:
- Đau tai
- Mất thăng bằng
- Sốt
- Khó nghe
- Sổ mũi
- Khó chịu
- Biếng ăn, bỏ ăn
- Quấy khóc
- Thường đưa tay lên tai, đầu (trẻ sơ sinh, trẻ chưa biết nói)
- Khó ngủ
- Phản ứng chậm với âm thanh, hoặc không phản ứng (trẻ sơ sinh, trẻ chưa biết nói)
- Có dịch chảy ra từ tai
Bên cạnh đó, viêm amidan mủ trẻ em cũng làm tăng nguy cơ viêm thanh – khí phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm, thậm chí áp xe thành bên họng.
Biến chứng toàn thân
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn gặp ở khoảng 1 – 4% bé bị viêm amidan. Tình trạng này khiến trẻ có bị ngừng thở khoảng một thời gian ngắn trong khi ngủ. Sự gián đoạn thở này làm trẻ khó ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ vào ban đêm và mệt mỏi, kém tập trung vào ban ngày.
Cha mẹ có thể nhận biết một số dấu hiệu ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ bị viêm amidan mủ như sau:
- Ngáy khi ủ bất thường
- Đái dầm
- Thở thành tiếng to, nghe nặng nề
- Khó ngủ
- Tư thế ngủ bất thường (ở trẻ lớn)
- Buồn ngủ ban ngày
- Gặp các vấn đề hành vi
- Mộng du hoặc gặp ác mộng
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có liên quan đáng kể đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, phiền muộn, đau tim hoặc đột quỵ cao ở trẻ khi trưởng thành.
Biến chứng xa
Trẻ em bị viêm amidan có mủ cũng làm tăng nguy cơ bị sốt thấp khớp và viêm cầu thận.
Sốt thấp khớp ảnh hưởng đến van tim, các khớp và nhiều mô khác với các triệu chứng:
- Đau họng
- Amidan bị sưng to và đỏ
- Nhức đầu
- Sốt
- Đau cơ và khớp
- Có nốt nhỏ dưới da, không đau
- Tim đập nhanh
- Đánh trống ngực
- Trẻ viêm amidan mủ khiến cơ thể mệt mỏi
- Khó thở
Điều trị sốt thấp khớp không triệt để có thể dẫn các tổn thương van tim vĩnh viễn.
Trong khi đó, viêm cầu thận là biến chứng hiếm gặp khiến chức năng thận suy giảm, hoạt động kém hiệu quả. May mắn là trẻ bị viêm cầu thận có thể hồi phục trong vài tuần, ít khi tiến triển thành mãn tính.
Cách chữa viêm amidan mủ ở trẻ em
Ngay khi xác định bé bị viêm amidan cấp mủ hoặc viêm amidan có mủ, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc Tây
Đối với viêm amidan mủ ở trẻ em, bác sĩ có thể chỉ định dùng những nhóm thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh, ví dụ như Pennicilin G
- Thuốc kháng viêm, như Ibuprofen
- Thuốc sát khuẩn, như Betadine, Lysopaine, Oropivalone…
- Thuốc hạ sốt, giảm đau, như Paracetamol
- Thuốc ức chế ho, ví dụ như Dextromethorphan
- Thuốc co mạch, chống sung huyết, như Pseudoephedrin
- Thuốc giảm phù nề, như Alpha Choay
- …
Kể cả đối với thuốc bán theo đơn hoặc không theo đơn, cha mẹ vẫn nên tham vấn bác sĩ trước khi cho con uống thuốc điều trị amidan mủ. Cho trẻ dùng thuốc điều trị đúng hướng dẫn về liều dùng và thời gian.
Cha mẹ không nên tự ý giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc trước thời điểm mà bác sĩ chỉ định cụ thể, ngay cả khi các triệu chứng viêm amidan mủ đã thuyên giảm.
Đặc biệt, đối với thuốc kháng sinh, cha mẹ nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc. Điều này có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ kháng thuốc kháng sinh rất cao.
Đối với trẻ bị viêm amidan mủ mạn tính, bác sĩ thường chỉ định điều trị cho trẻ thông qua điều chỉnh độ pH tại chỗ, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Cắt amidan
Nếu trẻ bị viêm amidan mủ mãn tính và liên tục tái phát, bác sĩ thường khuyến nghị cha mẹ nên cho trẻ cắt amidan.
Độ tuổi cắt amidan thích hợp nhất là khi trẻ trên 4 tuổi. Nếu cắt bỏ amidan từ khi trẻ còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng miễn dịch. Hơn nữa, đối với những trẻ dưới 3 tuổi, amidan sau khi cắt có thể mọc lại.
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan, phổ biến nhất là cắt amidan bằng dao plasma/PEAK PlasmaBlade. Tuy hiếm gặp, nhưng vẫn có một số rủi ro cho trẻ sau khi cắt amidan, bao gồm:
- Chảy máu, phần lớn là do bác sĩ cắt không đúng kỹ thuật
- Không cải thiện được các triệu chứng viêm tai, viêm họng, viêm xoang…
- Nhiễm trùng
- Thay đổi giọng nói
Trẻ có thể hồi phục tốt sau khi cắt amidan khoảng 14 ngày. Trong thời gian này, cha mẹ nên hạn chế trẻ tham gia các hoạt động mạnh và chú ý chế độ ăn uống.
Trẻ bị amidan có mủ điều trị bằng Đông y
Bé bị amidan có mủ mức độ nhẹ có thể hưởng được nhiều lợi ích từ Đông y. Thuốc Đông y chữa amidan hốc mủ cho trẻ là giải pháp tối ưu, giúp khắc phục những tác dụng phụ mà thuốc Tây mang lại. Đồng thời, các bài thuốc còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên.
Theo Đông y, muốn trị viêm amidan hốc mủ dứt điểm cần phải:
- Bồi bổ chính khí
- Điều dưỡng
- Phục hồi các tạng phủ bị tổn hại
Bởi vậy, các bài thuốc Đông y trị viêm amidan hốc mủ phát triển theo nguyên lý bổ chính và khu tà. Có thể cân nhắc lựa chọn một trong số những bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc 1: 15gr ngân hoa, 10gr liên kiều, 10gr hoàng cầm, 6gr hoàng liên, 10gr cát cánh, 15gr huyền sâm, 15gr bồ công anh, 10gr đại hoàng, 10gr huyền minh phấn, 6gr mộc thông, 10gr ngưu bàng tử, 6gr cam thảo. Sắc lấy nước uống, 1 thang/ngày, 4 lần uống/ngày.
- Bài thuốc 2: 10gr kim ngân hoa, 10gr sơn đậu căn, 10gr tảo hưu, 10gr thiên hoa phấn, 10gr triết bối mẫu, 10gr bạch chỉ, 10gr phòng phong, 10gr xích thược, 3gr chế nhũ hương, 3gr chế một dược, 3gr cam thảo. Sắc lấy nước uống, 1 thang/ngày, 2 lần uống/ngày.
Chăm sóc bé bị viêm amidan có mủ tại nhà
Để giúp đỡ con nhanh hồi phục, cha mẹ nên kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khắc phục tại nhà như sau
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vui chơi, hoạt động mạnh.
- Ngủ đủ giấc.
- Uống chất lỏng ấm, như sữa, nước hầm xương, soup, nước lọc ấm, trà thảo mộc…
- Ăn thực phẩm mềm, như cháo, thạch, bánh pudding, bún, phở…
- Sử dụng máy phun sương, máy cấp ẩm.
- Súc miệng/họng bằng nước muối ấm.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa viêm amidan hốc cho con ngay tại nhà một cách tự nhiên.
Bao gồm:
- Trẻ bị amidan mủ nên uống nước ép diếp cá
Lá diếp cá có khả năng thanh nhiệt giải độc, giảm sưng, chống viêm hiệu quả. Nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị ho, trị viêm họng và viêm amidan hiệu quả.
Bạn có thể giã nát lá diếp các với một chút muối ăn và nước ấm. Sau đó lọc lấy nước cốt và cho trẻ uống 2 lần/ngày.
- Ăn mật ong hấp gừng hoặc quýt xanh
Mật ong được chứng minh là có thể tiêu diệt hơn 60 loại vi khuẩn. Từ lâu, mật ong đã được y học cổ truyền sử dụng để giảm các triệu chứng viêm họng, viêm amidan, ho…
Cha mẹ có thể thái lát gừng hoặc quýt xanh rồi hấp cách thủy cùng với vài thìa canh mật ong nguyên chất. Cho trẻ ăn hỗn hợp này vài lần mỗi ngày.
- Lá hẹ hấp cách thủy
Các hoạt chất trong lá hẹ có khả năng kháng sinh tự nhiên. Bởi vậy, nhiều người tin rằng nó có thể ức chế vi khuẩn phát triển và điều trị viêm amidan hốc mủ đầy tiềm năng.
Để tăng hiệu quả điều trị, cha mẹ có thể hấp cách thủy lá hẹ với mật ong và gừng tươi. Ăn hỗn hợp này sau khi hấp, 2 – 3 lần/ngày.
- Trà bạc hà
Lá bạc hà có chứa methol nên có thể giảm đau họng, chống viêm và thông xoang. Cha mẹ có thể cho con uống trà lá bạc hà tươi hoặc khô 2 – 3 lần mỗi ngày.
Những thông tin cơ bản về viêm amidan mủ ở trẻ em được đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Khi trẻ bị viêm amidan hốc mủ, cha mẹ nên cho trẻ đi khám chuyên khoa ngay, đặc biệt nếu trẻ kèm theo sốt cao, đau đớn, khó chịu…
Thông tin hay cho cha mẹ:
Cắt amidan có thể chữa khỏi viêm họng do viêm amidan gây ra, nhưng nếu viêm amidan đã gây biến chứng sang vùng hầu họng thì vẫn có thể bị viêm họng và cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị.
Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:
- Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
- Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
- Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.
Cắt amidan có thể gây đau hoặc không, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật.
- Phương pháp truyền thống: Gây đau trong 2-3 ngày sau phẫu thuật và có thể chảy máu trong và sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Không gây đau đớn, chỉ có cảm giác đau râm ran sau vài tiếng phẫu thuật.
Thời gian hết đau cũng tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật:
- Phương pháp truyền thống:Đau âm ỉ 1-2 ngày sau phẫu thuật.
- Phương pháp hiện đại: Đau kéo dài khoảng 3-4 tiếng sau phẫu thuật.
Viêm amidan có thể nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công amidan khiến các hạch bạch huyết phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất bạch cầu lympho chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nổi lên thường có hình tròn và kích thước to nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
- Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
- Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
- Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...
Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.
Thông thường, thời gian phục hồi trung bình sau khi cắt amidan dao động từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, khả năng hồi phục sau quá trình phẫu thuật của mỗi người bệnh đều khác nhau. Cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố như phương pháp phẫu thuật, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh...
Cắt amidan là một can thiệp ngoại khoa đơn giản, thường được chỉ định trong trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc gây ra biến chứng nghiêm trọng. Việc quyết định cắt amidan cho người lớn cần dựa vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần thăm khám và tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.
Thanh hầu bổ phế thang uống có khó không nhỉ, chỉ sợ cho bọn trẻ con nó không chịu uống thôi
Em thấy cũng không khó uống đâu, con nhà em uống vẫn được.liều của trẻ con cũng ít hơn của người lớn nữa nên mỗi lần uống cũng chỉ vèo cái là xong thôi.
Bé nhà chị uống trong bao lâu thì đỡ vậy ạ?
Bé nhà mình uống tầm nửa tháng là đã hết ho rồi nhưng mình vẫn cho con uống hết liệu trình khoảng 2 tháng để con khỏi hẳn, không bị tái đi tái lại.
Con em cũng đang bị ho quá, uống bao nhiêu kháng sinh rồi mà chẳng ăn thua, giờ muốn chuyển sang thanh hầu bổ phế thang nhưng nhà em lại xa quá, muốn lấy thuốc thì làm thế nào
Chị có thể liên lạc qua page của Trung tâm này hoặc chị liên lạc qua Sđt/zalo: (024) 710 99 838 – 0974 026 239, sẽ có bác sỹ tư vấn cho chị cụ thể về tình trạng của cháu nhà mình. Sau khi nắm được tình hình bệnh của cháu bác sỹ sẽ kê đơn và gửi qua đường bưu điện về đến tận nhà cho chị.
Thuốc thang là phải sắc à bạn, có vẻ lỉnh kỉnh ghê nhỉ?
Thuốc sẽ có thuốc uống và thuốc ngậm. Thuốc uống thì chị có thể tự sắc hoặc mua dạng cao lỏng trung tâm mới có, chỉ cần pha với nước ấm là uống luôn được không cần sắc đâu
Chẳng biết mấy mẹ thế nào chứ tôi sợ cho bọn trẻ con dùng thuốc Tây lắm, dùng xong hại hết cả người, mãi chả thấy lớn. Con tôi mà bị ho tôi toàn lấy mật ong với tỏi cho ngậm là đỡ luôn lúc đầu mùi tỏi bé không quen chứ bây giờ thì ngon lành luôn rồi
Sao em cho con em dùng như vậy mà chỉ thấy con đỡ đau họng chứ mấy hốc mủ không hết được đâu chị ạ
Em thấy bác phản khoa học quá, các trường hợp cần thiết vẫn phải cho con dùng thuốc chứ, mấy cái mẹo đó chỉ ăn thua với dăm ba cái ho nhẹ thôi chứ hốc mủ đầy ra rồi thì còn lâu mới hết.
Không cần phải quá phụ thuộc vào thuốc đâu, mỗi người có một cách chăm sóc con riêng mà, đối với những bé mới bi viêm họng hay các vấn đề về răng miệng thfi sử dụng các phương pháp dân gian hay các mẹo là rất nhiệu quả, chi phí vừa rẻ mà lại an toàn
Mọi người ơi, em thấy mọi người chia sẻ nhiều về thuốc thanh hầu bổ phế thang, trong bài viết em cũng thấy có nhắc đến là của Trung tâm thừa kế và ứng dụng Đông y Việt Nam mà em không thấy ghi địa chỉ của Trung tâm. Có ai khám ở đây rồi cho em xin thêm thông tin để em cho con nhà em qua với.
Nếu chị ở gần Hà Nội thì chị qua địa chỉ này nhé, trước khi đến khám thì chị gọi trước để trung tâm sắp xếp lịch cho chị nha:
Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, P Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
(024) 710 99 838 – 0974 026 239
Làm việc từ Thứ hai – Chủ nhật
Lịch làm việc: Sáng 8h – 12h, Chiều 13h30 – 17h30
Trước gần nhà mình có cháu bé lúc đầu cũng chỉ bị viêm họng đơn thuần thôi, bố mẹ cũng nghĩ đơn giản như bình thường nên không để ý. Ai ngờ biến chứng chạy vào tim thật các mẹ ạ, giờ vẫn đang thấy điều trị trong viện. Thế mới thấy không chủ quan được bệnh gì dù là bệnh đơn giản như nào
Bé nhà em cũng hay bị khò khè lắm, cũng cho đi hết viện Tây viện Đông các kiểu rồi, uống cũng đủ thứ thuốc vào người xót hết cả ruột mà người thì vẫn cứ còi cọc, bệnh thì chẳng đỡ đây. Em cũng chỉ lo là con gặp biến chứng gì thôi
Con em hằng ngày lúc nào mẹ cũng phải kè kè kiểm tra, cứ đánh răng xong là phải súc miệng nước muối ngay.Nhất là không được uống nước đá. Các mẹ cứ hướng dẫn con như thế kiểu gì cũng cải thiện bệnh về họng miệng.