Viêm mũi họng xuất tiết là một trong các loại bệnh viêm họng dễ để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm mũi họng xuất tiết là gì và làm sao để trị khỏi bệnh? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có phương pháp điều trị viêm mũi họng xuất tiết nhanh và an toàn nhất.
Điều trị viêm mũi họng xuất tiết tại nhà
Phương pháp điều trị bệnh tại nhà đem đến hiệu quả rất tốt, tuy nhiên chỉ phù hợp để áp dụng đối với những trường hợp viêm nhẹ. Nếu sử dụng mà bệnh không thuyên giảm thì cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng.
Rửa xoang mũi họng
Đây là biện pháp giúp loại bỏ dịch mũi nhầy, các vi khuẩn và bụi bẩn ra bên ngoài để mũi khô thoáng hơn. Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% có dung tích 250 – 500ml.
- Cho nước muối vào bình sạch có vòi xịt nước, sau đó ngồi thẳng người, đầu nghiêng đầu 45 độ, nếu nghiêng bên trái thì xịt nước muối vào lỗ mũi bên phải. Thực hiện lặp lại động tác đối với bên kia, mỗi bên xịt khoảng 3 đến 4 lần. Kiên trì xịt nước muối mỗi ngày giúp đẩy được các chất tiết, mủ nhầy, vi khuẩn và các chất bẩn khác ra bên ngoài.
Xông hơi trị viêm mũi
Biện pháp xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy ứ đọng để thải ra ngoài, làm thông thoáng đường thở, tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ, mang lại cảm giác dễ chịu. Nước xông hơi được đun bằng những loại lá tự nhiên có chứa tinh dầu như lá lốt, lá hương nhu, lá chanh,…
Cách thực hiện như sau:
- Đem lá dùng để xông rửa sạch, cho tất cả vào ấm đun sôi khoảng 15 phút.
- Thực hiện xông trực tiếp vùng mũi và họng, hít thở sâu để hơi nước có thể tỏa đều hốc mũi. Chú ý nên trùm kín khăn để các tinh chất không thoát ra ngoài.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu có sẵn như tinh dầu sả, quế, bạch đàn,… để xông hơi.
- Mỗi tuần thực xông hơi bằng thảo dược từ 2 – 3 lần.
Chú ý: Người bệnh cần giữ khoảng cách giữa mặt và chậu nước để tránh gây kích ứng, bỏng da do nóng.
Chữa viêm họng bằng nước muối
Nước muối có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và có tác dụng cải thiện những triệu chứng bệnh viêm mũi họng thời tiết. Thông mũi và súc họng với nước muối là biện pháp giúp làm sạch dịch nhầy ứ đọng và đẩy hết ra ngoài, đường thở thoáng sạch, làm dịu niêm mạc và nhanh lành vết thương trong họng.
Cách thực hiện súc họng để điều trị bệnh: Pha loãng muối với nước ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý để súc họng hàng ngày. Khi súc nên ngửa mặt lên phía trên để nước muối có thể thấm sâu vào cổ họng. Nước muối sau khi súc họng cần phải nhổ bỏ, không được uống.
Chữa viêm họng bằng gừng tươi
Gừng có vị cay nồng, tính ấm, là vị thuốc có chứa nhiều tinh chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cực tốt. Sử dụng gừng để điều trị viêm mũi họng giúp đẩy lùi vi khuẩn, làm loãng dịch nhầy ứ đọng và giúp hệ thần kinh được thư giãn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo bỏ vỏ rồi rửa sạch.
- Đem gừng thái thành các lát mỏng rồi ăn sống.
- Khi ăn, nên ngậm khoảng 2 – 3 lát gừng trong cổ họng, nhai nhẹ để tinh chất có thể thẩm thấu vào niêm mạc họng, xông lên mũi.
Biện pháp sử dụng gừng lành tính nên người bệnh có dùng bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi thấy triệu chứng khó chịu của bệnh.
Cách chữa viêm mũi họng xung huyết bằng Tây y
Trong Tây y, bệnh viêm họng thường được điều trị theo 2 cách đó là nội khoa và ngoại khoa.
Điều trị nội khoa (dùng thuốc)
Một số loại thuốc điều trị viêm họng xuất tiết thường được sử dụng phải kể đến như:
- Nhóm thuốc giúp làm giảm khả năng xuất tiết: Thường sử dụng thuốc kháng histamin H1 có tác dụng ức chế sự phóng thích cũng như hoạt động của histamin và từ đó ngăn chặn dị ứng xảy ra. Một số thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân điều trị viêm mũi họng là: Fexofenadin hydoclorid, Chlorpheniramin maleat, Desloratidin, Loratidin,…
- Thuốc chống viêm xoang mũi xuất tiết: Nhóm thuốc này có thành phần chính là corticoid, được điều chế dạng xịt. Ngoài ra, người bệnh còn được chỉ định dùng thuốc chứa corticoid dạng nhỏ mũi khi bệnh ở giai đoạn nặng. Một số thuốc thường dùng là: Collydexa, polydexa,... Nhóm thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ khi sử dụng.
- Nhóm thuốc giúp se khô bề mặt niêm mạc mũi: Loại thuốc thường được sử dụng là Argyrol nhóm muối bạc. Các loại thuốc này được bảo quản trong lớp giấy than, ngăn ngừa tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài công dụng giúp niêm mạc se khô, thuốc còn giúp giảm sưng, chống viêm hiệu quả.
Khi dùng thuốc Tây y để điều trị viêm mũi họng xuất tiết, cần lưu ý những điểm sau:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Chỉ dùng thuốc theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc.
- Đúng liều lượng và thời gian: Dùng đúng liều lượng và đủ thời gian điều trị mà bác sĩ đã chỉ định, không tự ý ngừng thuốc ngay khi triệu chứng giảm.
- Phản ứng phụ: Theo dõi các phản ứng phụ có thể xảy ra như dị ứng, đau dạ dày, buồn nôn, hoặc chóng mặt. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
- Không lạm dụng kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ, tránh tình trạng kháng thuốc.
Điều trị ngoại khoa
Khi người bệnh sử dụng thuốc uống, sử dụng thuốc xịt không hiệu quả hay phát hiện các bất thường thì người bệnh có thể phải phẫu thuật.
Một số phương pháp phẫu thuật thường sử dụng để điều trị viêm mũi họng xuất tiết là: Nội soi, nong xoang hay mổ xoang mũi. Các phương pháp này giúp hút, rửa sạch các rãnh dẫn dịch. Hoặc có thể chỉnh hình cấu tạo của xoang mũi sao cho phù hợp, giúp điều trị bệnh hiệu quả và ngừa tái phát.
Các biện pháp điều trị ngoại khoa có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng bệnh, nhưng không nên lạm dụng. Vì các phương pháp khi thực hiện có mức độ rủi ro nhất định, bệnh có thể tái phát lại.
Bên cạnh đó, chi phí điều trị bệnh tốn kém hơn so với các biện pháp khác. Người bệnh chỉ nên chọn cách điều trị này nếu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Chữa viêm mũi xuất tiết bằng Đông y
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng xuất tiết theo Đông y là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể dẫn đến phong hàn và tà khí xâm nhập gây viêm nhiễm. Cùng với sự suy yếu của chức năng tạng phủ nên dễ dẫn đến hình thành bệnh.
Phương pháp trị bệnh của Đông y là giúp đào sâu vào tận căn nguyên bệnh, và điều trị tận gốc bệnh. Đồng thời, giúp kiện toàn lại ngũ tạng, nâng cao sức đề kháng cơ thể giúp bệnh không tái phát. Vì vậy, các bài thuốc này giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh, tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập.
Bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính, có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp trị bệnh hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Tùy theo cơ địa và tình trạng viêm, có sự tăng giảm tỷ lệ dược liệu sao cho phù hợp.
Lưu ý: Để điều trị bệnh bằng thuốc Đông y đạt hiệu quả, người bệnh phải kiên trì dùng thuốc đều đặn trong khoảng 1 - 3 tháng. Ngoài ra, người bệnh nên đến nhà thuốc đông y uy tín để trực tiếp chẩn mạch và bốc thuốc.
Một số bài thuốc Đông y dùng thường dùng trong điều trị viêm họng xuất tiết là:
Bài 1: Sử dụng các vị thuốc: Chỉ hương 12g; ké đầu ngựa, tân di mỗi vị 8g; bạc hà 4g. Đem các vị thuốc sắc cùng với 500ml nước, đến khi cạn còn 200ml thì chia thành 3 phần và dùng trong ngày.
Bài 2: Chuẩn bị: Nghiệt mộc 15g, bách chiểu 10g, tân di hương 9g và kê tô 7g. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng 2 bát nước, cho đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp. Sau đó chắt nước thuốc ra rồi sắc lại lần 2. Lần thứ 2 cũng sắc cùng 2 bát nước và cô đặc đến khi còn 1 bát. Sau đó, đem trộn đều 2 bát thuốc đã sắc vào với nhau, rồi chia thành 2 phần bằng nhau và dùng trong ngày.
Bài 3: Chuẩn bị: Bạch mộc liên, cuống dưa ngọt và long não 15g. Đem các vị thuốc đã chuẩn bị trộn đều với nhau và tán thành bột mịn. Khi sử dụng thuốc thì lấy bột đã tán mịn thổi vào bên mũi bị viêm, mỗi ngày dùng 2-3 lần.
Bệnh viêm mũi họng xuất tiết mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị viêm mũi họng xuất tiết phù hợp.
Không thể bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!