Tổ đỉa là bệnh lý viêm da xuất hiện với nhiều triệu chứng dai dẳng, rất khó điều trị. Chính điều này khiến nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi, bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Tổ đỉa là một bệnh lý viêm da thuộc thể đặc biệt của bệnh chàm Eczema. Bệnh lý này có các đặc trưng là có mụn nước nhỏ mọc ở bàn tay, bàn chân khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.
Hiện nay, tổ đỉa được xếp vào nhóm bệnh tự miễn và bệnh lý mãn tính. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng bệnh này. Có khá nhiều phương pháp được đưa ra để điều trị bệnh tổ đỉa. Nhưng bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Trên thực tế, tổ đỉa thuộc thể bệnh mãn tính. Các biện pháp điều trị chỉ có tác dụng kiểm soát bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, các mụn nước trên da nếu ở thể nhẹ có thể tự thuyên giảm sau 3 đến 4 tuần.
Điều trị và chăm sóc người bệnh bị tổ đỉa chỉ là phương pháp giúp kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa tổn thương da lan rộng và giúp người bệnh tránh được các biến chứng rủi ro có thể xảy ra.
Sau khi điều trị, nếu vi khuẩn có điều kiện thuận lợi về môi trường sống. Hoặc người bệnh không có biện pháp chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ có nguy cơ tái phát trở lại. Vậy nên, bệnh tổ đỉa “không thể chữa khỏi hoàn toàn”.
Cách kiểm soát và phòng ngừa tổ đỉa tái phát
Thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa được không đã được chúng tôi giải đáp bên trên. Đồng thời, người bệnh cần nắm thêm một số thông tin quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả. Kiểm soát tổ đỉa giúp ngăn ngừa tổn thương da, giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho người bệnh.
Các biện pháp có thể giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tổ đỉa là:
Kiểm soát yếu tố gây bệnh
Do tổ đỉa thuộc thể bệnh tự miễn nên cơ chế gây bệnh có liên quan mật thiết đến phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch. Vì thế, người bệnh cần điều trị bệnh lý tổ đỉa này bằng cách kiểm soát yếu tố khởi phát bệnh như sau:
- Người bệnh không nên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm hoặc hóa chất trong nông nghiệp, công nghiệp hoặc sinh hoạt hàng ngày.
- Người bệnh cần điều trị triệt để bệnh lý nấm kẽ tay, kẽ chân nếu có.
- Không nên sử dụng các đồ ăn có chứa chất dễ gây dị ứng.
- Không tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn….
- Bệnh nhân không nên gãi, cào xước vùng da bị tổ đỉa khiến bệnh dễ bùng phát.
Điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ
Trong một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh tổ đỉa có thể tự thuyên giảm sau khoảng 3 đến 4 tuần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh không can thiệp điều trị có thể khiến da bị tổn thương rộng hơn, có nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Chính vì thế, trong giai đoạn bệnh bùng phát, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Các bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc điều trị sau đây:
- Nhóm dung dịch sát trùng: Có thể sử dụng hồ nước, thuốc tím pha loãng hoặc bạc nitrat để khử trùng, phòng ngừa nhiễm khuẩn và giúp da khô thoáng.
- Nhóm thuốc bôi tại chỗ: Có thể sử dụng dưới dạng mỡ hoặc kem như Corticoid, kháng sinh, thuốc kháng nấm hoặc Axit Salicylic để giảm viêm và ức chế vi khuẩn.
- Nhóm thuốc uống: Bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin H1 hoặc Corticoid đường uống trong trường hợp người bệnh bị tổn thương da nghiêm trọng.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng liệu pháp ánh sáng để giảm tổn thương và giảm triệu chứng do tổ đỉa gây ra. Các phương pháp này giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng nhưng không thể điều trị bệnh triệt để.
Cách cải thiện sức khỏe
Hệ miễn dịch suy giảm và sức khỏe suy yếu là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra bệnh tổ đỉa. Vì thế, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần cải thiện sức khỏe bằng cách:
- Ăn uống điều độ, khoa học và tích cực bổ sung nhóm thực phẩm tốt như rau xanh, ngũ cốc, trái cây, thực phẩm giàu protein…
- Người bệnh không nên sử dụng rượu bia, trà đặc hoặc cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ…
- Các bạn nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Tích cực tập luyện các bộ môn thể thao vừa sức.
- Cần cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và công việc. Bạn không nên liên tục làm việc quá sức hoặc quá căng thẳng, stress.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Tuy là bệnh lý mãn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh cần thăm khám và điều trị bệnh đúng cách để ngăn ngừa bệnh bùng phát. Từ đó có thể cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!