Nếu như sỏi thận từ 3mm đến 8mm vẫn còn nhỏ và có thể điều trị dễ dàng thì sỏi 9mm đến 18mm đã có sự tiến triển và việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều. Vậy tình trạng sỏi này như thế nào, có nguy hiểm không và điều trị như thế nào hiệu quả. Bạn đọc hãy tìm hiểu cụ thể thông qua bài viết này.
Sỏi thận 9mm – 18mm là to hay nhỏ và có cần mổ không?
Sỏi thận xảy ra khi nồng độ các chất khó tan trong cơ thể tăng cao, không được hòa tan hết và đào thải ra bên ngoài. Những viên sỏi thận càng để lâu sẽ có kích thước càng lớn và khó điều trị.
Sỏi thận 9mm, sỏi thận 10mm cho đến sỏi thận 18mm không quá lớn nhưng giai đoạn này cũng khá nguy hiểm và có những biến chứng khó lường. Vậy nên người bệnh cần có những biện pháp xử lý kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm kéo dài.
Vậy sỏi thận 9mm, 10mm hay sỏi thận 12mm có phải mổ không? Theo như các chuyên gia, sỏi có kích thước dưới 18mm thì chưa cần phải mổ. Người bệnh có thể áp dụng tán sỏi, sóng điện từ hoặc dùng một số thuốc để đào thải ra bên ngoài cơ thể.
Thông thường chỉ những trường hợp sỏi thận trên 20mm mới cần phẫu thuật. Nhưng nếu sỏi thận 16mm, sỏi thận 17mm hay sỏi thận 18mm có hình dạng bất thường gây ứ nước tại thận thì nên phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe và đẩy lùi sỏi thận trong cơ thể.
Sỏi thận 9mm trở lên có nguy hiểm không?
Với trường hợp sỏi từ 9mm đến 18mm nếu như không đau bụng dữ dội, không bị nhiễm trùng hoặc tiểu ra máu thì không quá nguy hiểm. Nhưng nếu không sớm điều trị thì một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra gây nguy hại cho sức khoẻ như:
Nhiễm trùng đường niệu
Sự di chuyển của sỏi sẽ gây ra tình trạng ma sát vào đường niệu và gây ra những vết thương cũng như cơn đau quanh vùng hông, thắt lưng. Vết thương lớn có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu và dẫn đến tình trạng phù nề niêm mạc cũng như sưng viêm đường tiết niệu.
Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những biến chứng như: Thận ứ mủ, thận hóa mủ và gây khó khăn trong điều trị.
Sỏi thận 9mm trở lên gây tắc đường tiểu
Sỏi được hình thành do cô lắng chất không tan ở đài thận, bể thận cũng như bàng quang sẽ di chuyển đến niệu quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc. Lúc này, hệ thống tiết niệu sẽ sinh ra những phản ứng co bóp mạnh, gây ra những cơn đau buốt ở xương sườn hoặc thắt lưng và hông. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu.
Thận bị ứ nước
Sỏi thận 9mm nếu có hình dạng bất thường sẽ gây viêm nhiễm cũng như tắc nghẽn niệu quản. Nước tiểu bị ứ lại phía trên chỗ tắc mà thận vẫn tiếp tục quá trình lọc để tạo nước tiểu mới nhưng không xuống được bàng quang sẽ khiến thận bị ứ nước và giãn to. Về lâu dài, ứ tình trạng ứ nước sẽ khiến ứ mủ và làm hại nhu mô thận, gây suy thận và nguy hiểm đến tính mạng.
Sỏi thận 9mm – 18mm có thể gây suy thận
Khi bị nhiễm khuẩn ở thận sẽ khiến người bệnh bị suy thận. Ở giai đoạn suy thận mạn, thận sẽ mất hết chức năng vốn có và người bệnh phải can thiệp bằng các máy móc để kéo dài sự sống như chạy thận nhân tạo. Kỹ thuật này rất tốn kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước được.
Vỡ thận
Khi viêm nhiễm ở thận chuyển sang giai đoạn hoại tử sẽ khiến thận xuất hiện những lỗ rò ở bàng quang, niệu quản và có thể gây vỡ thận, bàng quang. Vỡ thận sẽ xảy ra khi thận bị ứ nước, vách thận mỏng hoặc do sự tăng áp lực đột ngột tại thận bị suy yếu.
Cách điều trị với những trường hợp sỏi thận 9mm trở lên
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sau khi thăm khám sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất với người bệnh.
Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh
Với những trường hợp bị sỏi thận 9mm đến 18mm còn nhẹ, chưa quá nguy hiểm, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc chữa sỏi thận sau:
- Thuốc giảm đau như thuốc tramadol, thuốc meperidine, thuốc kháng viêm không steroid,…
- Thuốc làm tan sỏi như thuốc camphen, thuốc cineol, thuốc fenchone, thuốc borneol, thuốc anethol,…
- Thuốc đào thải sỏi ra ngoài như thuốc nifedipin, thuốc tamsulosin, các loại thuốc nhóm chẹn canxi và nhóm alpha adrenergic-1.
Áp dụng kỹ thuật tán sỏi
Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định người bệnh áp dụng kỹ thuật tán sỏi. Hiện nay, các kỹ thuật tán sỏi thận 9mm – 18mm bao gồm:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Sỏi thận từ 9mm trở lên sẽ tăng kích thước khá nhanh. Vậy nên sử dụng phương pháp này giúp ngăn chặn sỏi thận khá hiệu quả. Người bệnh sẽ dùng năng lượng từ của tia laser hoặc sóng xung kích giúp tán sỏi ra bên ngoài. Lúc này các vụn sỏi sẽ dần đào thải qua nước tiểu.
- Tán sỏi nội soi ngược dòng: Bác sĩ sẽ sử dụng nguồn năng lượng laser hoặc khí nén tiếp xúc trực tiếp với các viên sỏi 9mm, 10mm hay sỏi thận 17mm, 18mm qua ống nội soi. Ống dẫn được đưa vào cơ thể qua đường tiết niệu và có tác dụng giúp đưa các mảnh sỏi ra ngoài.
- Tán sỏi qua da: Phương pháp này vẫn dùng năng lượng của tia laser hoặc khí nén giúp tiếp cận và phá vỡ viên sỏi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tạo một hầm dẫn đến thận bằng ống nội soi để đưa sỏi ra bên ngoài.
Nếu viên sỏi có kích thước quá lớn thì viên sỏi có thể không tán được hoàn toàn và người bệnh có thể sẽ cần áp dụng những kỹ thuật khác.
Chữa sỏi thận 9mm bằng bài thuốc Đông y
Sỏi thận 9mm trở lên vẫn có thể được xử lý bằng thuốc Đông y nếu người bệnh kiên trì và áp dụng đúng phương pháp.
- Bài thuốc 1: Gồm phục linh, thục địa, xa tiền tử, đơn bì, phụ tử, trạch tả, đỗ trọng, quế chi, cỏ xước và sơn thù. Thuốc được sắc cùng với 3 bát nước và đun nhỏ lửa cho sôi đều đến khi còn 1 bát thì ngừng lại. Người bệnh uống hàng ngày khoảng 1 tháng để đẩy sỏi ra bên ngoài.
- Bài thuốc 2: Cam thảo, đại hoàng, sơn chi tử, mã đề, hoạt thạch và biển súc. Cách dùng là sắc các nguyên liệu với nước và uống trong ngày, mỗi ngày dùng 3 lần.
- Bài thuốc 3: Gồm tỳ giản, quy bản, hoài sơn, mã đề, thạch vi, dây khum. thỏ ty tử và liên nhục. Cách sử dụng thuốc là đem sắc với 5 bát nước đến khi còn khoảng 1 bát thì chắt ra rồi cho 200ml sắc tiếp. Người bệnh dùng trước khi đi ngủ để tiêu sỏi, giảm đau.
- Bài thuốc 4 (Đỗ Minh Bài Thạch Khang): Gồm râu ngô, phục linh, kỷ tử, bách bộ, trạch tả, xích đồng, sa uyển tử, hạnh phúc. Công dụng là giúp tiêu sỏi, an thận, thanh lọc cơ thể, giảm đau và nhanh chóng tiêu sỏi 9mm.
- Bài thuốc 5 (Nhất Nam Tiêu Thạch Khang): Gồm sinh địa, chỉ xác, thạch vĩ, râu mèo, xích thược, phá cổ chỉ,… giúp tiêu viêm, giảm đau, tiểu dễ, tăng cường sức khỏe và loại bỏ sỏi dễ dàng.
Mẹo đơn giản xử lý sỏi 9mm
Một số mẹo đơn giản được thực hiện tại nhà cũng có thể đẩy lùi các triệu chứng của sỏi thận 9mm và giúp nâng cao sức khỏe như:
- Cây mùi tàu: Cây mùi tàu dùng giã nát lấy nước và uống hàng ngày hoặc người bệnh có thể dùng kết hợp với một số món ăn dùng trong bữa ăn.
- Dùng chuối hột: Dùng chuối thái lát và phơi khô, tán thành bột mịn sau đó pha với nước uống mỗi ngày.
- Rau ngổ: Rau ngổ giã nát và chắt lấy nước để uống mỗi ngày. Đây là cách chữa sỏi thận tại nhà đơn giản và mang đến hiệu quả cao.
Khám chữa sỏi thận 9mm ở đâu tốt nhất?
Để được chẩn đoán chính xác tình trạng sỏi và xử lý bệnh kịp thời, người bệnh nên đến những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để điều trị. Một số bệnh viện, phòng khám về tiết niệu hàng đầu hiện nay như:
- Bệnh viện E Hà Nội: Bệnh viện nằm trên đường Trần Cung, HN. Tại đây có nhiều trang thiết bị hiện đại, chất lượng cùng các bác sĩ có chuyên môn cao. Rất nhiều người bệnh bị sỏi thận đã đến đây khám và được chữa trị an toàn, hiệu quả.
- Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Nằm trên đường Văn Cao, Hà Nội, nhà thuốc đã có hơn 150 năm khám chữa các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Tại đây chủ yếu chữa bệnh bằng Đông y nên sỏi thận sẽ được xử lý an toàn, không xâm lấn.
- Bệnh viện Thanh Nhàn: Bệnh viện Thanh Nhàn có địa chỉ tại 42 Thanh Nhàn HN. Đây là bệnh viện đa khoa, có các bác sĩ chuyên môn cao khám chữa bệnh và giúp đẩy lùi nhiều kích thước sỏi dễ dàng. Người bệnh đang bị sỏi 9mm, 10mm có thể đến đây chữa trị.
- Nhất Nam Y Viện (đường Nguyễn Khánh Toàn, HN): Địa chỉ khám chữa bệnh mô phỏng theo Thái Y Viện của triều Nguyễn Việt Nam. Phương pháp chữa trị được đánh giá là an toàn, hiệu quả cao, giúp bệnh không tái phát.
Một số lưu ý và phòng ngừa bệnh sỏi thận 9mm
Khi bị sỏi thận 9mm – 18mm trở lên, người bệnh cần chú ý về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày như sau:
- Uống đủ nước (2 – 2,5 lít) mỗi ngày để tốt cho cơ thể. Ngoài nước lọc người bệnh cũng có thể uống nước trái cây.
- Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều muối, thịt động vật, nội tạng động vật.
- Bổ sung đủ canxi cho cơ thể bằng việc dung nạp nhiều rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày.
- Nghỉ ngơi điều độ và hợp lý, không để cơ thể quá stress, mệt mỏi.
- Chú ý đến cân nặng (vì béo phì rất dễ bị sỏi thận).
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để đánh giá mức độ bệnh và đảm bảo bệnh không tái phát.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác, chi tiết về tình trạng sỏi thận 9mm. Người bệnh hãy kịp thời phát hiện và điều trị bệnh để giảm kích thước sỏi, không để sỏi quá to và gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!