Sỏi thận kiêng gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Chính vì vậy, đây cũng là mối quan tâm của bất cứ người bệnh nào. Theo đó, người mắc chứng sỏi thận cũng cần trang bị cho mình kiến thức về loại thức ăn nên ăn và không nên ăn để quá trình hồi phục sức khỏe và điều trị bệnh nhanh chóng đạt hiệu quả.
Sỏi thận kiêng gì?
Kiêng ăn gì để tránh ảnh hưởng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn? Những đồ ăn nào sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả điều trị của người bệnh?
Đây chắc chắn đều là những vấn đề rất nhiều người mắc chứng sỏi thận thắc mắc và quan tâm. Dưới đây là những thực phẩm người mắc chứng sỏi thận cần hạn chế trong thực đơn ăn uống của mình.
Chất đạm
Chất đạm khi được nạp vào cơ thể sẽ làm tăng lượng canxi, photpho, axit có trong nước tiểu, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sỏi thận.
Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, tối đa chỉ nên ăn khoảng 200g mỗi ngày. Vậy những loại thực phẩm nào giàu đạm? Đó là các loại thịt lợn, thịt gia cầm, thịt đỏ như thịt dê, thịt chó, thịt cừu…
Thực phẩm chứa nhiều oxalate
Oxalate là một loại hoạt chất có trong nhiều món ăn mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày. Khi tiêu thụ lượng Oxalate vừa phải sẽ mang lại cho cơ thể nhiều lợi ích. Nếu mức Oxalate quá cao, dẫn đến tình trạng dư thừa thì sẽ khiến thận phải hoạt động quá tải để đào thải.
Lượng oxalate nếu không được đẩy ra ngoài thì sẽ bị ứ đọng và dần hình thành sỏi trong hố thận. Do đó, người mắc chứng suy thận cần kiêng cữ các loại thực phẩm chứa nhiều hoạt chất này như socola, các loại đậu, trà pha đặc và cà phê…
Sỏi thận kiêng gì? – Muối
Ăn mặn hại thận là có thật bởi các nghiên cứu khoa học đã cho thấy tình trạng thận phải tăng cường hoạt động để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể khi người bệnh sử dụng các đồ ăn mặn, nhiều muối.
Người bệnh cần hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều muối, hạn chế các loại đồ ăn sẵn, đóng hộp hoặc đồ biển phơi khô vì trong chúng có chứa rất nhiều muối nhằm bảo quản đồ ăn được lâu.
Nếu được, người mắc chứng sỏi thận hãy xây dựng thói quen ăn nhạt hoặc chỉ sử dụng dưới 3g muối mỗi ngày, lượng muối này bao gồm cả muối nêm nếm thức ăn và muối có trong thực phẩm.
Thực phẩm giàu tinh bột
Oxalat, một trong những hoạt chất được cho là “kẻ thù” của những người mắc chứng sỏi thận có rất nhiều trong các nhóm thực phẩm giàu tinh bột. Chính vì vậy, người bị sỏi thận cần lưu ý sử dụng ít các loại thực phẩm nhóm tinh bột như pizza, bánh ngọt, bánh quy, bánh mì…
Không chỉ là nguyên nhân khiến tình trạng sỏi thận nghiêm trọng hơn, nhóm thức ăn này còn khiến người bệnh dễ mắc chứng tiểu đường và tăng nguy cơ béo phì, thừa cân.
Thay vì các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt… người bệnh có thể tìm hiểu và sử dụng các món ăn thay thế như yến mạch, gạo, gạo lứt… để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ là nguyên nhân gây ra các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe như tim mạch, béo phì, gan nhiễm mỡ… Hơn nữa, những loại thực phẩm này còn khiến thận phải tăng cường hoạt động để đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Chính vì thế, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật có trong các món chiên, xào, rán… để đem lại một cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa sỏi thận cũng như nhiều bệnh lý khác.
Đồ uống có ga và đồ uống chứa cồn
Ngay cả khi đang sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cũng cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia bởi những thức uống này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Chính vì vậy, bệnh nhân sỏi thận lại càng nên tránh xa những đồ uống này, tránh để thận phải hoạt động quá tải.
Hoa quả sấy khô
Hoa quả sấy khô cũng là một trong những thực phẩm có trong danh sách mà người bị sỏi thận cần hạn chế. Trong hoa quả sấy khô có chứa hàm lượng lớn bazơ oxalic, hoạt chất khiến sỏi thận phát triển nhanh hơn.
Bên cạnh những thực phẩm trên, người bệnh cũng nên tránh sử dụng chuối bởi trong chuối có chứa lượng lớn kali. Trong khi đó, kali là một trong những yếu tố tạo gánh nặng cho thận, khiến cơ quan này phải làm việc hết công suất.
Sỏi thận nên ăn gì?
Bên cạnh việc kiêng cữ những thực phẩm khiến tình trạng sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cũng cần tìm hiểu về những thực phẩm tốt cho quá trình điều trị bệnh. Cụ thể, những thực phẩm người bệnh nên ăn khi bị sỏi thận là:
Thực phẩm chứa canxi
Người mắc chứng sỏi thận nên bổ sung lượng thực phẩm chứa canxi vừa đủ và điều độ. Bởi nếu kiêng khem quá mức sẽ khiến cơ thể mất cân bằng và hấp thụ lượng oxalate nhiều hơn, khiến tình trạng sỏi thận nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thiếu canxi sẽ khiến người bệnh mắc một số bệnh về xương khớp như thoái hóa, loãng xương…
Do vậy, người mắc chứng sỏi thận nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như phomai, sữa, bơ, hạnh nhân, cải ngồng, hạt hướng dương… với lượng vừa đủ để cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Trái cây tươi
Trong các loại trái cây tươi như chanh, cam, bưởi… có chứa nhiều hoạt chất citrate giúp ngăn ngừa hiện tượng tạo sỏi trong thận. Chính vì vậy, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại trái cây này trong thực đơn ăn uống hằng ngày.
Bên cạnh việc ăn trực tiếp, người mắc chứng sỏi thận có thể sử dụng nước ép trái cây mỗi ngày để giúp cải thiện các triệu chứng sỏi thận.
Thực phẩm chứa vitamin A, B
Thực phẩm giàu vitamin B6 và vitamin A tốt cho người bị suy thận vì những hoạt chất này có tác dụng làm giảm thiểu hiện tượng kết tủa sỏi oxalate và điều hòa hệ thống bài tiết, từ đó giúp loại bỏ các chất dư thừa ra bên ngoài hiệu quả.
- Thực phẩm giàu vitamin B6: Cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá tuyết, gạo nguyên cám, các loại hạt, các loại đậu…
- Thực phẩm giàu vitamin A: Gan bò, khoai lang, dầu gan cá, cà rốt, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông…
Lưu ý khi bị sỏi thận
Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh cần duy trì những thói quen khoa học tốt và luyện tập thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe.
Cụ thể, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau để giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận nhanh chóng:
- Uống nhiều nước để tăng cường sự bài tiết, đào thải sỏi thận ra bên ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Theo các chuyên gia, người bị sỏi thận nên uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày.
- Người bệnh nên tránh làm việc quá sức và mang vác vật quá nặng.
- Bệnh nhân khi có nhu cầu đi tiểu cần giải quyết ngay, không được nhịn tiểu.
- Người mắc chứng sỏi thận nên hạn chế “yêu” trong thời gian điều trị bệnh.
- Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thuốc làm tăng nguy cơ tạo sỏi khi không thực sự cần thiết.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
Bài viết trên hẳn đã giúp người bệnh giải quyết thắc mắc sỏi thận kiêng gì. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bệnh nhân xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!