Đối với người bị vảy nến, diễn tiến phục hồi của bệnh chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có chế độ dinh dưỡng. Chuyên gia cho biết, một số thực phẩm có thể khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Vậy cụ thể, bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về 9 nhóm thực phẩm bệnh nhân cần tránh xa, đồng thời gợi ý những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? 9 nhóm thực phẩm không nên tiêu thụ
Vảy nến gây ra triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, đỏ da, bong tróc da,… Các triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn sau khi người bệnh tiêu thụ các thực phẩm dưới đây. Người bệnh nên tham khảo và loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn để bệnh nhanh khỏi.
Các loại thịt đỏ
Nghiên cứu đã chỉ ra trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu,… chứa nhiều acid béo bão hòa – một tác nhân kích thích gây viêm nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng protein trong thịt đỏ rất lớn, khó phân giải bởi enzyme tiêu hóa và axit dạ dày. Do đó, khi đi qua dạ dày, chúng vẫn giữ nguyên cấu trúc, hấp thụ vào máu và gây ra các phản ứng dị ứng, mẩn ngứa.
Tuy vậy, người bệnh vảy nến không cần loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ mà nên hạn chế lượng ăn, không ăn quá nhiều và quá thường xuyên. Thay vào đó, chuyên gia Dinh dưỡng khuyến nghị người bệnh vảy nến nên tăng cường các loại thịt trắng như ngan, gà, vịt và thịt cá.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Hải sản
Tương tự thịt đỏ, trong hải sản có chứa hàm lượng protein rất lớn khiến cơ thể khó hấp thụ. Ngoài ra, trong hải sản cũng chứa nhiều histamin tự nhiên – chất trong gian gây kích thích phản ứng ngứa, viêm trên da. Nếu người đang bị vảy nến ăn hải sản sẽ khiến triệu chứng bệnh nặng hơn hoặc khiến bệnh tái phát dai dẳng.
Vậy nên, trong quá trình điều trị bệnh và khoảng thời gian chăm sóc phục hồi, người bệnh loại bỏ các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ,… khỏi thực đơn hằng ngày.
Người bệnh vảy nến kiêng uống sữa động vật
Các loại sữa động vật (sữa dê, sữa bò) được khuyến nghị loại bỏ khỏi danh sách thực uống hằng ngày của người bị vảy nến. Cụ thể, uống sữa khiến triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ da nghiêm trọng hơn do chứa hàm lượng chất béo và protein lớn. Sữa cũng kích thích tăng tiết bã nhờn, khiến vùng da bị tổn thương do vảy nến lan rộng hơn.
Thực phẩm có chứa Gluten
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Chuyên gia cho biết, người bệnh nên tránh thực phẩm có chứa Gluten. Đây là chất gây kích ứng và khó tiêu, khiến triệu chứng viêm da, ngứa da và bong tróc da nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm chứa hàm lượng Gluten cao mà người bệnh vảy nến cần tránh là lúa mì, lúa mạch, bia, mì sợi, mì ống.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Chất béo bão hòa
Để bệnh vảy nến nhanh khỏi, chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần kiêng nhóm thực phẩm chứa chất béo bão hòa, điển hình là mỡ động vật, nội tạng động vật. Chế độ ăn có chứa loại chất này sẽ làm các tổn thương da do vảy nến nghiêm trọng hơn và làm chậm tốc độ phục hồi của tế bào da.
Carbohydrate đơn giản
Carbohydrate đơn giản bao gồm sucrose, fructose, thường tập trung trong đường trắng, bánh, kẹo ngọt,… Các nghiên cứu y học đã chứng minh chất này làm gia tăng tốc độ oxy và và phản ứng viêm, khiến triệu chứng bệnh vảy nến nặng hơn, lâu khỏi hơn. Ngoài ra, đồ ngọt còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch.
Đồ chiên rán, đồ cay nóng
Đồ chiên rán, đồ cay nóng khi nạp vào cơ thể sẽ gây nóng trong, kích thích triệu chứng sưng đỏ, mẩn ngứa gia tăng với tần suất lớn hơn.
Vậy nên trước câu hỏi “bệnh vảy nến kiêng ăn gì?”, chuyên gia Da liễu khuyến cáo người bệnh cần loại bỏ khỏi thực đơn các món ăn chiên rán, cay nóng như tiêu, ớt, quế, xúc xích, thịt xông khói, khoai tây chiên,….
Thực phẩm chế biến sẵn
Nhóm thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích, hamburger,… được tẩm ướp nhiều loại gia vị, làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa và kích phát triệu chứng bệnh vảy nến bao gồm ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy, bong tróc da,…
Rượu và đồ uống có cồn
Trong rượu và đồ uống có cồn có chứa ethanol – chất làm tăng sản xuất TNF-α trong bạch cầu và tăng sinh tế bào lympho, đồng thời giải phóng histamine từ tế bào mast. Đây đều là những yếu tố làm tăng triệu chứng bệnh vảy nến.
Bên cạnh đó, rượu và đồ uống có cồn nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng đào thải độc tố của gan, chúng tích tụ trong cơ thể và phát ra ngoài thông qua các triệu chứng mẩn ngứa trên da.
Bị bệnh vảy nến nên ăn gì?
Để người bệnh dễ dàng xây dựng được thực đơn dinh dưỡng phù hợp, ngoài giải đáp “bệnh vảy nến kiêng ăn gì?”, chuyên gia cũng gợi ý những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp tăng tốc độ phục hồi vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến.
Rau và hoa quả
Chuyên gia cho biết, người bệnh vảy nến cần bổ sung vào thực đơn các loại rau củ, trái cây tươi chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Chất này có tác dụng chống viêm, tăng cường đề kháng, giúp thúc đẩy phục hồi làn da hiệu quả.
Một số loại rau và hoa quả giàu chất chống oxy hóa người bệnh nên ăn gồm: Bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, quả việt quất, dâu tây,…
Thực phẩm giàu vitamin
Bổ sung vitamin qua đường ăn uống là một trong những phương pháp hữu hiệu để phục hồi làn da và ngăn ngừa vảy nến tái phát. Cụ thể một số nhóm vitamin tốt cho người bệnh gồm:
- Vitamin D: Chuyên gia cho biết, vitamin D có tác dụng ức chế sản xuất các tác nhân gây phản ứng viêm ngứa bao gồm TNF-α, IL-1β IL-8 và IL-6. Vitamin D có nhiều trong các thực phẩm như dầu gan cá, cá hồi, cá mòi, cá kiếm.
- Vitamin A: Loại vitamin này có tác dụng làm dịu da, giảm triệu chứng ngứa, viêm, đặc biệt đối với trường hợp vảy nến thể mảng. Bên cạnh đó, vitamin A cũng có tác dụng ức chế sự phát triển bất thường của tế bào da, giúp ngăn chặn hình thành vảy nến trên da. Người bệnh bổ sung vitamin A thông qua các loại rau củ có màu cam hoặc vàng như cà rốt, cà chua, ớt chuông vàng,…
- Vitamin E: Giúp gia tăng nồng độ chất chống oxy hóa trong huyết thành của người bệnh vảy nến. Điều này giúp cải thiện tích cực tình trạng bệnh vảy nến. Ngoài ra, vitamin E giúp dưỡng da, làm mềm vùng da bị khô ráp, bong tróc hiệu quả. Một số thực phẩm chứa hàm lượng vitamin E cao gồm đu đủ, quả bơ, bông cải xanh, nha đam, hạt dẻ,…
- Vitamin C: Có tác dụng tăng cường đề kháng bảo vệ da, thúc đẩy làm lành vết thương do vảy nến gây ra. Những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao gồm cam, bưởi, cà chua, ổi, chanh,….
Thực phẩm có acid béo Omega 3
Theo nghiên cứu khoa học, acid béo không no Omega-3 có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể nhờ khả năng ức chế chất gây viêm leucotriene 3 và leucotriene 5. Từ đó, cải thiện tình trạng bệnh vảy nến, đồng thời ngăn ngừa biến chứng gây nhiễm trùng nguy hiểm.
Người bệnh có thể bổ sung Omega3 thông qua một số thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá mòi, dầu mè, dầu hướng dương,…
Gia vị có hoạt chất kháng viêm tự nhiên
Chuyên gia cho biết, hiện nay có rất nhiều gia vị chứa hoạt chất kháng viêm tự nhiên, người bệnh vảy nến nên bổ sung trong quá trình chế biến món ăn, điển hình là tỏi, gừng, nghệ.
- Tỏi: Trong tỏi có chứa hoạt chất kháng viêm allicin. Chất này mang khả năng tiêu diệt vi khuẩn, phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm ở người bệnh vảy nến. Đồng thời, allicin cũng giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, nhờ đó hạn chế vảy nến tái phát dai dẳng.
- Gừng: Các hoạt chất trong củ gừng bao gồm gingerol và zingiberene có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, chống viêm, ức chế sự lan rộng của các vùng da bị tổn thương. Đồng thời, các chất này cũng giúp giảm ngứa, hỗ trợ ngừa sẹo da hiệu quả.
- Củ nghệ: Tinh chất Curcumin có trong củ nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và ngăn ngừa viêm nhiễm. Curcumin cũng có tác dụng thúc đẩy mau lành các tổn thương mà không gây sẹo thâm kém thẩm mỹ.
Thực phẩm có chứa lợi khuẩn Probiotics
Probiotics là lợi khuẩn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh vảy nến. Cụ thể, Probiotics có khả năng làm tăng số lượng và kích thích hoạt động của Treg – tế bào T điều hòa đáp ứng miễn dịch, giúp giảm tình trạng vi khuẩn vảy nến lan rộng.
Một số thực phẩm chứa hàm lượng Probiotics lớn mà người bệnh nên bổ sung hằng ngày như: Sữa chua, nấm sữa kefir, nấm thủy sâm.
Thực phẩm giàu Magiesium
Magiesium (khoáng chất magie) là chất có tác dụng thư giãn thần kinh, tham gia quá trình điều hòa hoạt động của cơ bắp. Magie cũng tham gia quá trình sản xuất chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tích tụ cholesterol xấu và độc tố dưới da. Nhờ đó tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, mẩn đỏ da sẽ được cải thiện rõ rệt.
Mỗi ngày bệnh nhân vẩy nến bổ sung magie qua các thực phẩm như rau mùi, bạc hà, lá hẹ, cacao, hạt mè, hạt điều, hạt hướng dương,…
Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị vảy nến
Không chỉ quan tâm đến bệnh vảy nến kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng:
- Có nhiều chế độ dinh dưỡng mà người bệnh vảy nến có thể tham khảo như: Chế độ ăn kiêng kiểu Pagano, chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải, chế độ ăn Paleo, chế độ ăn tự miễn dịch (AIP), chế độ ăn Keto. Tuy nhiên tùy thể chất của mỗi người sẽ phù hợp với một chế độ dinh dưỡng nhất định, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Người bệnh nên ưu tiên áp dụng cách chế biến luộc, hấp thay cho cách chế biến xào, chiên để giảm tối đa lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể.
- Cần chọn nguyên liệu nấu ăn tươi ngon, đảm bảo chất lượng, không chứa chất bảo quản, rau củ không chứa chất bảo vệ thực vật, hóa chất trừ sâu, thịt cá không chứa chất kích thích tăng trưởng.
- Cần đa dạng thực đơn để không gây mất cân bằng dinh dưỡng, đồng thời điều này cũng kích thích thèm ăn, giúp cơ thể được bổ sung các dưỡng chất tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe.
Trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi “bệnh vảy nến kiêng ăn gì?” được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng gợi ý về các nhóm thực phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp người bệnh vảy nến chủ động xây dựng được một thực đơn ngon miệng, dinh dưỡng và hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!