Bệnh viêm loét dạ dày có lây không là vấn đề mà nhiều người cùng thắc mắc. Trong quá trình điều trị, đã phát hiện thêm một số trường hợp người thân của bệnh nhân cũng mắc bệnh viêm loét dạ dày. Để tìm hiểu chính xác hơn về vấn đề này hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Bệnh viêm dạ dày có lây không?
Từ các xét nghiệm và qua quá trình nghiên cứu, các bác sĩ đã trả lời cho câu hỏi “loét dạ dày có lây không?” đó là: Bệnh dạ dày có thể lây từ người bệnh cho người khác nếu người mắc bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP.
Đây là một loại vi khuẩn phổ biến ở niêm mạc dạ dày, chúng là “thủ phạm” gây ra các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày, nặng hơn nữa là ung thư dạ dày.
Người bị bệnh dạ dày có lây lan nhất là thông qua con đường ăn uống, điều này cũng chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình.
Vi khuẩn HP thường tập trung nhiều ở nước bọt, tồn tại ở mảng cao răng, hoặc trong niêm mạc dạ dày của người bệnh nên chúng có thể lây lan qua con đường tiêu hóa. Thêm vào đó là vì thói quen ăn uống chung, chấm một bát nước chấm, dùng chung đũa hoặc gắp thức ăn cho người khác.
Các nghiên cứu cũng cho biết, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở Việt Nam chiếm đến hơn 70% dân số.
Con đường lây nhiễm của bệnh viêm dạ dày
Những con đường lây nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày cũng rất khác nhau. Để tránh bị viêm dạ dày và lây nhiễm HP, bạn cần hiểu rõ những con đường lây nhiễm này. Cụ thể đó là những con đường như sau:
- Viêm dạ dày lây qua đường miệng với miệng: Chính vì vi khuẩn HP có thể có trong nước bọt và khoang miệng của người bệnh nên chúng khả năng truyền bệnh từ người này sang người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như: Dùng chung bàn chải răng miệng, ăn chung bát đũa, muỗng, tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng…
- Lây bệnh dạ dày qua đường phân: Vi khuẩn HP cũng có thể có trong phân của bệnh nhân nên có thể lây nhiễm nếu đi cầu và không vệ sinh tay sạch sẽ. Ngoài ra, một số trường hợp cũng có thể lây nhiễm qua các yếu tố trung gian như: Ruồi, gián, chuột.. khi bạn không đậy kín thức ăn.
- Viêm dạ dày lây qua dạ dày với miệng: Người nhiễm bệnh khi có dấu hiệu trào ngược hoặc bị ợ chua. Khi đó, vi khuẩn bị đẩy ngược lên trên miệng cùng với dịch acid trong dạ dày.
- Lây nhiễm bệnh qua con đường dạ dày – dạ dày: Trong một số trường hợp người bệnh cũng sẽ người bệnh bị lây nhiễm khi tiến hành nội soi tại các cơ sở tế không đảm bảo vệ sinh an toàn. Nếu ống nội soi không được vệ sinh đạt tiêu chuẩn hoặc có vệ sinh nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Nhờ việc tìm hiểu con đường lây nhiễm bệnh viêm loét dạ dày và vi khuẩn HP trên đây giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đồng thời, chúng ta cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Những lưu ý cần biết để phòng tránh lây nhiễm viêm dạ dày
Để tránh làm lây lan bệnh viêm loét dạ dày, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình một cách tốt nhất, bạn thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh sau đây:
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân, bát đũa, nước chấm… với người bị bệnh, tuyệt đối không gắp thức ăn cho nhau.
- Nên vệ sinh bát đũa sạch sẽ sau khi ăn, tráng qua nước sôi sau khi dùng các vật dụng.
- Bảo quản thực phẩm và thức ăn ở nơi sạch sẽ, không để ruồi, gián đến gần.
- Ăn chín uống sôi và lựa chọn thực phẩm an toàn.
- Với người bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP cần chú ý tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc: “viêm loét dạ dày có lây không?” , đồng thời giúp bạn có thể những kiến thức cần thiết về bệnh và cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Rất mong những thông tin này sẽ mang đến nguồn kiến thức hữu ích với bạn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!