Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Chứng ợ hơi đau bụng là một dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang mắc một số chứng bệnh nguy hiểm. Vì thế, nếu bạn thấy mình thường xuyên bị ợ hơi gây đau bụng thì cần tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tại sao lại bị ợ hơi đau bụng?

Ợ hơi gây đau bụng xảy ra khi không khí trong dạ dày bị đầy. Khi đó, cơ thể sẽ bắt đầu đẩy khí thoát ra ngoài qua đường miệng và tạo thành tiếng ợ. Tình trạng này ở người bình thường là do ăn uống thất thường, người bệnh ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn. Tuy nhiên tình trạng ợ hơi liên tục xảy ra thường xuyên là triệu chứng của một số bệnh lý về lý về đường tiêu hóa như:

  • Sỏi mật: Cơn đau này sẽ đột ngột xuất hiện ở phía bên bụng phải. Mức độ cơn đau dữ dội nhất là sau bữa ăn. Cơn đau này bình thường có thể dữ dội nhưng cũng có khi chỉ âm ỉ, đôi khi chỉ có cảm giác tức nặng, khó chịu vùng sườn phải. Tùy theo vị trí của viên sỏi mà mức độ cũng khác nhau. Khi bị sỏi mật, ngoài triệu chứng đau bụng thì còn hay xuất hiện biểu hiện chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi.
  • Viêm túi mật: Bệnh này gây nên tình trạng đau nhói ở bên phải bụng. Sau đó, cơn đau sẽ có xu hướng lan lên vai phải. Đồng thời, bệnh nhân còn có biểu hiện đổ mồ hôi, đầy bụng, ợ hơi, ói mửa, sốt.
  • Viêm gan: Khi bị viêm gan, bạn có triệu chứng vàng mắt, vàng da, bụng căng chướng, sốt, đau bụng ở vùng hạ sườn phải. Đồng thời, bạn sẽ thấy nước tiểu sẫm màu, nổi mẩn, mệt mỏi kéo dài và bị ợ hơi liên tục.
  • Trào ngược dạ dày: Bệnh nhân thường bị ợ hơi đau bụng dưới liên tục. Cơn đau nóng rát kèm theo triệu chứng đau họng và ho.
  • Loét tá tràng: Cơn đau này thường xuất hiện ở chỗ thượng vị hơi lệch sang phải. Mỗi lần đau sẽ theo từng đợt, mùa lạnh và khi đói thì cơn đau dữ dội hơn. Sau khi ăn vào thì cơn đau sẽ dịu đi.
  • Hội chứng ruột kích thích: Lúc này, bạn có biểu hiện đi tiêu bất thường, hình thức của chất thải bất thường, hay có cảm giác đau bụng, ợ hơi liên tục.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Những người bị trào ngược dạ dày thực quản thì hay bị ợ nóng, ợ chua, đau bụng liên tục, nuốt khó...
  • Ngoài ra, còn có một số bệnh khác như nhiễm trùng thận, sỏi thận, bệnh đại tràng…

Ợ hơi đau bụng cũng có thể do một số nguyên nhân về bệnh lý
Ợ hơi đau bụng cũng có thể do một số nguyên nhân về bệnh lý

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Các triệu chứng kéo dài hoặc tái phát thường xuyên: Nếu ợ hơi và đau bụng kéo dài hơn vài ngày hoặc tái phát thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
  • Các triệu chứng nghiêm trọng: Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, hoặc máu trong phân, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Nếu ợ hơi và đau bụng gây khó khăn trong việc ăn uống, ngủ nghỉ, hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân gây ợ hơi đau bụng, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:

  1. Hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, bao gồm tần suất, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố làm tăng hoặc giảm các triệu chứng, tiền sử bệnh lý, và các loại thuốc bạn đang sử dụng.
  2. Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, bao gồm kiểm tra bụng để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường như đau, chướng bụng, hoặc khối u.
  3. Các xét nghiệm: Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ợ hơi đau bụng, bao gồm:
    • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, hoặc các vấn đề về gan.
    • Xét nghiệm phân: Để kiểm tra sự hiện diện của máu, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng trong phân.
    • Nội soi dạ dày tá tràng: Để kiểm tra trực tiếp bên trong dạ dày và tá tràng, phát hiện các tổn thương như viêm loét, polyp, hoặc ung thư.
    • Siêu âm bụng: Để kiểm tra các cơ quan trong bụng như gan, túi mật, tụy, và thận, phát hiện các bất thường như sỏi mật, viêm tụy, hoặc u nang.
    • Các xét nghiệm hình ảnh khác: Như chụp CT hoặc MRI bụng có thể được chỉ định trong một số trường hợp để đánh giá chi tiết hơn các cơ quan trong bụng.

Cách điều trị chứng ợ hơi đau bụng

Ợ hơi sinh lý là phản ứng rất bình thường của cơ thể. Những cơn ợ hơi sinh lý thường xảy ra sau khi ăn quá no hoặc ăn các thực phẩm không có lợi với dạ dày. Tần suất bị ợ hơi sinh lý khoảng 3 - 4 lần/giờ. Đôi khi bạn có thể bị ợ hơi rất to do ăn quá nhanh khiến lượng lớn khí đi vào dạ dày. Hiện tượng ợ hơi này chỉ đơn thuần là đẩy khí thoát ra ngoài. Do đó, nó không kèm theo dịch vị, dịch mật dạ dày, không gây khó chịu.

Không như ợ hơi sinh lý, cơn ợ hơi đau bụng là do bệnh lý về tiêu hóa gây ra. Vì thế, người bệnh cần được điều trị sớm để tạm biệt cảm giác đau đớn, khó chịu. Hiện nay, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như: dùng mẹo dân gian, thuốc Tây hoặc thuốc Đông y.

Dùng thuốc Tây điều trị ợ hơi đau bụng

Hiện nay, có một số loại thuốc với công dụng làm giảm, xoa dịu hiện tượng ợ hơi đau bụng như:

  • Simethicone, Kremil-s, Pepsan, Maalox Plus, Mylanta II, Siliga… Những loại thuốc này có khả năng trung hòa axit.
  • Orthogastrin, Alka-Seltzer là những loại thuốc dạng sủi bọt, tan nhanh trong nước. Chúng có công dụng trung hòa và điều tiết axit tiết ra trong dạ dày.
  • Smecta, Carbophos với khả năng làm giảm bớt khí thừa trong dạ dày. Từ đó có thể làm giảm chứng ợ hơi đau bụng hiệu quả.
  • Metoclopramid, Domperidon, Cisaprid có thể giúp hoạt động co bóp của dạ dày diễn ra bình thường.
  • Men tiêu hóa có tác dụng tăng tiết mật, cải thiện hệ tiêu hóa, phòng bệnh táo bón…

Thuốc Tây là loại thuốc đang được người bệnh sử dụng nhiều vì cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ trị được phần ngọn chứ không chữa được tận gốc. Do đó, người bệnh dùng xong vẫn có khả năng tái phát. Ngoài ra, thuốc Tây còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là với những người dễ bị dị ứng với thành phần của thuốc.

Áp dụng các mẹo chữa dân gian

Ngoài dùng thuốc Tây, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dân gian. Những biện pháp này cũng cho hiệu quả tốt lại không gây tác dụng phụ nên được nhiều người lựa chọn.

  • Chườm nóng: Phương pháp này rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng 1 túi chườm nóng hoặc lọ thủy tinh, chiếc khăn ấm. Sau đó, đặt lên bụng chườm trong 10 – 15 phút giúp giảm tình trạng ợ hơi đau bụng. Bạn có thể áp dụng mỗi khi cơn đau xuất hiện.
  • Massage bụng: Cách này giúp cơ bụng được thư giãn, nhờ đó có thể làm giảm cơn đau, khó chịu ở bụng. Bạn có thể dùng tinh dầu nóng xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ Thực hiện động tác này quanh vùng bụng là được.
  • Uống trà gừng: Gừng vốn có tác dụng giảm đau, giảm viêm, cải thiện tiêu hóa rất tốt. Vì thế, bạn có thể thái vài lát gừng mỏng rồi cho vào ly nước nóng. Sau 5 phút, bạn lấy ra uống bình thường. Nếu được, bạn nên thêm chút mật ong vào để nâng cao hiệu quả.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có khả năng chữa đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi rất tốt. Do đó, bệnh nhân có thể dùng hoa cúc khô mang hãm cùng nước như hãm trà bình thường. Với cách này, người bệnh nên uống mỗi ngày để có thể đẩy lui tình trạng ợ hơi đau bụng.

Uống trà hoa cúc cũng lầ cách để trị ợ hơi đau bụng nên áp dụng
Uống trà hoa cúc cũng lầ cách để trị ợ hơi đau bụng nên áp dụng

Cách phòng ngừa tình trạng ợ hơi đau bụng

Ngoài cách chữa dứt điểm thì bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp để phòng. Bởi, chúng ta vẫn có câu ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’. Để phòng chứng ợ hơi đau bụng, bạn nên:

  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh: Nên hạn chế thức khuya, giữ tinh thần thoải mái.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, mỗi ngày nên ăn đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ dầu mỡ, cay nóng…
  • Tuân thủ nguyên tắc ‘ăn chín uống sôi’
  • Không ăn quá no cũng không để bụng đói trong nhiều giờ, nên ăn thêm bữa phụ.
  • Tránh đồ uống có cồn, có gas và các chất kích thích.
  • Chăm chỉ tập thể dục để cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tập các bài vận động nhẹ nhàng, không nên mạnh quá mức.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm những điều bất thường trên cơ thể.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin này sẽ phần nào giúp ích cho bản thân và gia đình bạn. Nếu gặp triệu chứng ợ hơi đau bụng thường xuyên bạn nên tới gặp bác sĩ để có chẩn đoán tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên nghiêm túc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để duy trì sức khỏe của bản thân.


Top địa chỉ phòng khám Ợ Hơi Đau Bụng


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan