Thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt là chỉ định cần thiết trong quá trình điều trị bệnh. Việc sử dụng thuốc đúng lúc, hợp lý sẽ mang lại hiệu quả khả quan, cũng như giúp bệnh nhân tránh được tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là danh sách các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định mà bạn có thể tham khảo!
Viêm da tiết bã nhờn ở mặt – Khi nào nên dùng thuốc?
Viêm da tiết bã nhờn hay viêm da dầu, là tình trạng tổn thương trên bề mặt da, khi xuất hiện nhiều mảng vảy, sờ dính, nhờn và ẩm. Đây là hậu quả của rối loạn tuyến bã nhờn và tăng sinh quá mức nấm men.
Viêm da tiết bã nhờn có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, tuy nhiên vị trí ở mặt gây ra phiền toái nhiều nhất. Vì vậy, người bệnh thường mong muốn thoát khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt.
Một trong những biện pháp trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt nhanh chóng, hiệu quả phải kể đến đó là sử dụng thuốc tân dược. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ, thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Việc tự ý dùng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Dưới đây là những tình huống bạn có thể xem xét sử dụng thuốc khi bị viêm da tiết bã nhờn:
- Viêm ngứa, bong da gây sưng to một cách nghiêm trọng mà không thể cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc thông thường.
- Tình trạng viêm da tiết bã nhờn gây tổn thương da, khó chịu và không tự khỏi sau một thời gian dài.
- Triệu chứng không thuyên giảm với các biện pháp như sử dụng sản phẩm chăm sóc da, làm sạch da,…
- Viêm da tiết bã nhờn ảnh hưởng đến tâm lý và các mối quan hệ xã hội.
Điểm danh các loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt
Trong điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt, sử dụng thuốc là một phương pháp phổ biến nhằm chống viêm và giảm tiết bã nhờn. Chỉ sau vài lần sử dụng, người bệnh có thể thấy rõ hiệu quả và sự tiến triển tích cực của triệu chứng.
Thuốc uống
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân viêm da tiết bã nhờn có thể gặp tình trạng đau rát, sưng tấy và viêm nhiễm. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến cho người bệnh viêm da tiết bã nhờn, giúp giảm đau tại vùng da bị bong tróc, sưng to.
- Thuốc kháng sinh: Có hai loại kháng sinh thường được sử dụng là Cephalosporin và Penicillin. Chúng thường được chỉ định trong trường hợp viêm da tiết bã nhờn ở mặt có xu hướng lan rộng sang các vùng da xung quanh. Lưu ý, khi sử dụng, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định về liều lượng và thời gian dùng thuốc từ bác sĩ.
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này gồm non-steroid hoặc steroid, có khả năng kháng viêm, giảm sưng cho người mắc viêm da tiết bã nhờn.
- Thuốc kháng Histamin thế hệ 1: Nhóm thuốc này bao gồm Hydroclorid, Promethazin, Fexofenadin, Cetirizin Hydroclorid, Acrivastin, Clorpheniramin,… Chúng có tác dụng giảm ngứa, đau rát và kiểm soát tổn thương do viêm da tiết bã nhờn gây ra.
Thuốc bôi
Với viêm da tiết bã nhờn ở mặt, sử dụng thuốc bôi giúp cấp ẩm, làm dịu da, giảm ngứa, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da. Qua đó giúp da mau lành và tránh để lại sẹo.
Các loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt dạng kem bôi được chỉ định bao gồm:
- Kem Pimecrolimus: Pimecrolimus là một loại thuốc chống viêm, thường được sử dụng ở dạng kem, nó hoạt động bằng cách ngăn ngừa phản ứng trên da. Theo đó, thuốc có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da và một số triệu chứng khác của viêm da.
- Kem bôi Ciclopirox: Ciclopirox là loại thuốc chống nấm, thường được dùng để điều trị viêm da do nấm, trong đó có viêm da tiết bã nhờn. Loại thuốc này hoạt động bằng cách cản trở sự phát triển của vi khuẩn, nấm trên da. Từ đó ngăn chặn được những tổn thương da do tác nhân bên ngoài gây nên.
- Hydrocortisone 1%: Đây là loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt khá phổ biến. Nó có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, từ đó giúp giảm sưng, đỏ và ngứa hiệu quả Bên cạnh đó, Hydrocortisone 1% cũng có thành phần dưỡng ẩm giúp làm dịu, ngăn ngừa da khô và bảo vệ da.
- Kem bôi Desonide 0,05%: Loại thuốc này chứa corticoid giúp ngăn ngừa sự kích ứng trên da, do đó thường được dùng trong trường hợp dị ứng, chàm, viêm da tiết bã nhờn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc, bởi tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ.
- Fucidin: Được sử dụng trong điều trị các bệnh về da liễu như viêm da, chàm, nổi mề đay,… Thuốc có khả năng làm giảm ngứa và ngăn ngừa sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn, virus, nấm.
Ưu nhược điểm khi điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt bằng thuốc
Ưu điểm:
- Các loại thuốc đã được kiểm chứng về hiệu quả trong việc giảm viêm, loại bỏ bã nhờn và ngăn chặn sự phát triển của tác nhân gây hại.
- Điều trị bằng thuốc Tây là phương pháp dễ dàng và tiện lợi nhất, các sản phẩm thường có sẵn ở các cửa hàng dược phẩm.
- Có nhiều loại thuốc chứa thành phần khác nhau phù hợp với nhu cầu và tình trạng da của mỗi người.
Nhược điểm:
- Một số loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờn có thể gây ra tác dụng phụ như kích ứng da, khô da, đỏ da, bong tróc,…
- Sử dụng thuốc kéo dài có thể gây tình trạng phụ thuộc. Theo đó, mỗi khi bệnh khởi phát, bạn buộc phải dùng đúng loại thuốc đã từng sử dụng bệnh mới có chuyển biến tích cực.
- Thuốc Tây không thể sử dụng ở mọi đối tượng. Một số loại thuốc chống chỉ định với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc bệnh lý về dạ dày,…
Do đó, để kiểm soát tốt viêm da tiết bã nhờn ở mặt, bệnh nhân cần phối hợp với nhiều phương pháp, không nên chỉ dùng mỗi thuốc.
Các biện pháp khác khắc phục viêm da tiết bã nhờn ở mặt
Viêm da tiết bã nhờn là bệnh lý mãn tính, không thể ngày một ngày hai điều trị khỏi. Do đó, ngoài việc sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt, bạn nên tích cực kết hợp với một số biện pháp chăm sóc sau:
Chăm sóc da đúng cách
- Sử dụng sản phẩm làm sạch da chứa thành phần lành tính, không chứa cồn và hợp với da nhờn.
- Rửa mặt với nước ấm, không dùng nước quá nóng để tránh khô da.
- Rửa mặt đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi ra ngoài.
- Lựa chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, tránh bít tắc lỗ chân lông.
Dinh dưỡng phù hợp
- Cố gắng tránh những thức ăn có thể gây kích ứng cho da như thực phẩm tanh, đồ ngọt, chất béo,…
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là những thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, hạt lanh, hạt óc chó,…
- Uống đủ nước tránh bong tróc, khô da gây kích ứng.
- Luôn giữ trạng thái thoải mái.
- Thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như tập thể dục, yoga, thiền để giảm bớt áp lực. Bởi đây là mầm mống gây tăng sản xuất dầu thừa trên da.
Tạo môi trường tốt cho da
- Sử dụng kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác động từ tia UVA, UVB.
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, hóa chất.
- Áp dụng các liệu pháp tự nhiên
- Bạn có thể cân nhắc việc sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên như yến mạch, sữa chua + mật ong, nha đam,… để giúp làm dịu và phục hồi tổn thương cho da.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc một số loại thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt, cũng như các phương pháp chăm sóc khác. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình điều trị.
Em nghe nói là thuốc của bệnh viện quân dân 102 dùng được cho cả mẹ sau sinh luôn có đúng không ạ?
Em đang sử dụng thuốc tây của bệnh viện da liễu trung ương, giờ thấy thuốc đông y lành tính cũng muốn kết hợp chung không biết được không
Không nên nhé, điều trij1 bệnh không nên dùng thuốc đông y và tây y cùng một lúc như thế không ổn đâu, nếu bạn thực sự muốn dùng thì nên gọi điện cho bác sĩ hỏi em có thể dùng được hay không
Nói vậy chắc tui đang uống thuốc bổ gan chắc k dùng được thuốc bên bv 102 rồi hen
Không kết hợp nhiều cách chữa cùng loại bệnh 1 lúc á, chứ thuốc bổ gan khả năng dùng ok, mình đang uống thuốc bổ dạ dày đây cũng đang dùng thuốc của 102 bình thường luôn á
Uống cách tầm 2 tiếng là được, tốt nhất đang xài thuốc gì đem lên hết cho bác sĩ coi tư vấn cho
Có ai biết bệnh viêm da dầu này do đâu mà thành không vậy, mình chăm sóc da cũng kỹ lắm mà tự dưng mắc chẳng hiểu luôn
Nhiều nguyên nhân lắm, vi khuẩn, thời tiết các kiểu nữa, bạn xem trong này có đủ thông tin, có thuốc chữa luôn https://vcep.vn/viem-da-dau-623.html
Trong này ấn tượng mỗi bài thuốc của bv 102 vì thấy nói là dạng đông y, đông y thì m chưa dùng bao giờ k biết dễ uống k và an toàn với mọi cơ địa k và có thể điệu trị khỏi k tái phát với bệnh này được hay k
Thuốc của viện 102 rất dễ uống nha, hơi đắng chút nhưng thoang thoảng thảo dược nữa. Mà từ thảo dược thì cứ an tâm là không có tác dụng phụ gì rồi nha, chấp cả người bi dạ dày luôn
Thuốc của bệnh viện 102 có phác đồ riêng cho từng người không hay cứ cho đại một bài, không có liệu trình gì uống hoài uống mãi tới khi nào hết thì thôi
Có phác đồ đàng hoàng cho từng cơ địa với loại da luôn nha. Bác sĩ sẽ kiểm tra da, bắt mạch rồi kê gia giảm vị thuốc thế nào đấy để có liệu trình phù hợp với bạn. Việc của bạn là uống thuốc đủ và đúng liều lượng thôi. Bạn gọi điện cho bệnh viện để bác sĩ tư vấn xem với tình trạng của bạn dùng thuốc gì được nhé
Cơ địa em sờn lỳ với thuốc rồi, uống đủ thuốc tây, bôi đủ loại kem mà vẫn không trị được cái bệnh này, nhìn da buồn chả muốn nói, mặt lúc nào cũng bết rít cực khó chịu, chỉ sợ thuốc của viện 102 cũng địch không nổi cái da em
Da minh tung mat 2 nam dieu tri du phuong phap khong hieu qua, da yeu lam ma nho bac si phuong o vien 102 ke thuoc cho ma khoi roi a. uong voi boi co 3 thang a
Đọc trong bài thấy có hình chụp tin nhắn chị bé đó dùng thuốc của bệnh viện quân dân nói bác sĩ kê liệu trình 2 tháng mà dùng 1 tháng khỏi hẳn rồi. Vậy nếu mình dùng cũng như vậy thì có thể ngưng thuốc luôn không ạ
Nên dùng hết liệu trình nhé bạn, hết triệu chứng rồi thì sẽ là lúc bồi bổ cơ thể chống tái phát á, cái đoạn đó cực quan trọng nên đừng bỏ dở
Tớ hồi đó chủ quan tự ý bỏ thuốc sau tái phát cái phải tới bác sĩ lấy thuốc lại, lần này bác sĩ nhắc đi nahwcs lại đừng bỏ thuốc như bữa nữa. Sợ quá rồi tớ làm theo mới khỏi bệnh tới giờ được 2 năm không tái phát