Bạn đang loay hoay với những mảng đỏ, vảy da bong tróc trên mặt do viêm da tiết bã? Bạn đã thử nhiều cách điều trị nhưng không hiệu quả? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về viêm da tiết bã ở mặt, từ nguyên nhân, triệu chứng đến các phương pháp điều trị hiệu quả.
Viêm da tiết bã ở mặt là gì?
Viêm da tiết bã ở mặt còn gọi là viêm da dầu ở mặt. Đây là tình trạng viêm da khởi phát do tuyến bã nhờn rối loạn gây ra tình trạng kích ứng, đỏ rát, bong tróc. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như đầu, cổ, bẹn, tai, trong đó phổ biến nhất là mặt.
Viêm da tiết bã ở mặt có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, bao gồm người lớn, trẻ em. Thậm chí những trẻ dưới 3 tháng tuổi cũng có thể bị. Tuy nhiên đối tượng này thường bị trên đầu, người ta gọi là “cứt trâu”.
Dấu hiệu viêm da tiết bã ở mặt
- Làn da trở nên ửng đỏ hoặc hồng, bề mặt phẳng hơn vùng bên cạnh.
- Xuất hiện vảy trắng bong tróc ở những vùng da tổn thương.
- Da tiết nhiều dầu, lúc nào cũng trông bóng nhẫy nhưng lớp biểu bì lại khô và bong tróc.
- Ở vùng da chữ T, tổn thương xuất hiện đối xứng qua trục, đều ở hai bên, đặc biệt là những vị trí ở nhiều nếp gấp.
- Xuất hiện mụn mủ, mụn đỏ ở vùng lông mày, giữa lông mày và xung quanh mũi.
- Khi mụn rỉ dịch người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy, đau đớn.
- Làn da trở nên nhạy cảm và dễ phản ứng với các tác nhân gây kích ứng như ánh nắng mặt trời.
Hình ảnh viêm da tiết bã ở mặt
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở mặt
Viêm da tiết bã ở mặt xuất hiện thường do yếu tố di truyền. Có đến 80% trường hợp bố mẹ di truyền cho con. Ngoài ra, bệnh còn có thể khởi phát do các yếu tố dưới đây:
- Vệ sinh da không đúng cách: Da mặt nhạy cảm và tiết bã nhờn mạnh hơn vùng khác. Nếu không vệ sinh đúng cách, bụi bẩn, vi khuẩn dễ bám trên da, gây viêm.
- Cơ địa da nhiều dầu: Những người sở hữu làn da dầu thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Rối loạn nội tiết tố: Bước vào độ tuổi dậy thì, mang thai hoặc sau sinh nở, hormone nội tiết tố thay đổi đột ngột và mất cân bằng. Điều này có thể khiến cho tuyến nhờn rối loạn, gây ra tình trạng viêm nhiễm trên da.
- Chức năng miễn dịch suy giảm: Miễn dịch chính là hàng rào bảo vệ da khỏi tác nhân bên ngoài. Vì vậy, khi hệ miễn dịch suy yếu vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công, gây ra triệu chứng viêm da.
- Thời tiết thay đổi: Viêm da bã tiết ở mặt thường có xu hướng khởi phát mạnh vào mùa đông. Lúc này da thiếu độ ẩm, dễ bị tổn thương, bong tróc.
- Chế độ ăn không khoa học: Ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu có thể kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh. Bên cạnh đó, thức ăn này cũng khó tiêu, dễ tích tụ trong cơ thể. Khi lượng độc tố quá lớn, sẽ phát ra ngoài dưới dạng viêm, mụn trên da.
- Nguyên nhân khác: Viêm da dầu ở mặt có thể khởi phát bởi thói quen sinh hoạt không điều độ như ngủ muộn, uống ít nước, lo âu, căng thẳng,...
Bệnh viêm da tiết bã ở mặt có nguy hiểm? Biến chứng
Da mặt bị viêm da tiết bã KHÔNG GÂY NGUY HIỂM đến tính mạng. Nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Cụ thể:
- Mất tự tin: Làn da khô yếu, lão hóa và bong tróc nhiều khiến cho người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
- Xuất hiện bội nhiễm: Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng có thể xuất hiện triệu chứng bội nhiễm. Trường hợp bội nhiễm nghiêm trọng hình thành sẹo thâm khó điều trị.
Viêm da tiết bã ở mặt nhìn chung lành tính. Đối với người lớn tình trạng này thường sẽ dai dẳng, tái lại liên tục nhiều năm. Đối với trẻ sơ sinh có thể tự khỏi và không tái phát.
Chẩn đoán bệnh
Người bệnh viêm da tiết bã ở mặt thường được chẩn đoán bằng phương pháp sau:
- Khám lâm sàng: Kiểm tra triệu chứng của bệnh, kết hợp thăm hỏi bệnh án, tiền sử người thân trong nhà.
- Soi da: Bác sĩ có thể lấy một mẫu da quan sát dưới kính hiển vi để xem nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay vi nấm
- Sinh thiết mô: Phương pháp này sử dụng vảy bong ngoài da sinh thiết, xác định chính xác nguyên nhân, loại trừ với bệnh vảy nến, viêm da cơ địa. Nếu bị viêm da tiết bã, kết quả sinh thiết sẽ cho ra các cá thể nấm men.
Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ ra chẩn đoán bệnh. Đồng thời xác định nguyên nhân, cấp độ. Từ đó, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Đối tượng nào dễ bị viêm da tiết bã ở mặt?
- Trẻ sơ sinh.
- Người lớn có độ tuổi từ 30-60, trong đó nam nhiều hơn nữ.
- Người từng có tiền sử hoặc người thân bị bệnh về da.
- Người có làn da nhạy cảm, thiên dầu.
- Phụ nữ mang thai, sau sinh.
- Trẻ em tuổi dậy thì.
Phòng ngừa và ngăn tái phát viêm da như thế nào?
- Rửa mặt đúng cách và chăm sóc da hàng ngày với kem dưỡng ẩm lành tính.
- Không sờ mặt, nặn mụn trứng cá hoặc chà xát mạnh khiến da tổn thương.
- Vệ sinh nơi ở, chỗ làm việc, hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.
- Bôi kem chống nắng và sử dụng kính râm, mũ vành rộng, che chắn kĩ mỗi khi ra ngoài.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho làn da. Tuyệt đối, không hút thuốc lá, ăn đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao nâng cao đề kháng. Hạn chế stress căng thẳng bằng các biện pháp thư giãn như thiền, yoga,...
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng.
Khi nào thì gặp bác sĩ?
- Triệu chứng viêm da tiết bã ở mặt không được kiểm soát bằng các biện pháp điều trị.
- Da bị viêm nặng, xuất hiện mụn mủ, đỏ, sưng và bong tróc nhiều.
- Gặp tác dụng phụ với thuốc điều trị.
- Tình trạng viêm da ở mặt ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
- Người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng khác như viêm nang lông, nấm da.
Cách điều trị viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả
Có 3 cách điều trị viêm da tiết bã ở mặt là Tây y, Đông y và mẹo dân gian tại nhà. Tùy vào tình trạng bệnh lý cũng như mức độ đáp ứng của các bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Cách trị viêm da tiết bã ở mặt tại nhà bằng mẹo dân gian
Những người mới bị viêm da tiết bã ở mặt có thể áp dụng mẹo chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng và tăng đề kháng cho da.
- Sử dụng nha đam: Nha đam có tính kháng viêm, phục hồi tổn thương hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy lá nha đam, gọt bỏ phần vỏ, thái lát thật mỏng rồi đắp lên mặt. Để khoảng 15 phút rồi massage nhẹ, rửa sạch với nước, ngày làm 2 lần.
- Dùng mật ong: Với tác dụng kháng viêm, hỗ trợ liền sẹo mật ong thường được sử dụng để trị viêm da tại nhà. Đầu tiên bạn cần rửa mặt, lau khô với khăn sau đó dùng 1-2 thìa cà phê mật ong thoa lên vùng da bị bệnh. Nằm thư giãn 10-15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Dùng giấm táo: Acid acetic trong giấm táo có thể ức chế tác nhân gây bệnh. Việc bạn cần làm là pha giấm táo với nước sạch theo tỉ lệ 1:1 rồi thoa lên mặt. Đợi khoảng 10 phút sau đó dùng nước sạch để rửa lại da mặt.
Điều trị bằng Tây y
Với những trường hợp bị viêm nhiễm nặng, tái phát nhiều lần cần áp dụng phương pháp điều trị Tây y để loại triệu chứng.
Thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt dạng bôi:
- Thuốc bạt sừng: Nhóm thuốc này chứa các chất như AHA, BHA,... có tác dụng bong lớp sừng chết, giảm dầu thừa, hạn chế tăng sinh quá mức của tế bào. Ngoài ra, thuốc còn có thể sát trùng, ngăn ngừa bội nhiễm trên da.
- Thuốc bôi ức chế miễn dịch: Thường dùng Tacrolimus và Pimecrolimus với tác dụng ức chế calcineurin, cải thiện triệu chứng.
- Thuốc kháng nấm: Với trường hợp bị bệnh do nấm men bác sĩ sẽ ưu tiên thuốc bôi kháng nấm như Ketoconazole, Fluconazole, Ciclopirox,...
- Thuốc bôi chứa corticoid: Thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nặng, thời gian sử dụng ngắn, khoảng 1-3 tuần. Các loại thuốc bôi thông dụng chứa corticoid như: Betamethasone, dexamethasone, clobetasol,...
Thuốc uống:
- Thuốc kháng nấm: Dùng cho các trường hợp tổn thương diện rộng với tác dụng chính là ức chế vi nấm phát triển. Từ đó, giảm ngứa, chống viêm và ngăn biến chứng.
- Thuốc kháng sinh: Dùng để ngăn ngừa bội nhiễm khi tình trạng viêm diễn ra nghiêm trọng.
- Thuốc corticoid uống: Được dùng với mục đích chống viêm, giảm phù, ức chế tế bào sừng tăng sinh. Thuốc chỉ dùng trong thời gian ngắn, với trường hợp nặng.
Sử dụng thuốc Tây để trị viêm da tiết bã ở mặt cho hiệu quả nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là nhóm điều hòa miễn dịch như corticoid. Thuốc có thể gây rối loạn nội tiết, suy gan, suy thận khi dùng liều cao, kéo dài. Vì vậy người bệnh cần phải cân nhắc lợi ích và các rủi ro khi dùng.
Liệu pháp ánh sáng
Với những trường hợp xuất hiện sẹo rỗ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này sử dụng bước sóng ánh sáng 10.600nm chiếu sâu xuống lớp biểu bì, trung bì, đánh bật lớp sừng già cỗi, ngăn chặn bã nhờn, kết hợp nuôi dưỡng tế bào.
Các bài thuốc Đông y trị viêm da tiết bã ở mặt
Ngoài Tây y, người bệnh có thêm một lựa chọn khác an toàn là chữa viêm da tiết bã ở mặt bằng thuốc Đông y. Các bài thuốc này đều dùng thảo dược tự nhiên, lành tính, giúp tác động vào căn nguyên gây bệnh. Nhờ đó, vừa giúp loại bỏ triệu chứng vừa ngăn tái phát trở lại.
Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng để trị viêm da tiết bã ở mặt như:
- Bài 1: Kim ngân hoa, sài đất 30g; lá khế, kinh giới, rau má mỗi thứ 15g. Các vị thuốc này rửa sạch, đun sôi, để nguội rồi thoa lên vùng da bị bệnh
- Bài 2: Dùng ké đầu ngựa, kim ngân hoa, cam thảo đất, kinh giới, bồ công anh, thổ phục linh và cỏ mần trầu sắc với nước, chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.
- Bài 3: Dùng ô liên rô, đạm trúc diệp, trầu không, cây sơn bằng đun sôi, chắt nước thoa lên vùng bị tổn thương.
Dược liệu trị bệnh
Thế giới quanh ta tồn tại rất nhiều thảo dược quý, tốt cho sức khỏe da liễu nhất là viêm da tiết bã ở mặt. Một trong số đó phải kể đến cỏ mần trầu, kim ngân hoa, kinh giới đất, ké đầu ngựa, sài đất,...
Nhìn chung các thảo dược này đều được đánh giá an toàn, lành tính và cho hiệu quả nhất định với từng bệnh nhân. Tuy nhiên do lượng dược chất thấp nên để thấy được hiệu quả rõ rệt người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài. Ngoài ra để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng hãy tham vấn thêm ý kiến bác sĩ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm da tiết bã ở mặt. Hy vọng với thông tin này, người bệnh sẽ có kiến thức trong việc nhận biết, phòng ngừa và điều trị một cách hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!