Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa ngáy có thể là do các kích ứng da tạm thời hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh da liễu, nếu không được điều trị sớm chắc chắn sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây, Tạp Chí Đông Y sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân gây tình trạng này, đồng thời hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc da hiệu quả.

Tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa là gì?

Mụn nước là các nốt mụn nhỏ được hình thành tại lớp thượng bì hoặc trung bì của da. Bên trong mụn chứa dịch trong suốt hoặc dịch màu tùy tình trạng vết thương hoặc nguyên nhân bệnh lý. Các nốt mụn nước nổi phồng rộp trên bề mặt da, khi vỡ sẽ gây ngứa ngáy, đau rát, một số trường hợp dịch chảy sẽ khiến mụn nước lan sang các vùng da khỏe mạnh khác.

Mụn nước có thể mọc trên khắp cơ thể, nhưng thường tập trung chủ yếu ở tay, chân, bụng, lưng. Đồng thời, mọi độ tuổi đều có nguy cơ nổi mụn nước cao.

da-bi-noi-mun-nuoc-va-ngua
Mụn nước là các nốt mụn nhỏ được hình thành tại thượng bì hoặc trung bì

Nguyên nhân da bị nổi mụn nước và ngứa

Chuyên gia Da liễu phân tích, tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm:

Nhiễm virus Herpes simplex

Nhiễm Herpes simplex virus khiến người bệnh xuất hiện mụn nước tại xung quanh miệng và cơ quan sinh dục. Các mụn nước có đặc điểm đau nhức và nằm trên nền da sưng đỏ. Khi mụn nước phồng rộp sẽ vỡ ra, rỉ nước rồi đóng vảy, sau đó bong tróc và để lại một lớp da non màu hồng, gây ngứa râm ran tại vùng da này. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như đau họng, sốt, nổi hạch cổ,...

Ghẻ nước

Bệnh ghẻ nước gây ra do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis, thường bị nhiễm do sống trong môi trường ô nhiễm, nấm mốc, khói bụi, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, sống tại nơi ngập lụt, mưa lũ.

Ghẻ nước có triệu chứng đặc trưng là nổi mụn nước, tạo các rãnh ghẻ trên da với chiều dài từ 2 - 4mm. Ban đêm ghẻ cái đào hang đẻ trứng khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy dữ dội.

Tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Triệu chứng phổ biến là hình thành mụn nước với đường kính từ 2 - 10mm, hình bầu dục và màu xám. Mụn nước thường tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, xung quanh miệng.

Với tình trạng nhẹ, bệnh tay chân miệng có thể được cải thiện sau 7 - 10 ngày. Những trường hợp nặng kèm triệu chứng khó thở, mê sảng, rối loạn tri giác, tim đập nhanh,... cần đến bệnh viện thăm khám.

da-bi-noi-mun-nuoc-va-ngua
Tay chân miệng gây hình thành mụn nước

Da bị nổi mụn nước và ngứa do bệnh thuỷ đậu

Các triệu chứng ban đầu của bệnh gồm đau cơ, đau đầu, chán ăn, sốt, mệt mỏi, đau họng. Sau đó, trong vòng 12 - 24 giờ kể từ khi mắc bệnh, trên cơ thể sẽ nổi mụn nước rải rác nhưng sẽ tập trung nhiều tại vùng lưng, bụng, bẹn đùi, cánh tay.

Mụn nước to dần, thường bị hoại tử hình thành chấm đen ở chính giữa, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Khi các nốt mụn bị bội nhiễm sẽ hình thành mủ bên trong. Thông thường, sau 7 - 10 ngày điều trị, các nốt mụn nước sẽ khô dần, bong vảy và thâm lại.

Zona thần kinh

Tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa có thể do bệnh Zona thần kinh gây ra. Đặc biệt, Zona cũng do virus varicella-zoster. Vậy nên những người đã từng bị thủy đậu đều có nguy cơ cao bị Zona. Bệnh gây ra các nốt mụn nước, mẩn đỏ, khi dịch mụn nước lan sang vùng da khỏe mạnh cũng sẽ khiến vùng da này nhiễm virus. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp triệu chứng khác như đau nhức cơ, chán ăn, sốt nhẹ, trường hợp Zona ở tai sẽ gây suy giảm thính lực.

Bệnh Pemphigus

Pemphigus thuộc nhóm bệnh bọng nước tự miễn, gây hình thành mụn nước trên khắp cơ thể, đặc biệt các vị trí như da đầu, niêm mạc, miệng, cơ quan sinh dục, ở nếp gấp tứ chi và những nơi tiết mồ hôi nhiều.

Mụn nước do pemphigus gây ra thường xuất hiện riêng lẻ và không tập trung thành đám. Dịch trong mụn màu vàng chanh, mùi hôi khó chịu, khi vỡ sẽ hình thành những vết trợt loét. Các mụn nước này thường kéo dài từ 1 đến vài năm và mụn nước lan rộng hơn nếu không được điều trị sớm.

Rôm sảy khiến da bị nổi mụn nước và ngứa

Rôm sảy thường khởi phát phổ biến ở trẻ nhỏ khi thời tiết nóng bức, oi ả. Lúc này, mồ hôi cùng bụi bẩn tích tụ làm bít tắc lỗ chân lông, khiến da nổi sần lấm tấm màu hồng, đồng thời kèm theo các nốt mụn nước nhỏ như đầu kim, hình tròn. Mụn nước do rôm sảy thường tập trung ở các vị trí như cổ, đầu, ngực, lưng, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ nhỏ.

da-bi-noi-mun-nuoc-va-ngua
Rôm sảy khiến da bị nổi mụn nước và ngứa

Chàm - dị ứng

Chàm là bệnh lý da liễu mãn tính và dễ dàng tái phát dai dẳng. Đặc điểm da người bị chàm là xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, dày sừng, mụn nước, da bong vảy, nứt nẻ. Khi mụn nước vỡ sẽ gây ngứa ngáy, đồng thời khiến da khô cứng, đóng vảy, thậm chí chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.

Một số dạng bệnh chàm phổ biến như: Tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da ứ đọng, viêm da thần kinh, chàm thể đồng tiền,...

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa có thể khởi phát do một số nguyên nhân bên ngoài như:

  • Do côn trùng cắn: Trong nước bọt hoặc nọc của một số loại côn trùng có chứa chất độc, do đó khi bị cắn, đốt thì chất độc này sẽ tiến vào cơ thể gây kích hoạt miễn dịch, khởi phát mụn nước, mẩn ngứa, sưng tấy,...
  • Do mỹ phẩm: Trường hợp này thường xảy ra khi sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc do cơ địa dị ứng với một số thành phần trong mỹ phẩm. Người dùng có thể gặp các triệu chứng như nổi mụn nước, ngứa ngáy, mẩn đỏ, thậm chí khó thở, buồn nôn.
  • Một trường: Làn da có ảnh hưởng lớn từ điều kiện môi trường sống. Khi không gian xung quanh ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất,... hoặc điều kiện thời tiết thay đổi nóng lạnh liên tục khiến da dễ bị kích ứng hình thành mụn nước và ngứa ngáy.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Chuyên gia khuyến nghị những người bị nổi mụn nước và ngứa ngáy nên đến bệnh viện thăm khám khi phát hiện những dấu hiệu dưới đây:

  • Nổi mụn nước kèm trạng thái ngứa ngáy, đau rát trong nhiều ngày.
  • Da xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, mưng mủ nghiêm trọng.
  • Các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát trên da ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc.
  • Mụn nước tái phát dai dẳng trong thời gian dài.
  • Mụn nước xuất hiện tại các vùng da nhạy cảm như vùng mắt, miệng, bộ phận sinh dục,...
  • Bị sốt cao, mệt mỏi, cơ thể đau nhức kèm triệu chứng chán ăn, rối loạn tiêu hóa,...

Chẩn đoán da nổi mụn nước ngứa

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ nổi mụn nước ngứa ngáy, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Khám lâm sàng

Bác sĩ trao đổi với người bệnh về triệu chứng hiện đang gặp, các thói quen sinh hoạt hằng ngày, đồng thời kiểm tra hình dạng và kích thước mụn nước. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tìm hiểu về tiền sử bệnh lý da liễu của người bệnh và người thân trong gia đình để bước đầu xác định, phân loại bệnh.

Khám cận lâm sàng

Để kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp.

  • Xét nghiệm dị ứng da: Được áp dụng trong trường hợp nghi ngờ mụn nước xuất hiện do tác nhân dị ứng.
  • Sinh thiết da: Giúp chẩn đoán bệnh lý về da và loại trừ nguyên nhân gây bệnh do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm.

da-bi-noi-mun-nuoc-va-ngua
Sinh thiết da giúp chẩn đoán bệnh lý về da

Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây mụn nước và mức độ bệnh hiện tại, từ đó xây dựng phác đồ cá nhân giúp quá trình điều trị hiệu quả nhất.

Cách điều trị da bị nổi mụn nước và ngứa

Có nhiều biện pháp điều trị nổi mụn nước và ngứa được ứng dụng phổ biến hiện nay như sau:

Sử dụng thuốc Tây y

Các thuốc được ưu tiên sử dụng trong điều trị da bị nổi mụn nước và ngứa như:

  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được chỉ định trong điều trị da nổi mụn nước và ngứa mức độ nặng, các cơn ngứa dữ dội và mụn nước lan rộng.
  • Corticosteroid: Thuốc dùng trong điều trị mụn nước ngứa do bệnh da liễu như tổ đỉa, viêm da, chàm,... Thuốc giúp kiểm soát tình trạng ngứa, ngăn ngừa hình thành mụn nước và kháng viêm hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng khi vùng da bị bệnh có dấu hiệu viêm, nhiễm trùng.

Người bệnh lưu ý, thuốc Tây y mang tác dụng nhanh chóng nhưng chính đặc điểm này khiến người bệnh dễ gặp tác dụng phụ. Do đó, cần đảm bảo dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn về liều lượng, liệu trình bác sĩ đưa ra.

Biện pháp điều trị tại nhà

Bên cạnh áp dụng liệu trình điều trị chuyên sâu, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc da đúng cách để đảm bảo tốc độ phục hồi và ngăn ngừa tái phát dai dẳng.

Thực hiện chườm lạnh

Phương pháp chườm lạnh mang lại hiệu quả tốt trong quá trình giảm nhẹ triệu chứng nổi mụn nước ngứa ngáy do thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ thấp sẽ giúp da được làm dịu da, giảm ngứa ngáy, đau viêm và mụn nước xẹp đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Cho 3 - 5 viên đá nhỏ vào túi chườm hoặc một chiếc khăn bông sạch.
  • Chườm trực tiếp lên vùng da đang nổi mụn nước và ngứa ngáy, thời gian chườm từ 10 - 15 phút, không nên chườm lâu hơn sẽ gây hiện tượng bỏng lạnh.

Dùng giấm táo

Trong thành phần trong giấm táo như Axit Axetic, Carotenoid, Isoflavones có đặc tính kháng vi rút, chống nhiễm trùng, giảm tình trạng da ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước hiệu quả. Giấm táo còn chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa Beta Carotene hỗ trợ thúc đẩy các tế bào da mới, giúp phục hồi tổn thương da do mụn nước gây ra. Đặc biệt, các loại vitamin như B1, B2, C cùng Acid Amin, Protein, Pectin, Bioflavoid trong giấm táo giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ da, ngăn ngừa mụn nước tái phát.

da-bi-noi-mun-nuoc-va-ngua
Dùng giấm táo giảm tình trạng da ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước

Cách thực hiện:

  • Pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1, định lượng giấm cụ thể sẽ phụ thuộc vào diện tích vùng da cần bôi.
  • Vệ sinh các vùng da nổi mụn nước sạch sẽ, dùng khăn bông thấm khô.
  • Lấy bông y tế thấm nước giấm táo, sau đó thoa đều lên da, để hỗn hợp này trên da 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Sử dụng nha đam

Hàm lượng lớn vitamin E trong nha đam giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, sưng viêm khó chịu. Đồng thời, vitamin C cùng các chất chống oxy hóa khác như phenolic, ligin, anthraquinone, saponin,... sẽ giúp hỗ trợ làm xẹp mụn nước và kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc bội nhiễm trên da. Dùng nha đam đều đặn hỗ trợ thúc đẩy tái tạo tế bào, làm lành da và hạn chế sẹo thâm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi mọng, dùng dao cắt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài.
  • Dùng phần gel trắng bên trong bôi trực tiếp lên vị trí da đang nổi mụn nước ngứa ngáy.
  • Có thể dùng tay nhẹ nhàng massage để tinh chất trong gel nha đam thấm sâu, sau đó đợi 20 phút thì rửa lại với nước.

Dùng tinh dầu giảm ngứa 

Sử dụng một số loại tinh dầu có tác dụng giảm ngứa như tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương, tinh dầu dừa,... Nhờ trong thành phần của các loại tinh dầu này đều chứa các chất kháng khuẩn, giảm viêm, đồng thời cung cấp độ ẩm tiêu chuẩn. Nhờ đó, những triệu chứng như mụn nước, ngứa ngáy, mẩn đỏ hoặc khô da đều thuyên giảm rõ rệt.

da-bi-noi-mun-nuoc-va-ngua
Dùng tinh dầu giảm ngứa rõ rệt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị tinh dầu nguyên chất, riêng tinh dầu tràm trà cần pha với nước theo tỷ lệ 1:3.
  • Làm sạch vùng da bị nổi mụn nước ngứa ngáy, sau đó dùng tăm bông thấm tinh dầu và thoa lên các vị trí này.

Dùng trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tính kháng khuẩn, ức chế phản ứng viêm, ngăn ngừa nốt mụn nước lan rộng và bị nhiễm trùng bội nhiễm. Uống trà hoa cúc còn giúp làm cung cấp chất chống oxy hóa, làm đẹp da, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm từ mụn nước.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 – 7 bông hoa cúc khô, đem rửa sạch rồi cho vào ấm.
  • Đun sôi 500ml nước, sau đó rót vào ấm và đậy nắp kín để ủ trong 20 phút.
  • Hằng ngày dùng nước trà hoa cúc uống, đồng thời để tăng hiệu quả điều trị, bạn rót riêng 1 chén trà hoa cúc, dùng nước này làm ướt khăn bông và đắp lên vùng da nổi mụn trong 10 phút. Thực hiện hằng ngày, sau khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng trên da giảm rõ rệt.

da-bi-noi-mun-nuoc-va-ngua
Trà hoa cúc có tính kháng khuẩn ngăn ngừa nốt mụn nước lan rộng

Sử dụng vitamin E

Vitamin E hỗ trợ làm dịu da, giảm sưng tấy, phù nề, ngăn ngừa viêm nhiễm do mụn nước. Đồng thời, hoạt chất này cũng có tác dụng kích thích tăng trưởng tế bào mới, thúc đẩy hình thành collagen, nhờ đó da nhanh lành vết thương và ngăn ngừa sẹo hình thành.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 viên vitamin E, sau đó lấy phần gel bên trong viên nang để thoa trực tiếp lên các vị trí đang có mụn nước.
  • Lưu ý làm sạch da trước khi bôi vitamin E, đồng thời duy trì thực hiện đều đặn hằng ngày để triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt nhất.

Lưu ý phòng ngừa da bị nổi mụn nước và ngứa tái phát

Chuyên gia Da liễu Tạp Chí Đông Y hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc và phòng ngừa da bị nổi mụn nước như sau:

  • Lựa chọn kỹ các loại mỹ phẩm, sữa tắm, xà bông có thành phần hợp da, nên chọn những sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên để đảm bảo lành tính nhất.
  • Nếu phải làm việc trong môi trường hóa chất, bạn cần trang bị các vật dụng bảo hộ như găng tay, mũ, khẩu trang.
  • Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, đồng thời thường xuyên quét dọn nhà cửa, giặt chăn gối để loại bỏ các tác nhân gây viêm da, kích ứng da.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và phá vỡ hàng rào bảo vệ da như rượu bia, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin như rau củ, trái cây.
  • Nên mặc quần áo và đi giày dép rộng rãi, thoải mái, tránh tiếp xúc cọ sát khiến da bị tổn thương.
  • Nếu trên da xuất hiện những dấu hiệu bất thường như mụn nước, ngứa ngáy, mẩn đỏ,…
  • Cần dùng kem dưỡng da hằng ngày để da đủ độ ẩm, hỗ trợ xây dựng hàng rào bảo vệ da trước những tác nhân bên ngoài gây kích ứng. Chú ý các loại kem dưỡng ẩm đảm bảo chất lượng, lành tính, phù hợp với da.
  • Cần đến phòng khám chuyên khoa, bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
  • Trong trường hợp đã khám da và được bác sĩ kê đơn điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định sử dụng thuốc, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều, không dừng thuốc đột ngột hoặc kéo dài liệu trình.

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa. Có thể thấy, ngoài những tác nhân bên ngoài, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và hướng dẫn cách điều trị an toàn.


Top địa chỉ phòng khám Da Bị Nổi Mụn Nước Và Ngứa


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bình luận (20)

  1. nguyễn thị mai says: Trả lời

    Thấy nhiều người khen bác sĩ Tuấn của đỗ minh đường, cũng chưa khám bao giờ nên không rõ thế nào, trước đến khám cơ sở HCM của họ thì được bác sĩ Tùng Lâm khám cho, thấy bác sĩ khám rất cẩn thận, oke, dịch vụ của họ rất tốt, thấy hài lòng, đang chăm chỉ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đây.

  2. hồng phạm says: Trả lời

    sao thuốc của bên đỗ minh đường này lại là thuốc cao gì vậy mọi người, tưởng đâu thuốc nam thì sẽ là thuốc thang sắc chứ

    1. đường nguyễn says:

      Thuốc nam nhưng mà nhà thuốc này họ đã hỗ trợ sắc rồi cô đặc thành dạng cao để cho mình tiện sử dụng được luôn, thuốc thang thì giờ làm gì có ai còn thời gian để mà sắc thuốc nữa đâu.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan