Ít người biết rằng, bên cạnh việc dưỡng da, dưỡng tóc, dầu dừa còn được dùng nhiều trong việc điều trị các bệnh lý về da, đặc biệt là vảy nến. Đây vốn là một nguyên liệu chữa bệnh an toàn, hiệu quả và lành tính. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn Top 10 cách trị vảy nến bằng dầu dừa đơn giản mà ai cũng làm được.
Công dụng của dầu dừa trong việc trị vảy nến
Vảy nến là một căn bệnh da liễu với các triệu chứng như ngứa ngáy, bong tróc da, da sần sùi, khô nứt nẻ. Với tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi da, từ lâu dầu dừa đã trở thành một bí quyết chữa các bệnh lý ngoài da được dân gian lưu truyền rộng rãi, trong đó có bệnh vảy nến.
Một số công dụng nổi bật của dầu dừa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến là:
- Giảm khô da: Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm cao, giúp da mềm mại và giảm tình trạng khô da, bong tróc thường gặp ở bệnh nhân vẩy nến.
- Chống viêm: Dầu dừa chứa axit lauric, axit capric và axit myristic có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng tấy và mẩn đỏ do vảy nến gây ra.
- Làm chậm quá trình sừng hóa da: Dầu dừa có thể giúp làm chậm quá trình sừng hóa da, giảm bớt sự xuất hiện của các mảng vảy nến dày và bong tróc.
- Kháng khuẩn: Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng, đặc biệt hữu ích cho da bị tổn thương do vảy nến.
- An toàn và ít tác dụng phụ: Dầu dừa được xem là an toàn cho hầu hết mọi người, ít gây ra tác dụng phụ khi sử dụng.
Những cách trị vảy nến bằng dầu dừa tại nhà hiệu quả
Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh vảy nến. Một số cách chữa vảy nến bằng dầu dừa đơn giản, an toàn dưới đây mà người bệnh có thể thử:
Dùng dầu dừa nguyên chất
Sử dụng dầu dừa nguyên chất trị bệnh vảy nến là cách làm đơn giản và phổ biến nhất. Người bệnh thực hiện theo một số bước như sau:
Chuẩn bị: Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch vùng da cần điều trị bằng nước ấm sạch rồi dùng khăn mềm lau khô.
- Dùng bông gòn thấm một ít dầu dừa rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
- Thực hiện massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong dầu dừa thấm hết vào da trong vòng 3 – 4 phút. Các mảng sừng dày sẽ mềm ra và dễ dàng loại bỏ.
- Bạn thực hiện cách này 3 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.
Dầu dừa kết hợp tỏi
Tỏi là một dược liệu có đặc tính sát trùng, diệt khuẩn và tiêu viêm. Kết hợp tỏi và dầu dừa để chữa bệnh vảy nến là một phương pháp trị vảy nến theo dân gian mang lại hiệu quả cao.
Chuẩn bị: 2 – 3 thìa dầu dừa, 3 tép tỏi.
Cách thực hiện:
- Tỏi lột vỏ, cho thêm dầu dừa vào giã nát rồi trộn đều.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn mềm.
- Bạn đắp hỗn hợp tỏi và dầu dừa lên vùng da cần điều trị.
- Bạn giữ yên trong 15 phút để các tinh chất thấm vào da, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Dầu dừa và mật ong
Mật ong là một nguyên liệu làm đẹp, dưỡng da quen thuộc của nhiều chị em phụ nữ. Mật ong có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng dưỡng ẩm, sát trùng và phục hồi các tổn thương trên da. Kết hợp dầu dừa và mật ong sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh vảy nến.
Chuẩn bị: 1 thìa mật ong, 2 – 3 thìa dầu dừa.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch vùng da bị vảy nến cần điều trị sau đó lau lại bằng khăn mềm.
- Trộn đều 2 nguyên liệu này rồi thoa đều lên vùng da bị vảy nến, massage nhẹ nhàng trong khoảng 3 – 5 phút.
- Giữ yên trong khoảng 30 phút để các dưỡng chất trong mật ong và dầu dừa thấm đều lên da. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước sạch rồi lấy khăn lau khô.
- Người bệnh thực hiện cách này đều đặn 3 – 4 lần/tuần để điều trị bệnh.
Dầu dừa và lòng đỏ trứng gà
Trứng gà có chứa các protein và vitamin có tác dụng kích thích da sản sinh collagen, nhanh chóng làm lành những tổn thương do bệnh vảy nến gây ra. Hỗn hợp dầu dừa và mật ong là một bài thuốc chữa bệnh vảy nến hiệu quả, giúp giảm thiểu các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, dày sừng…
Chuẩn bị: 1 quả trứng gà, 2 – 3 thìa dầu dừa.
Cách thực hiện:
- Bạn tách lấy lòng đỏ trứng gà rồi trộn chung với dầu dừa.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến rồi bôi hỗn hợp dầu dừa và trứng gà lên da.
- Thực hiện massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi giữ yên.
- Sau 20 phút, bạn rửa sạch lại với nước ấm và dùng khăn sạch lau khô da.
- Áp dụng cách điều trị này 2 ngày 1 lần để các triệu chứng của bệnh khỏi hẳn
Nha đam và dầu dừa
Với phương pháp này, bạn thực hiện theo một số bước như sau:
Chuẩn bị: 1 bẹ nha đam, một ít dầu dừa nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Gọt sạch vỏ nha đam, chỉ lấy phần thịt nhầy. Cho phần thịt nha đam vào máy xay nhuyễn rồi trộn đều với dầu dừa theo tỷ lệ 2:3.
- Bạn làm sạch vùng da bị bệnh rồi lau khô.
- Lấy hỗn hợp nha đam và dầu dừa đắp lên vùng da cần điều trị.
- Sau 30 phút, bạn rửa sạch lại với nước ấm và lau khô.
- Người bệnh thực hiện cách này mỗi tuần 2 lần đến khi các triệu chứng của bệnh giảm đi rõ rệt.
Dầu dừa và giấm táo
Giấm táo có tác dụng cân bằng độ pH, giúp cải thiện tình trạng bong tróc và viêm nhiễm trên da. Cách trị vảy nến bằng dầu dừa và giấm táo cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo những bước bên dưới:
- Trộn dầu dừa và giấm táo theo tỷ lệ 2:1.
- Bạn bôi hỗn hợp này lên vùng da bị vảy nến rồi massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút.
- Khi da khô lại, bạn rửa sạch vùng da rồi lau bằng khăn mềm.
- Bệnh nhân có thể thực hiện cách này khoảng 3 lần/tuần để cải thiện tình trạng bệnh.
Dầu dừa và nghệ
Nghệ là một trong những vị thuốc quen thuộc điều trị các bệnh lý về da. Theo đó, hợp chất curcumin có trong nghệ có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương da.
Cách thực hiện:
- Người bệnh trộn đều nghệ và dầu dừa theo tỷ lệ 4:1.
- Cho hỗn hợp này vào nồi hấp cách thủy rồi để nguội.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị bằng nước, sau đó thoa đều hỗn hợp dầu dừa và nghệ lên da.
- Để yên hỗn hợp trên da trong khoảng 2 giờ rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Bạn thực hiện cách này liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày để điều trị bệnh.
Dầu dừa và dầu cây trà
Dầu cây trà được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh vảy nến tại chỗ. Kết hợp dầu dừa và dầu cây trà sẽ cho bạn một bài thuốc điều trị vảy nến hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Bạn trộn đều hỗn hợp dầu cây trà và dầu dừa theo tỷ lệ 3:1.
- Sau đó, bạn mang hỗn hợp này đi hấp cách thủy, không được đun nóng trực tiếp.
- Khi hỗn hợp còn ấm, bạn thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị vảy nến.
- Sau 30 phút, bạn tiến hành rửa sạch lại vùng da.
- Người bệnh có thể thực hiện cách này đều đặn 2 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Tắm dầu dừa chữa bệnh
Bên cạnh việc sử dụng lá tắm để chữa vảy nến, với người bị vảy nến diện rộng, tắm dầu dừa cũng là một giải pháp hữu hiệu để chữa bệnh.
Chi tiết cách làm:
- Chuẩn bị nước ấm ngập bồn tắm rồi cho 5 muỗng dầu dừa vào.
- Bạn ngâm mình trong bồn tắm và massage da nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút.
- Bạn tắm lại với nước sạch và để cho da khô tự nhiên.
- Người bệnh có thể thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần để các triệu chứng của bệnh được cải thiện.
Ăn dầu dừa
Ăn dầu dừa sẽ giúp cải thiện bệnh vảy nến từ bên trong. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng dầu dừa để chế biến thành các món ăn hàng ngày. Chẳng hạn:
- Dùng dầu dừa xào nấu món ăn.
- Trộn dầu dừa vào các món salad, rau củ trộn.
- Pha dầu dừa trong nước ấm và uống trước khi ăn sáng khoảng 30 phút mỗi ngày.
Chữa vảy nến bằng dầu dừa cần lưu ý gì?
Dầu dừa là một dược liệu chữa bệnh vảy nến an toàn, lành tính. Tuy nhiên, chúng chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc, ít triệu chứng thì có thể áp dụng cách này. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, người bệnh phải lưu ý một số điều như sau:
- Dầu dừa chỉ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng như khô da, bong tróc, sưng đỏ và ngứa. Nó không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến.
- Dùng thử trước khi sử dụng. Bôi một lượng nhỏ dầu dừa lên vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng dị ứng.
- Nên chọn dầu dừa nguyên chất, không pha trộn để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tránh thoa dầu dừa lên vùng da bị thương tổn, hở miệng, trầy xước.
- Dầu dừa có thể được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị vảy nến khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bạn gặp bất kỳ kích ứng da nào sau khi sử dụng dầu dừa, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và rửa sạch da bằng nước ấm.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu dừa trị vảy nến, đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Trị vảy nến bằng dầu dừa là phương pháp dân gian hiệu quả, phổ biến. Tuy nhiên, để an toàn khi điều trị, người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng dầu dừa hoặc bất kỳ bài thuốc dân gian nào để chữa bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!