Ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp đốt để trị bệnh viêm họng hạt. Vậy, viêm họng hạt có nên đốt không, có an toàn không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.
Bị viêm họng hạt có nên đốt không?
Viêm họng hạt là tình trạng sưng, đau họng kèm theo xuất hiện các hạt không đều nhau ở họng. Các triệu chứng viêm họng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu viêm, người bệnh nóng lòng đi tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh.
Có rất nhiều biện pháp được dùng để điều trị dứt điểm viêm họng hạt. Người bệnh có thể sử dụng mẹo dân gian, thuốc Đông y, Tây y hoặc có thể đốt hạt. Biện pháp đốt hạt khi viêm họng đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng sử dụng.
Bởi, đây là phương pháp nhanh, đơn giản. Chỉ cần sau 1 – 2 tiếng, là có thể thực hiện xong thao tác đốt viêm họng hạt. Đặc biệt trong quá trình đốt không gây đau do bệnh nhân được tiêm thuốc gây tê niêm mạc.
Tuy có hiệu quả nhanh, nhưng các bác sĩ chuyên khoa thường không khuyến các bệnh nhân áp dụng phương pháp này. Đốt hạt dễ để lại các biến chứng nguy hiểm như:
- Không trị dứt điểm tình trạng viêm họng hạt, bệnh có thể tái phát lại nhiều lần.
- Khi đốt sẽ để lại sẹo ở thành họng.
- Niêm mạc họng bị tổn thương trong quá trình đốt, khiến họng dễ bị nhiễm trùng.
- Có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòng họng.
Đốt họng chỉ là biện pháp trị bệnh tức thời, không có tác dụng điều trị tận gốc nên dễ tái phát lại. Theo nghiên cứu, có một số trường hợp, đốt họng không giúp khỏi bệnh mà còn tạo điều kiện cho các hạt mới phát triển hơn.
Nhiều trường hợp bệnh nhân đã thực hiện đốt 2 – 3 lần nhưng vẫn mọc những hạt mới. Trường hợp viêm họng hạt do trào ngược dạ dày, việc đốt họng là hoàn toàn không khả thi. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ vấn đề mắc viêm họng hạt có nên đốt hay không.
Khi nào nên đốt? Nên đốt ở đâu tốt?
Trong trường hợp bạn mong muốn sử dụng phương pháp đốt để trị bệnh bạn cần hết sức lưu ý. Đầu tiên, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá chính xác về tình trạng bệnh.
Nếu bác sĩ khẳng định bạn có đủ điều kiện đốt thì mới nên thực hiện điều trị bằng phương pháp này.
Khi nào cần đốt viêm họng hạt?
Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ quyết định cho bệnh nhân có nên đốt họng hạt không.
Như chúng ta đã biết, sử dụng biện pháp đốt không trị tận gốc bệnh mà để lại nguy cơ biến chứng cao. Vậy nên, các bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp này cho bệnh nhân khi thực sự cần thiết. Bệnh nhân sử dụng phương pháp đốt này khi bệnh nặng, có nhiều hạt to, nổi cộm lên.
Đối với trường hợp hạt nhỏ, không thể đốt sạch được và dễ phát triển dần thành những hạt lớn. Trường hợp này, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc an toàn để trị bệnh.
Ngoài tình trạng viêm, yếu tố về cơ địa, sức khỏe cũng quyết định đến việc viêm họng hạt có nên đốt hay sử dụng biện pháp khác. Chính vì vậy, bạn không nên tự ý quyết định, mà cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Nên đốt viêm họng hạt ở đâu cho an toàn?
Trong khi đốt họng, bạn dễ gặp phải một số vấn đề sau:
- Bị bỏng họng, lưỡi khi đốt, đây là vấn đề bệnh nhân rất dễ gặp phải.
- Bị nhiễm trùng sau khi đốt họng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người bệnh gặp phải các tình trạng này. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là: Có thể do tay nghề bác sĩ còn yếu, các thao tác không đúng chuẩn. Hoặc là do các thiết bị sử dụng đã cũ.
Các vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khở cũng như kết quả điều trị bệnh. Từ đó, bạn dễ mắc phải những biến chứng bệnh nguy hiểm hơn. Vì vậy, bạn cần lựa chọn các cơ sở uy tín để điều trị. Trước khi thực hiện đốt họng, bạn nên tìm hiểu kĩ về cơ sở mà mình định điều trị. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đốt họng ở cơ sở tư nhân hoặc bệnh viện nhà nước.
Dưới đây là một số địa chỉ đốt viêm họng hạt uy tín trên cả nước:
Ở Hà Nội bạn có thể đến đốt họng tại các bệnh viện sau:
- Bệnh viện tai mũi họng TW
- Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện 108
Một số cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP Hồ Chí Minh
- Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Nhân dân 115
Ở Đà Nẵng đốt họng an toàn nhất tại:
- Bệnh viện quân y 17/QK5
- Bệnh viện C Đà Nẵng
Chi phí đốt viêm họng hạt? Khi đốt cần lưu ý gì?
Ngoài băn khoăn về vấn đề bị viêm họng hạt có nên đốt không bạn cũng cần chú ý đến vấn đề chi phí điều trị và những lưu ý sau khi đốt. Đây cũng là các yếu tố rất quan trọng để xác định bệnh của bạn có tái phát lại hay không.
Chi phí đốt viêm họng hạt là bao nhiêu?
Tùy theo mỗi cơ sở, tay nghề của bác sĩ cũng như tình trạng bệnh cụ thể mà có chi phí điều trị khác nhau. Mức chi phí để thực hiện biện pháp này dao động trong khoảng từ 2 đến 6 triệu đồng.
Đặc biệt là điều trị tư nhân và điều trị trong bệnh viện nhà nước có sự chênh lệch rất lớn. Đối viêm họng hạt ở bệnh viện nhà nước sẽ có chi phí rẻ hơn và được hỗ trợ bảo hiểm y tế.
So sánh với các biện pháp điều trị viêm họng hạt khác, đốt họng có chi phí cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. ngoài đốt họng, bạn có thể sử dụng các mẹo dân gian, thuốc Đông y, thuốc Tây y,… để điều trị.
Đây cũng là các biện pháp được nhiều người sử dụng để trị bệnh. Lời khuyên cho bạn là nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp đốt họng này. Nếu không thực sự cần thiết, thì nên sử dụng phương pháp trị bệnh khác.
Đốt có chữa dứt điểm viêm họng hạt không
Đốt không thể chữa dứt điểm viêm họng hạt. Đây là một bệnh lý mãn tính, thường do các yếu tố kích thích như trào ngược dạ dày thực quản, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá, hoặc do nhiễm khuẩn tái đi tái lại gây ra. Việc đốt chỉ có thể loại bỏ các hạt viêm hiện tại, nhưng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Do đó, viêm họng hạt có thể tái phát sau khi đốt.
Để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh bạn cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác
Cách chăm sóc sau khi đốt viêm họng hạt
Chăm sóc sau đốt viêm họng hạt là một yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn
Chế độ ăn uống:
- Ưu tiên thức ăn mềm, dễ nuốt: Cháo, súp, sữa chua, sinh tố… giúp giảm kích ứng và khó chịu ở vùng họng.
- Tránh thức ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm này có thể gây kích thích niêm mạc họng, làm chậm quá trình lành vết thương.
- Uống nhiều nước: Nước lọc, nước ép trái cây, trà thảo mộc… giúp làm dịu họng và loãng đờm.
Vệ sinh răng miệng:
- Đánh răng nhẹ nhàng: Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dịu nhẹ để tránh làm tổn thương vùng họng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Giúp sát khuẩn và làm sạch khoang miệng, hỗ trợ quá trình lành thương.
Sinh hoạt:
- Hạn chế nói chuyện: Để vùng họng được nghỉ ngơi và phục hồi tốt hơn.
- Tránh khói thuốc, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm: Các tác nhân này có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình lành thương.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định: Thuốc kháng viêm, giảm đau, long đờm… giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Tái khám đúng hẹn: Để bác sĩ đánh giá tình trạng hồi phục và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.
Lưu ý:
- Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao, đau họng dữ dội, khó thở, chảy máu…hãy liên hệ với bác sĩ và đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
- Quá trình hồi phục sau đốt viêm họng hạt thường diễn ra trong khoảng 1-2 tuần. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tổn thương của từng người.
Một số lưu ý khi đốt hạt chữa viêm họng
Để điều trị viêm họng đạt hiệu quả nhất, ngoài tìm kiếm giải pháp điều trị phù hợp, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Nên vệ sinh răng miệng thường xuyên và súc miệng bằng nước muối ấm.
- Bảo vệ cơ thể nhất là vùng ngực, họng khi trời lạnh.
- Thay đổi chế độ ăn uống tốt cho việc điều trị họng. Không nên sử dụng đồ lạnh, đồ cay, các chất kích thích có hại. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu vitamin c, omega 3,…
- Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để cổ họng không bị khô rát. Tốt nhất là uống nước ấm để bảo vệ niêm mạc họng.
- Có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý
- Sau khi đốt họng, thời gian đầu bạn cần tránh nói to làm ảnh hưởng đến niêm mạc họng.
- Khi điều trị, cần tuân thủ theo đúng lời khuyên của bác sĩ.
- Ngoài ra, người bệnh cần tái khám định kỳ. Để phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề dễ mắc phải sau khi đốt họng: thành họng sưng, viêm, đỏ, có mủ, chảy máu kéo dài,…
Trên đây là một số ý kiến giúp bạn giải quyết vấn đề viêm họng hạt có nên đốt không. Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, biện pháp đốt họng cũng vậy. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định điều trị bệnh để có kết quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!