Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm amidan cấp ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây là những thông tin cơ bản về viêm amidan cấp trẻ em mà cha mẹ nên nắm được.

Định nghĩa viêm amidan cấp ở trẻ em

Viêm amidan cấp ở trẻ em là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính của amidan khẩu cái, một cặp mô bạch huyết nằm ở hai bên thành họng. Bệnh thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra, trong đó Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A) là tác nhân vi khuẩn phổ biến nhất.

Khi trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp, chúng xâm nhập và gây viêm nhiễm tại amidan. Phản ứng viêm dẫn đến sưng, đỏ và đau amidan, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi.

Viêm amidan cấp ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng và đưa trẻ đi khám bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính ở trẻ em thường gặp nhất là do vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng của viêm amidan cấp tính có thể xuất hiện đột ngột hoặc xuất hiện dần dần với cơn đau họng kèm theo sốt.

Các triệu chứng khác của viêm amidan cấp ở trẻ em bao gồm:

  • Khó nuốt nước bọt.
  • Chảy nước dãi.
  • Đau tai khi nuốt.
  • Miệng hôi.
  • Amidan có màu đỏ tươi hoặc có lớp phủ màu trắng xám bên trên.
  • Sưng các hạch bạch huyết ở cổ.
  • Sốt.

Đối với những trẻ chưa biết nói hoặc chưa thể diễn đạt rõ cảm giác của bản thân, cha mẹ nên chú ý nhiều hơn tới các triệu chứng khác, như:

  • Quấy khóc.
  • Biếng ăn, bỏ ăn.
  • Cáu gắt.
  • Khó ngủ.

Trẻ bị viêm amidan cấp thường quấy khóc, khó chịu
Trẻ bị viêm amidan cấp thường quấy khóc, khó chịu

Đặc biệt đối với viêm amidan do liên cầu khuẩn, tình trạng này có thể gây nhiễm trùng thứ phát cho van tim (sốt thấp khớp) và thận (viêm cầu thận). Nó cũng có thể dẫn đến phát ban da (như sốt tinh hồng nhiệt), viêm xoang, viêm phổi và viêm tai.

Các virus Epstein-Barr gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính và có thể dẫn đến triệu chứng như:

  • Viêm họng rất nặng.
  • Amidan sưng to.
  • Các hạch bạch huyết ở cổ sưng to.
  • Khó chịu.
  • Mệt mỏi cực độ.

Đau họng và sưng hạch do virus Epstein-Barr có thể kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng. Tình trạng này không đáp ứng với các loại kháng sinh thông thường.

Triệu chứng Viêm Amidan Cấp Ở Trẻ Em phổ biến

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm amidan cấp

Amidan là hai hạch bạch huyết nằm ở đầu họng, ngay ở phía sau khoang miệng. Chúng là “cỗ máy” tự nhiên giúp “bắt” và “lọc” các mầm bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể.

Bởi vậy, amidan có nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng rất cao. Tình trạng viêm amidan cấp bởi vậy cũng thường gặp ở trẻ nhỏ - đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu.

Hầu hết mọi trẻ nhỏ đều bị viêm amidan ít nhất một lần trong đời. Nếu các triệu chứng kéo dài khoảng 10 ngày hoặc ít hơn, nó được coi là viêm amidan cấp tính. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn, hoặc nếu viêm amidan quay trở lại nhiều lần trong năm, đó có thể là viêm amidan mãn tính hoặc tái phát.

Viêm amidan cấp do virus

Ở trẻ nhỏ, hơn 70% trường hợp viêm amidan là do virus. Thường gặp nhất là rhovovirus, tiếp theo là coronavirus và adenovirus. Ít phổ biến hơn là do virus cúm, virus parainfluenza, enterovirus hoặc virus herpes gây ra.

Virus Epstein-Barr gây bệnh bạch cầu đơn nhân cũng là tác nhân khiến amidan bị viêm nhiễm.

Viêm amidan do virus thường lành tính và có thể tự khỏi hoặc được chữa khỏi trong khoảng 1 tuần, thậm chí ít hơn.

Virus Epstein-Barr có thể là tác nhân gây viêm amidan cấp
Virus Epstein-Barr có thể là tác nhân gây viêm amidan cấp

Viêm amidan cấp do vi khuẩn

Khoang miệng và đặc biệt là amidan là nơi chứa nhiều mầm bệnh (virus và vi khuẩn), ký sinh trùng và nấm. Tuy nhiên, tất cả các mầm bệnh này thuộc về hệ vi khuẩn vãng lai, sống cộng sinh với nhau và với con người.

Trên thực tế, một nghiên cứu đã phát hiện có hơn 100 vi khuẩn trong amidan của trẻ nhỏ và người lớn đang bị hoặc không bị viêm amidan tái phát.

Vi khuẩn, đặc biệt là Streptococcus pneumoniae thường gây ra các triệu chứng viêm amidan nghiêm trọng. Viêm amidan cấp ở trẻ nhỏ ít liên quan tới các vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus hoặc Staphylococcus aureus. Những loại này thường ảnh hưởng đến niệu đạo ở nam giới trưởng thành.

Trở lại với Streptococcus pneumoniae, nhiều thống kê cho thấy 5% những người mang mầm bệnh này (trong hầu họng), nhưng không gây hại hoặc gây ra các triệu chứng đáng quan ngại.

Trong trường hợp này, vi khuẩn được coi là mầm bệnh lành mạnh. Tuy nhiên, họ có thể chuyển mầm bệnh sang những người khác, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, tuyệt đối không được hôn môi trẻ em để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm cho trẻ.

Viêm amidan cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm amidan ở trẻ em có nguy hiểm không còn phải phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc và điều trị.

Khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu viêm amidan cấp không được xử lý phù hợp, sẽ trở thành viêm amidan mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bao gồm:

  • Áp xe quanh amidan: Đây là biến chứng thường gặp từ viêm amidan do vi khuẩn. Có thể gây tắc nghẽn đường thở, lan rộng và gây nhiễm trùng huyết.
  • Áp xe phế quản: Có thể tổn thương đường thở, ăn mòn động mạch cảnh, gây huyết khối tĩnh mạch ở tĩnh mạch cảnh trong rất nguy hiểm.
  • Nhiễm trùng lây lan: Khi không được điều trị, vi khuẩn liên cầu khuẩn có thể lây lan từ cổ họng đến tai giữa, xoang hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nhiễm trùng này có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm cầu thận hoặc viêm cân mạc hoại tử.
  • Sốt thấp khớp: Mặc dù hiếm gặp, nhưng sốt thấp khớp có thể xảy ra nếu viêm viêm amidan không được điều trị hoặc người bệnh không uống thuốc kháng sinh đủ liều, đủ ngày. Sốt thấp khớp xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn, có thể dẫn đến tổn thương tim vĩnh viễn.

Ngoài ra, bé bị viêm amidan cấp không điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm cầu thận hoặc sốt tinh hồng nhiệt.

Làm sao để chẩn đoán bệnh chính xác?

Hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ tìm hiểu về các triệu chứng của trẻ, thời gian khởi phát, mức độ nghiêm trọng, tiền sử bệnh lý và dị ứng, cũng như các yếu tố nguy cơ khác. Các triệu chứng điển hình bao gồm sốt, đau họng, khó nuốt, mệt mỏi, chán ăn, ho, chảy nước mũi và đau đầu.

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ cơ thể trẻ, đặc biệt chú ý đến hạch bạch huyết ở cổ, amidan và các vùng xung quanh. Amidan bị viêm thường sưng đỏ, có thể có chấm trắng hoặc mủ.

Chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp
Chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp

Xét nghiệm:

  • Test nhanh kháng nguyên liên cầu khuẩn nhóm A: Xác định nhanh xem vi khuẩn này có phải là nguyên nhân gây viêm amidan hay không.
  • Nuôi cấy dịch họng: Xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh và kiểm tra độ nhạy cảm với kháng sinh.
  • Xét nghiệm công thức máu: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Xét nghiệm CRP: Đo lường mức độ viêm trong cơ thể.

Chẩn đoán phân biệt: Viêm amidan cấp cần được phân biệt với các bệnh lý khác như viêm họng do virus, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn và viêm thanh khí phế quản.

Đối tượng trẻ có nguy cơ cao mắc viêm amidan

  • Trẻ nhỏ (3-7 tuổi): Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, amidan hoạt động mạnh để chống lại tác nhân gây bệnh nên dễ bị quá tải và viêm nhiễm.
  • Trẻ tiếp xúc với mầm bệnh: Trẻ đi học, nhà trẻ thường dễ lây nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường xung quanh.
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu: Mắc bệnh mãn tính (hen suyễn, dị ứng), dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Yếu tố môi trường: Sống trong môi trường ô nhiễm, không khí lạnh, độ ẩm cao, tiếp xúc với khói thuốc.
  • Tiền sử gia đình: Gia đình có người bị viêm amidan cấp, trẻ dễ mắc do di truyền và môi trường sống chung.
  • Trẻ bị dị ứng: Dị ứng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn.
  • Trẻ bị viêm VA: Vi khuẩn, virus từ mũi họng dễ lan xuống amidan gây viêm.
  • Trẻ sức đề kháng kém: Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, khoáng chất, stress, mệt mỏi.
  • Trẻ có bệnh lý bẩm sinh: Bất thường cấu trúc vùng mũi họng như vòm họng hẹp, khe hở vòm miệng.

Biện pháp phòng ngừa viêm amidan ở trẻ hiệu quả

  • Vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng và duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
  • Dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước và hạn chế đồ ăn quá ngọt, quá mặn, đồ uống có gas và thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung men vi sinh cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tăng cường sức đề kháng: Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, khuyến khích vận động, đảm bảo giấc ngủ và giữ ấm cơ thể. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn và hóa chất độc hại.
  • Vệ sinh môi trường sống: Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ thường xuyên. Giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bệnh: Cách ly trẻ, cho nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Nếu cần thiết, sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc diễn biến nặng hơn.

Chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật
Chế độ ăn uống khoa học, đa dạng và nhiều dưỡng chất giúp trẻ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật

Khi nào trẻ bị viêm amidan cấp cần gặp bác sĩ?

  • Sốt cao kéo dài: Trẻ sốt trên 38,5 độ C quá 2 ngày, hoặc sốt tái đi tái lại dù đã dùng thuốc. Đặc biệt nếu kèm co giật, li bì, khó đánh thức.
  • Đau họng dữ dội: Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, khó nuốt, thậm chí nôn ói do đau.
  • Khó thở: Thở nhanh, gấp, khò khè, nhất là khi ngủ. Amidan có thể sưng to, cản trở đường thở.
  • Hơi thở hôi: Hơi thở trẻ có mùi hôi khó chịu, kèm các dấu hiệu sốt, đau họng.
  • Sưng hạch bạch huyết: Hạch ở cổ sưng to, đau, kèm sốt, mệt mỏi.

Ngoài ra, cần đi khám ngay nếu:

  • Trẻ dưới 3 tuổi bị viêm amidan cấp.
  • Bệnh tái phát nhiều lần.
  • Trẻ có bệnh mãn tính khác (hen suyễn, tim mạch...).
  • Đã dùng thuốc kháng sinh mà không đỡ.

Gợi ý phương pháp điều trị bệnh an toàn

Viêm amidan cấp ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng thường gặp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc điều trị kịp thời và hiệu quả không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Tây y cải thiện nhanh triệu chứng bệnh

Điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em tập trung vào việc giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn hoặc virus) và mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị triệu chứng:

  • Hạ sốt: Nếu trẻ sốt cao trên 38.5°C, có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen theo liều lượng khuyến cáo cho độ tuổi và cân nặng của trẻ.
  • Giảm đau họng: Sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen hoặc thuốc xịt họng có chứa thành phần gây tê tại chỗ.
  • Bổ sung nước và điện giải: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước trái cây hoặc dung dịch bù nước và điện giải để tránh mất nước do sốt và đau họng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh vận động mạnh, đảm bảo giấc ngủ đủ giấc.
  • Chế độ ăn uống: Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, tránh thức ăn cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Việc dùng thuốc Tây cho trẻ em cần có sự chỉ định của bác sĩ
Việc dùng thuốc Tây cho trẻ em cần có sự chỉ định của bác sĩ

Điều trị nguyên nhân

  • Viêm amidan do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp. Lưu ý, cần sử dụng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm.
  • Viêm amidan do virus: Không cần sử dụng kháng sinh. Điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Các thuốc khác:

  • Thuốc giảm ho: Chỉ sử dụng khi trẻ ho nhiều, gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thuốc thông mũi: Giúp trẻ dễ thở hơn nếu bị nghẹt mũi.
  • Thuốc chống viêm: Giúp giảm sưng, đau trong trường hợp amidan bị viêm nặng.

Ưu điểm: Hiệu quả nhanh, tiện lợi, kiểm soát biến chứng.

Nhược điểm: Kháng thuốc, tác dụng phụ, không hiệu quả với viêm do virus.

Điều trị từ căn nguyên gây bệnh với bài thuốc Đông y

Đông y xem viêm amidan cấp là biểu hiện của sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể, thường do ngoại tà (phong hàn, phong nhiệt) xâm nhập vào phế và tỳ vị. Tùy vào thể bệnh cụ thể, thầy thuốc sẽ lựa chọn bài thuốc phù hợp với nguyên tắc:

  • Thể phong hàn: Ôn tán phong hàn, thông khiếu giải biểu.
  • Thể phong nhiệt: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm lợi hầu.
  • Thể phong nhiệt phối hợp thấp nhiệt: Thanh nhiệt hóa thấp, lợi yết tiêu thũng.

Các bài thuốc thường dùng như:

Bài thuốc 1:

  • Thành phần: Kim ngân hoa, liên kiều, bồ công anh, kinh giới, bạc hà, cam thảo.
  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm lợi hầu, thường dùng cho thể phong nhiệt.
  • Liều dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia 2-3 lần.

Thuốc Đông y lành tính, an toàn với trẻ nhỏ
Thuốc Đông y lành tính, an toàn với trẻ nhỏ

Bài thuốc 2:

  • Thành phần: Bạc hà, ngưu bàng tử, kim ngân hoa, cát cánh, huyền sâm, liên kiều, cam thảo, mạch môn.
  • Công dụng: Tán phong nhiệt, thanh lợi hầu họng, thường dùng cho thể phong nhiệt.
  • Liều dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia 2-3 lần.

Bài thuốc 3:

  • Thành phần: Kinh giới, phòng phong, bạch chỉ, cát cánh, cam thảo, liên kiều.
  • Công dụng: Tán hàn giải biểu, thông khiếu đau, thường dùng cho thể phong hàn.
  • Liều dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia 2-3 lần.

Ưu điểm: An toàn, lành tính, hiệu quả trong giảm triệu chứng, tăng cường sức đề kháng, ít xâm lấn, có thể kết hợp Tây y.

Nhược điểm: Hiệu quả chậm, khó xác định liều lượng, không phù hợp mọi trường hợp. Cần kiên trì sử dụng, khó tìm thầy thuốc uy tín.

Mẹo dân gian chữa viêm amidan cấp bệnh tại nhà

  • Súc họng bằng nước muối: Nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng (1/2 thìa cà phê muối với 240ml nước ấm) có khả năng làm sạch khoang miệng, họng, giảm sưng viêm và loại bỏ vi khuẩn. Cho trẻ súc họng nhiều lần trong ngày để giảm đau rát và khó chịu.
  • Uống nước chanh ấm pha mật ong: Chanh giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, mật ong có tính kháng khuẩn và làm dịu cổ họng. Pha một ít nước cốt chanh tươi với nước ấm và mật ong, cho trẻ uống từng ngụm nhỏ để giảm đau, giảm ho và kháng viêm.
  • Sử dụng tỏi: Tỏi chứa allicin, một hợp chất có khả năng kháng khuẩn mạnh. Có thể cho trẻ ngậm một tép tỏi nhỏ đã bóc vỏ trong vài phút hoặc thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày.
  • Uống trà gừng: Gừng có tính ấm, giúp giảm đau, kháng viêm và giảm ho. Pha trà gừng ấm với một chút mật ong để trẻ dễ uống hơn.
  • Dùng lá húng chanh: Lá húng chanh chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, giảm ho và long đờm. Giã nát lá húng chanh, thêm chút đường phèn hoặc mật ong, hấp cách thủy và cho trẻ uống.

Lá húng chanh có tác dụng chống viêm, làm giảm đau rát cổ họng
Lá húng chanh có tác dụng chống viêm, làm giảm đau rát cổ họng

Ưu điểm: An toàn, ít tác dụng phụ, tiện lợi, dễ thực hiện, hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, long đờm.

Nhược điểm: Nguy cơ dị ứng hoặc tương tác thuốc, không phù hợp mọi trường hợp, chậm trễ điều trị chính thống.

Dược liệu hỗ trợ trị bệnh

Dược liệu với nguồn gốc từ thiên nhiên, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giảm đau, long đờm, và tăng cường hệ miễn dịch. Việc sử dụng dược liệu không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi, ngăn ngừa biến chứng và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Với hàng ngàn loại thảo dược khác nhau, mỗi loại đều có những công dụng riêng biệt. Trong điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em, các loại dược liệu này được chia thành các nhóm khác nhau như:

  • Kháng khuẩn, kháng virus: Một số dược liệu như kim ngân hoa, liên kiều, bồ công anh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus gây viêm amidan.
  • Chống viêm, giảm đau: Cam thảo, kinh giới, cát cánh giúp giảm viêm, giảm đau họng, giảm sưng amidan.
  • Long đờm, giảm ho: Xuyên bối mẫu, mạch môn, cát cánh giúp làm loãng đờm, giảm ho, giảm kích ứng họng.
  • Tăng cường miễn dịch: Hoàng kỳ, bạch truật, nhân sâm giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ chống lại tác nhân gây bệnh.

Việc sử dụng hay kết hợp dược liệu để đảm bảo hiệu quả và an toàn cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, thầy thuốc. Người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa nắm rõ về công dụng, cách dùng.

Để phòng tránh viêm amidan cấp ở trẻ em, bạn hãy khuyến khích con rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chạm vào mũi hoặc miệng. Dặn dò con trẻ độ tuổi đi học không nên dùng chung đồ ăn, thức uống với trẻ khác, đặc biệt là trẻ bị bệnh.

Cha mẹ cũng nên thay bàn chải đáng răng thường xuyên cho trẻ. Cha mẹ nên cho con đi khám ngay nếu thấy: Trẻ bị đau họng hơn 2 ngày, sốt trên 38°C, đau hoặc khó nuốt, khó thở, amidan sưng to và đau đớn.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Cắt amidan có thể chữa khỏi viêm họng do viêm amidan gây ra, nhưng nếu viêm amidan đã gây biến chứng sang vùng hầu họng thì vẫn có thể bị viêm họng và cần thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị.

Viêm amidan thường gây sốt, đặc biệt là viêm amidan cấp tính có thể gây sốt cao từ 38-39 độ C. Viêm amidan mãn tính có thể không gây sốt hoặc sốt nhẹ. Thời gian sốt thường kéo dài từ 1-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 7-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm amidan có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị viêm amidan do vi khuẩn, đặc biệt là trường hợp mãn tính hoặc quá phát.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi sốt cao hoặc đau nhức.
  • Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm ho: Giảm ho và cải thiện triệu chứng.
  • Thuốc chống phù nề: Giảm sưng đau amidan.

Cắt amidan có thể gây đau hoặc không, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật.

  • Phương pháp truyền thống: Gây đau trong 2-3 ngày sau phẫu thuật và có thể chảy máu trong và sau phẫu thuật.
  • Phương pháp hiện đại: Không gây đau đớn, chỉ có cảm giác đau râm ran sau vài tiếng phẫu thuật.

Thời gian hết đau cũng tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật:

  • Phương pháp truyền thống:Đau âm ỉ 1-2 ngày sau phẫu thuật.
  • Phương pháp hiện đại: Đau kéo dài khoảng 3-4 tiếng sau phẫu thuật.

Viêm amidan có thể nổi hạch ở cổ. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus tấn công amidan khiến các hạch bạch huyết phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất bạch cầu lympho chống lại tác nhân gây bệnh. Hạch nổi lên thường có hình tròn và kích thước to nhỏ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm amidan mãn tính có thể cắt, không nguy hiểm và tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần cắt amidan. Chỉ nên cắt amidan trong các trường hợp sau:

  • Viêm amidan mãn tính nhiều năm (5-6 năm), triệu chứng nặng và tái phát liên tục.
  • Viêm amidan tái phát kèm hạch ở cổ.
  • Viêm amidan có biến chứng áp xe quanh amidan.
  • Viêm amidan kéo dài kèm hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Viêm amidan có biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang,...

Cắt amidan không nguy hiểm nếu được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và chất lượng. Thủ thuật này giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc ở cơ sở không đảm bảo, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Giá cắt amidan thường dao động từ 5 đến 15 triệu đồng, phụ thuộc vào cơ sở y tế và phương pháp phẫu thuật được lựa chọn. Bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để biết thông tin chi tiết và chính xác nhất.

Thông thường, thời gian phục hồi trung bình sau khi cắt amidan dao động từ 10 đến 14 ngày. Tuy nhiên, khả năng hồi phục sau quá trình phẫu thuật của mỗi người bệnh đều khác nhau. Cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố như phương pháp phẫu thuật, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh...

Cắt amidan là một can thiệp ngoại khoa đơn giản, thường được chỉ định trong trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc gây ra biến chứng nghiêm trọng. Việc quyết định cắt amidan cho người lớn cần dựa vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần thăm khám và tuân thủ hướng dẫn sau phẫu thuật để hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Amidan Cấp Ở Trẻ Em bằng YHCT


Bình luận (57)

  1. Cát Cát Đỗ says: Trả lời

    Con mình hay bị đau ốm, người ớn lạnh, gầy còm, sốt cao về chiều. Mình có đưa con đi khám, uống kháng sinh và cả thuốc ngoại được cậu nó gửi từ nước ngoài về, thế mà cũng một thời gian rồi không thấy khả thi. Sau thấy con bé nhà hàng xóm cũng hay bị ốm đau như vậy nhưng đợt này nhìn khỏe hẳn, mình hỏi dò thì biết cháu nó khám bệnh trung tâm kế thừa và ứng dụng đông y Việt Nam và uống thuốc thanh hầu bổ phế thang này https://www.vpeg.vn/bai-thuoc-thanh-hau-bo-phe-thang-chua-viem-hong/ Mình đặt lịch đưa con đi khám ngay. Sau một lúc kiểm tra, hỏi thăm, BS kê cho thuốc thanh hầu bổ phế thang và giải độc chống viêm viên cao + 1 lọ ngậm. Thuốc viên uống sau ăn 2 lần sáng tối, mỗi lần lấy 1 viên hoà với nước rồi uống, thuốc ngậm mỗi lần ngậm 1/2 thìa cf. Con uống và ngậm thuốc được 7 ngày thì đỡ ho, ngứa họng. Sau 15 ngày chỉ còn ho nhẹ, hết 1 tháng thì không còn ho, sốt, chảy mũi. Mình cho con uống thêm 1 tháng theo lời khuyên của bác sĩ để tăng sức đề kháng và lọc bớt những chất độc. Tính ra từ khi khỏi ở đó đến giờ cũng lâu lâu rồi bé không bị lại, sức khỏe rất tốt

    1. Mẹ nhím says:

      Mẹ nó ơi, uống thuốc này có táo bón không, con tui uống kháng sinh táo bón với nổi mụn nhiều quá

    2. Cát Cát Đỗ says:

      Thuốc đông y chỉ có mát chứ sao táo được bạn, hơi ngại chút chứ mình dùng thuốc xong đi vệ sinh dễ hơn hẳn ý:))) mà đã cũng đẹp hơn, chắc loại bỏ được độc tố trong cơ thể

    3. Hoàng Ngân Quân says:

      E cũg côg nhận thuốc này tốt thật ấy c, mà bs Phương khám cho con e cũng jỏi nữa, bắt mạch fát là ra bệh hết lun. Con e cũg đc kê cho 2 loại viên với 1 ngậm, uốg 1 thág là khỏi lun rồi

    4. Di nhiên says:

      Trung tâm kế thừa và ứng dụng đông y Việt Nam này chỉ khám bác sĩ Lê Phương là tốt thôi hay sao ạ? Em thấy ai cũng giới bác sĩ Phương cả

    5. Lệ Ngọc says:

      Mình khám ở ngoài Hà Nội, lần đầu là bác sĩ Phương khám, lần 2 là bác sĩ Đăng khám, cả 2 bác sĩ mình đều thấy nhiệt tình, hướng dẫn cụ thể. Bạn muốn khám bác sĩ nào thì nên đặt lịch trước mà qua khám

  2. Bjnh mình le says: Trả lời

    con minh bi sung viem co hong, sot, bieng an, minh co cho con dung paratamon, penxilin…. nhung khong hieu sao khong het sot ma con sung hach va viem tai giua, kem theo tieu chay, ai co kinh nghiem tri viem hon, sot o tre chia se tui voi

    1. Sunny Le says:

      Uống thuốc kháng sinh bao giờ cũng có tác dụng phụ cả bạn ạ, có thể đau đầu, hồi hộp, tim đập nhanh, tiêu chảy hoặc táo bón… dùng kháng sinh chỉ dùng trong thời gian ngắn chứ đừng nên lạm dụng nhé

    2. Thuỳ Trâm Nguyễn says:

      Viêm họng, sốt có thể xử lý bằng cách tắm nhanh bằng nước ấm, lau mát ở những nách, bẹn… kết hợp với súc nước muối hằng ngày và tích cực cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là chanh mật ong nóng hoặc lá hẹ hấp đường phèn. Đừng cho bé chơi đùa quá nhiều, sáng sớm tắm nắng buổi sáng ra tốt. bạn thử các cách trên xem bệnh có đỡ không, nếu không thì đưa đến bác sĩ nhé, nhiều khi tưởng bệnh nhẹ mà lại nguy hiểm lắm.

  3. Tuệ Xuân - công nhân says: Trả lời

    Con em cả năm cứ khoảng vài tháng lại mắc amidan 1 lần toàn phải dùng kháng sinh, em tính cho con đi cắt amidan chứ lần nào cũng dùng kháng sinh rất là sốt ruột quá, cứ mỗi lần viêm là sốt và ho ngày ho đêm. Các mẹ có phương pháp nào tốt chỉ em với

    1. Vân Quỳnh says:

      Đồng cảnh ngộ rồi mẹ nó ạ, con tôi cũng một năm cứ vài tháng bị viêm amidan, ban ngày còn đỡ, ban đêm ho như muốn đứt ruột đứt gan, xót con lắm mà cho uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. May sao được mách đến chỗ bác sĩ Phương của trung tâm thừa kế, sau khi uống 3 tháng thuốc bác sĩ kê thì một năm trở lại đây không thấy ho, cảm sốt vặt nữa. Khuyên mẹ nó dắt em đến bác sĩ Phương khám cho con xem thế nào

    2. Hạ Trân 1898 says:

      Em mới tra google và biết đến bác sĩ Lê Thị Phương của trung tâm thừa kế chữa viêm họng cho cả người lớn và trẻ nhỏ, có nhiều bài viết nói đến nhưng em vẫn phân vân, bây giờ thấy chị nói chữa khỏi làm em yên tâm hơn rồi, để em cho con qua gặp bác sĩ khám

    3. Đặng Băng Tâm says:

      Bác Sĩ Lê Phương từng làm đến vị trí Phó giám đốc bệnh viên yhct Hà đông đấy chị, kinh nghiệm dày dặn mấy chục năm lận, trong giới khen ngợi về công trình nghiên cứu và những đóng góp của bác sĩ lắm. Mà mấy người công ty em cũng hay nhắc đến, bảo là chữa viêm amidan, viêm họng đủ loại bằng thuốc đông y cực hay

    4. Cẩm Hường says:

      Đợt trước có đến đưa bé cháu đến khám mà lịch khám của bác sĩ Phương đông quá, chưa khám, chưa hỏi han được gì cả. Có chị em nào đưa con/cháu gì đó đến khám rồi thì hướng dẫn tôi với, đến từ mấy giờ là khám được

    5. Bích Ty says:

      Ak khám bác sỷ Phương thì chỉ phải hẹn lịch trước vì bác sỷ nổi tiếng mà, ai cũng muốn tới khám cả. Em gửi chị sdt này chị liên hệ đặt lịch nhé (024) 710 99 838, đặt lịch rồi thì chị chỉ cần đến trong khung giờ từ 8h-17:30 thôi, không cần phải đến sớm đợi làm gì

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan