Chữa trĩ bằng Đông y từ lâu đã là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn bởi nhiều ưu điểm. Bài viết hôm nay tapchidongy sẽ bật mí cho bạn một số bài thuốc Đông y chữa trĩ hiệu quả và đảm bảo an toàn. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra những lưu ý cho bạn để đạt được những kết quả như mong đợi.
Có nên chữa bệnh trĩ bằng Đông y hay không?
Trước khi đi vào tìm hiểu các bài thuốc chữa trĩ Đông y đang được áp dụng phổ biến hiện nay thì chúng ta cùng giải đáp thắc mắc của không ít người đó là “có nên chữa trĩ bằng Đông y hay không?” Bởi không phải ai cũng đặt trọn niềm tin vào phương pháp này.
Theo quan niệm của Đông y, bệnh trĩ còn được gọi là trĩ sang hoặc bệnh lòi dom. Bệnh khởi phát do khí hư, khí trệ khiến cho đại tràng không thông, điều này làm cho cơ nhục yếu, tổn thương giáng hạ mạch lạc rồi sinh ra tình trạng huyết ứ ở trực tràng hậu môn.
Một khi bệnh không được khắc phục sớm và đúng cách thì bệnh trĩ có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh gồm: Viêm tắc tĩnh mạch trên búi trĩ, tắc nghẽn búi trĩ cấp tính, sung huyết trĩ cấp tính, rò hậu môn, u trĩ xơ, u trĩ da, nghiêm trọng hơn là áp xe,…
Hiện nay, người bệnh trĩ thay vì lựa chọn phương pháp Tây y lại có xu hướng tìm đến bài thuốc Đông y nhiều hơn. Vậy có nên áp dụng phương pháp này cho bệnh trĩ hay không? Để giải đáp cho câu hỏi này chúng ta hãy cùng phân tích ưu và nhược điểm của Đông y trong chữa trĩ, cụ thể:
Ưu điểm:
- Trị bệnh tận gốc: Đây chính là ưu điểm đầu tiên của thuốc Đông y trong chữa trĩ. Với các vị thuốc được kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng trong bài thuốc điều trị không chỉ giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng khó chịu mà trĩ gây ra. Đồng thời bài thuốc Đông y còn giúp bồi bổ cơ thể, khôi phục các chức năng cơ thể từ bên trong, mang lại hiệu quả toàn diện.
- An toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ: Với thành phần thuốc 100% thảo dược thiên nhiên, thuốc Đông y mang đến sự an toàn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ dù bài thuốc được sử dụng lâu dài.
- Không xâm lấn, không gây đau đớn cho người bệnh: Bệnh trĩ có phần tế nhị với người bệnh và nếu triệu chứng nặng sẽ gây khó chịu và đau đớn. Lúc này Đông y là phương pháp điều trị hữu hiệu cho người bệnh với ưu điểm không gây đau đớn, không xâm lấn như phương pháp Tây y.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì chữa trĩ bằng Đông y vẫn tồn tại những điểm hạn chế trong điều trị, điển hình như:
- Bởi thuốc không tác dụng nhanh như Tây y nên cần phải sử dụng trong thời gian dài.
- Lích kích khi sử dụng, bởi hầu hết thuốc Đông y chữa trĩ được kê dưới dạng thuốc theo dạng đun sắc uống hoặc ngâm rửa. Người bệnh sẽ tốn thời gian vào công việc sắc thuốc.
- Hiệu quả điều trị thường phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có người chỉ cần dùng một liệu trình đã khỏi, nhưng có người lại cần phải dùng nhiều hơn.
10+ bài thuốc chữa trĩ bằng Đông y được sử dụng nhiều hiện nay
Trong Đông y, chữa trĩ có thể sử dụng đơn lẻ thuốc uống trong hoặc kết hợp thuốc ngâm rửa và bôi ngoài hậu môn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Đông y thì nên kết hợp cả 3 phương pháp nhằm mang lại kết quả tối ưu cho người bệnh.
Bài thuốc chữa trĩ bằng Đông y dạng uống
Những bài thuốc dưới đây thường được kê đơn cho cả trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại. Khi sử dụng, các vị thuốc sẽ tác động sâu vào cơ thể, điều trị từ bên trong, đồng thời tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể.
Không những thế, những người bị khô miệng, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt không tốt, người mệt mỏi, hơi thở ngắn… cũng có thể sử dụng các bài thuốc này để khắc phục, tuy nhiên cần phải được chỉ định của bác sĩ có chuyên môn Đông y.
Một số bài thuốc uống trong được sử dụng nhiều từ trước tới nay có thể kể đến như:
Bài thuốc 1:
- Vị thuốc gồm: Kinh giới, kim ngân hoa; hoa hòe, trắc bá diệp, chi tử, địa du; xích thược, chỉ xác; cam thảo 4g… Liều lượng thay đổi tùy vào thể bệnh, đối tượng sử dụng
- Cách chế dùng: Kinh giới, kim ngân hoa, hòe hoa, trắc bá diệp, chi tử đem sao đen. Sau đó cho tất cả các vị thuốc vào ấm để sắc uống hàng ngày.
Bài thuốc 2:
- Vị thuốc gồm: 50gr nụ hòe, 10gr tam thất, chỉ thực, tam lăng, thiên thảo…
- Cách chế dùng: Trộn đều tất cả các vị thuốc rồi đem sắc uống.
Bài thuốc 3:
- Vị thuốc gồm: Bạch thược, sinh địa, hắc chi ma, trắc bá diệp; đương quy, đào nhân, hòe hoa, xuyên khung,; chỉ xác; đại hoàng…
- Cách chế dùng: Trộn đều các vị thuốc và sắc uống mỗi ngày một thang.
Bài thuốc 4:
- Vị thuốc gồm: Sinh địa, hòe hoa, địa du, hoàng cầm, xích thược, kinh giới, đương quy…
- Cách chế dùng: Trộn đều các vị thuốc rồi sắc uống mỗi ngày.
Bài thuốc 5:
- Vị thuốc gồm: Sinh địa, hoàng bá, hoàng liên, xích thược, đào nhân, trạch tả, đương quy, đại hoàng… Liều lượng thay đổi.
- Cách chế dùng: Tất cả các vị thuốc đem sắc lên với nước, dùng uống hàng ngày để mang lại kết quả tốt.
Chữa trĩ bằng Đông y với bài thuốc bôi
Với các trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài thì việc kết hợp các bài thuốc bôi sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Hãy nhớ rằng, trước khi dùng thuốc bạn cần phải vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, dùng khăn mềm lau khô. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc làm này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bội nhiễm, giúp các triệu chứng bệnh được phục hồi nhanh hơn. Một số bài thuốc mà bạn có thể sử dụng gồm:
- Bài 1: Ngũ bội tử 20 gam, 20 gam xà sàng tử, 30 gam tô mộc, 10 gam hạt cau, và hoàng bá 20 gam. Các vị thuốc này bạn giã nhuyễn sau đó dùng để thoa trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày.
- Bài 2: Binh lang (hạt cau) 10 gam, 30 gam tô mộc, hoàng bá 20 gam, 20 gam xà sàng tử, cây lá móng 20 gam. Các vị thuốc này bạn giã nhuyễn sau đó dùng để thoa trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày.
- Bài 3: Hoàng đằng (nam hoàng liên) 20 gam, 30 gam tô mộc, 20 gam ngũ bội, 10 gam hoàng liên. Các vị thuốc này bạn giã nhuyễn sau đó dùng để thoa trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày.
Bài thuốc ngâm rửa chữa bệnh trĩ
Để nâng cao hiệu quả điều trị bên cạnh thuốc bôi, thuốc uống trong sẽ được kết hợp thêm thuốc ngâm rửa. Việc ngâm rửa giúp người bệnh giảm đi những cơn ngứa ở vùng hậu môn. Bên cạnh đó, với các thảo dược có tính kháng sinh thực vật cao sẽ giúp sát khuẩn, kháng viêm, lưu thông máu tốt ở vùng hậu môn, điều này sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng sưng viêm búi trĩ.
Bài thuốc 1:
- Vị thuốc gồm: Ngải cứu, kinh giới, hòe hoa, chỉ xác, phèn chua… kết hợp cùng một vài vị thuốc nam quý khác.
- Cách chế dùng: Tất cả các vị thuốc đem trộn đều, rửa sạch nếu cần, sau đó cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước. Dùng nước này xông hậu môn khoảng 20 – 30 phút, khi nước nguội lấy ngâm rửa hậu môn. Áp dụng bài thuốc đông y này 1 lần/ngày.
Bài thuốc 2:
- Vị thuốc gồm: Rau sam tươi, hòe hoa, ngũ bội tử, bạch chỉ, cam thảo, xuyên tiêu, 12g, mộc qua, sinh bạch phàn… Thuốc được gia giảm thành phần tùy vào cơ địa mỗi người.
- Cách chế dùng: Tất cả các vị thuốc này bạn đem đun với 2 lít nước. Khi nước sôi thì tắt bếp sau đó dùng để xông hậu môn. Khi nước đã nguội bớt lấy nước sắc này để rửa lại hậu môn.
Bài thuốc 3:
- Vị thuốc gồm: Huyền minh phấn, đại hoàng kết hợp cùng minh phàn… tùy theo mức độ bệnh.
- Cách chế dùng: Tất cả các vị thuốc đem đun sôi với lượng nước vừa đủ, sau đó xông hậu môn, khi nước nguội dùng nước này rửa hậu môn.
Tương tự như bài thuốc bôi cũng như các bài thuốc ngâm rửa điều trị bệnh khác bạn cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn, lau khô bằng khăn sạch trước khi dùng thuốc.
Những lưu ý quan trọng khi điều trị trĩ bằng Đông y
Việc chữa trĩ không thể diễn ra nhanh chóng trong ngày 1 ngày 2, hơn nữa tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa chính là điều kiện tiên quyết để sớm đánh bay bệnh lý khó chịu này. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để giúp hỗ trợ điều trị được tốt nhất.
- Muốn đạt được hiệu quả cao người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh (đại tiện) để tránh tình trạng bội nhiễm.
- Điều chỉnh, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như: Tăng cường ăn rau xanh, thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như gạo lứt, rau mồng tơi, bắp cải, khoai lang, chuối…
- Đồng thời tránh những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng. Ngoài ra, người bệnh không nên uống rượu, bia hay các chất kích thích khác.
- Khi bị trĩ người bệnh không nên ngồi lâu khi đi đại tiện, thường xuyên ngâm hậu môn trong nước ấm sẽ giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.
- Người bệnh nên thực hiện các bài tập thể dục thể thao giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Các môn thể thao, bài tập có thể áp dụng như: Đi bộ, tập yoga, bơi lội. Tránh các môn thể thao yêu cầu phải chạy nhanh, nâng tạ, ngồi thiền…
- Trường hợp dùng thuốc chữa trĩ một thời gian không có tiến triển hoặc cảm thấy bệnh nặng hơn thì người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Hi vọng rằng qua bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các bài thuốc chữa trĩ bằng Đông y hiệu quả cũng như những lưu ý để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất. Trĩ là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe nên người bệnh cần chủ động thăm khám khi có triệu chứng bệnh. Đồng thời trong quá trình điều trị hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có được hiệu quả như mong muốn, tránh biến chứng. Chúc bạn sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!