Xoắn đại tràng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số người bệnh tắc đường ruột, tập trung ở nhiều lứa tuổi và tỷ lệ nam nhiễm bệnh nhiều hơn nữ giới. Căn bệnh sẽ gây ra tình trạng xoắn ruột, tắc nghẽn, thiếu máu cục bộ rất nguy hiểm. Hãy trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình!
Xoắn đại tràng là gì? Các loại thường gặp
Xoắn đại tràng khác với viêm đại tràng, đây là một bệnh lý đã quá phổ biến ở lứa tuổi trung niên (trên 50) và trẻ nhỏ, là hiện tượng đại tràng bị xoắn vòng, thậm chí vòng xoắn có thể lên đến 180 - 540 độ, gây ra những triệu chứng trướng bụng, tắc nghẽn và thiếu máu cục bộ.
Bệnh gây nhiều tác động tiêu cực lên hoạt động của nhu động ruột trong việc đẩy chất thải và khí ra khỏi cơ thể sẽ gặp trở ngại khi đến vị trí xoắn, từ đó cũng sẽ tăng áp lực lên đại tràng. Bệnh xoắn ruột đại tràng có hai loại chính thường gặp.
Xoắn đại tràng sigma (xích ma)
Với tỷ lệ mắc bệnh chiếm đến 8% trong tổng số bệnh nhân bị tắc đường ruột, tập trung nhiều ở độ tuổi trung niên (trên 50 tuổi) và trẻ em, xảy ra nhiều hơn ở nam giới thì đây là loại phổ biến của bệnh xoắn đại tràng.
Chiều xoắn của ruột đại tràng sẽ ngược lại với chiều của kim đồng hồ, tức là từ trái sang phải. Nếu cứ xoắn một vòng rưỡi thì bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến thiếu máu cục bộ.
Chỉ cần không được điều trị, cấp cứu đúng cách sẽ rất dễ bị hoại tử hoặc thủng ruột. Bệnh có thể sẽ chuyển biến thành bán tính, cấp tính hoặc mãn tính.
Xoắn manh tràng
So với loạn xoắn sigma ở trên thì xoắn manh tràng là tình trạng bệnh dễ gặp ở những người trong độ tuổi từ 20 - 40 hơn, hiếm gặp ở trẻ con và chỉ chiếm khoảng 1 - 3% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn đường ruột.
Ngược lại với xoắn đại tràng xích ma, loại bệnh này sẽ xoắn quanh trục lên, là hiện tượng do dây dính nên manh tràng sẽ bị gập lên theo chiều của trục ngang.
Có hai hình thức chính của xoắn manh tràng:
- Xoắn thật sự: Nguy cơ bị dẫn đến hoại tử là rất cao (chiếm đến ⅔ tổng số người mắc bệnh xoắn manh tràng). Hay nói một cách dễ hiểu thì cứ 3 người bệnh xoắn manh tràng thì sẽ có 2 người bị hoại tử.
- Gập góc manh tràng: Manh tràng gập lên trên theo chiều trục ngang, với hình thức này thì bệnh có thể điều trị bằng nội soi hoặc thụt.
Triệu chứng phổ biến của bệnh
Mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau vì không phải ai cũng có cùng nguyên nhân, mức độ bệnh khác nhau. Một số triệu dấu hiệu bệnh xoắn đại tràng thường gặp:
- Đau bụng: Nét đặc trưng của bệnh này là sẽ đau dữ dội ở một vùng bị xoắn, rồi sau đó mới lan sang những vùng xung quanh của ổ bụng hoặc đau từng cơn ở vùng dưới rốn.
- Cảm giác đầy bụng, trướng bụng: Nếu tập trung nhiều ở phần bên trái thì đó là xoắn đại tràng xích ma, ngược lại bên phải sẽ là xoắn manh tràng.
- Bụng phình to bất thường, cảm giác rất khó chịu.
- Buồn nôn, nôn, cảm giác bị bí trung, đại tiện khó khăn.
- Tiền sử từng mắc bệnh táo bón mãn tính cũng là một nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây xoắn đại tràng
Trên thực tế thì chưa có kết luận cụ thể và chi tiết về nguyên do gây bệnh xoắn đại tràng, nhưng dựa theo nghiên cứu và khảo sát thì các chuyên gia cũng đã đưa ra được những nguyên nhân thường gặp.
Đối với xoắn ruột đại tràng sigma, là do:
- Phần đại tràng sigma có kích thước dài: Nhiều bệnh nhân bị phần ruột này bị dài hơn so với thông thường do bẩm sinh hoặc là biến chứng của một số bệnh lý đại tràng.
- Rễ mạc treo củ đại tràng xích ma có độ dài ngắn hơn bình thường.
- Khoảng cách giữa hai chân đại tràng sigma gần nhau.
- Táo bón liên tục, bị phình đại tràng bẩm sinh, hậu quả do viêm nhiễm hoặc bệnh lý khác..
Đối với xoắn manh tràng: Thì nguyên nhân chính gây bệnh là sự bất thường cố định đại tràng lên manh tràng, vào thành bụng do dày dính, ăn quá no hoặc bà bầu bị u vùng chậu.
Bệnh xoắn đại tràng có nguy hiểm không?
Với những triệu chứng kể trên thì người bệnh cũng sẽ thấy bệnh có khá nhiều điểm khác biệt so với các bệnh lý thuộc đường tiêu hóa khác. Vậy nên khi cơ thể có những bất thường như vậy thì cần phải có hướng xử lý nhanh chóng.
Bởi khi bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, khó thở, chóng váng…
- Hoại tử (sốt, ấn bụng bị đau) hoặc thủng đại tràng (viêm mạc toàn thể)... Nếu không được chữa trị, cấp cứu kịp thời có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Phương pháp điều trị xoắn ruột đại tràng hiệu quả nhất hiện nay
Với thời đại công nghệ Y khoa phát triển như hiện nay thì bệnh xoắn đại tràng cũng đã có thêm nhiều phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và khả năng hồi phục nhanh chóng hơn so với trước kia.
Thông thường thì người bệnh sẽ được bác sĩ thực hiện chụp X - quang hoặc chụp CT cắt lớp để chẩn đoán bệnh rồi sau đó sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Bởi họ cần phải xác định được tình trạng bệnh đang ở mức độ nào.
- Đối với bệnh nhân chưa có dấu hiệu hoại tử đại tràng:
Thì bác sĩ sẽ thực hiện cách tháo xoắn thông qua biện pháp nội soi đại tràng hoặc thụt barium. Sau đó sẽ sử dụng dụng cụ y khoa để tiến hành phẫu thuật để đính phần manh tràng và đại tràng vào thành bụng, để hạn chế sự tái phát của bệnh.
- Đối với bệnh nhân đã có dấu hiệu hoại tử:
Với trường hợp này, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao nếu như không được nhanh chóng phẫu thuật. Nên đương nhiên bác sĩ cũng sẽ đưa ra chỉ định cấp cứu nhanh nhất có thể.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị này, người bệnh dễ bị tai biến phẫu thuật nên chỉ với những người bệnh chỉ còn cách phẫu thuật hoặc hoại tử thì mới áp dụng phương pháp này.
Lời khuyên về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Mặc dù sau điều trị người bệnh cũng có thể quay trở lại cuộc sống bình thường sau một thời gian phục hồi sức khỏe, nhưng nếu bệnh nhân không tuân thủ và áp dụng theo đúng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện của chuyên gia thì bệnh vẫn có thể tái diễn, thậm chí còn bị trở nặng hơn.
Dưới đây sẽ là những chia sẻ của chuyên gia đầu ngành tư vấn về cách bảo vệ sức khỏe sau phẫu thuật và phòng ngừa bệnh quay trở lại.
- Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể ở mức độ vừa phải: Chất đạm (thịt nạc, ức gà…), vitamin từ trái cây, chất xơ hòa tan tự nhiên (rau củ họ nhà bí,...), men vi sinh có lợi cho đường ruột (sữa chua không chứa lactose…),...
- Hạn chế ăn quá no, uống nhiều nước ngay khi vừa dùng bữa.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, từ 1 - 3 lít nước một ngày.
- Không sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất kích thích, cồn, ga...
- Tạo thói quen đại tiện vào mỗi buổi sáng, hằng ngày để đường ruột không bị nhiều áp lực.
- Lên lịch tập luyện thể dục thể thao, để cơ thể nâng cao được sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Với việc áp dụng theo như cách ở trên một cách hợp lý thì sức khỏe của mỗi người đều được đảm bảo hơn. Nhưng để chắc chắn hơn về khả năng mắc bệnh thì mỗi người nên lên lịch cho bản thân lịch khám bệnh định kỳ. Đồng thời không thờ ơ trước những biểu hiện của bệnh kể trên, nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và sớm được điều trị nếu mắc phải. Như vậy, căn bệnh xoắn đại tràng sớm muộn cũng sẽ bị biến mất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!