Viêm phế quản nên ăn gì nhanh khỏi bệnh là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân. Bởi lẽ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý, bạn sẽ sớm chữa khỏi bệnh và tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là danh sách các món ăn tốt cho sức khỏe do chuyên gia tư vấn.
Viêm phế quản nên ăn gì?
Chế độ ăn uống không chỉ giúp con người duy trì sự sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với bệnh viêm phế quản, thực phẩm tốt sẽ tác động đến hiệu quả điều trị bệnh.
Chính vì thế nhiều bệnh nhân luôn thắc mắc viêm phế quản nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh khỏi. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm chuyên gia khuyên người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
- Vitamin C: Nhóm vitamin có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm. Đối với bệnh nhân viêm phế quản, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp phục hồi sức đề kháng của cơ thể. Từ đó, nó sẽ hỗ trợ cơ thể sản xuất interferon để chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Bạn có thể tìm thấy vitamin C dồi dào trong các loại trái cây họ cam quýt (cam, quýt, bưởi), ổi, dâu tây, kiwi, bông cải xanh…
- Vitamin A: Hỗ trợ niêm mạc đường hô hấp khỏe mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên bổ sung cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài, đu đủ… vào thực đơn hàng ngày.
- Kẽm: Tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh. Hãy thêm các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều), ngũ cốc nguyên hạt, thịt bò, hải sản vào bữa ăn.
Rau xanh
Rau xanh luôn được xem là thực phẩm kỳ diệu cho sức khỏe con người. Vì nó chứa các dưỡng chất lành mạnh và thiết yếu như vitamin, chất xơ, sắt,… Một nghiên cứu của Hoa Kỳ chỉ ra rằng, tỉ lệ người ít tiêu thụ rau xanh mắc bệnh viêm phế quản nhiều hơn người ăn rau mỗi ngày. Do đó, các bạn nên bổ sung rau vào bữa ăn hàng ngày.
Có nhiều công thức để chế biến món ăn từ ranh xanh như luộc, xào, salad,… Mọi người có thể lựa chọn loại rau có màu xanh như bông cải, rau bina, súp lơ,… Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn nhiều món xào và sử dụng dầu mỡ quá mức.
Thực phẩm mềm, dễ nuốt
Triệu chứng điển hình của người bị viêm phế quản là cổ họng đau rát đi kèm cơn ho triền miên. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nuốt sẽ không tổn thương đến vùng cổ họng. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên ăn thực phẩm được nấu chín và xay nhuyễn như cháo, canh, súp. Bên cạnh đó, bệnh nhân chú ý không sử dụng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi lẽ, chúng có thể gây kích ứng cổ họng và làm bệnh nặng hơn.
Thực phẩm giàu protein
Protein được hình thành từ các axit amin rất quan trọng cho cơ thể. Nó có khả năng cải thiện sức khỏe theo nhiều cách khác nhau và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh.
Khi hấp thụ đủ protein mỗi ngày, bạn sẽ được cung cấp năng lượng cần thiết. Đối với bệnh nhân viêm phế quản, bổ sung thực phẩm giàu vitamin còn giúp cơ thể hồi phục tốt hơn. Một số loại thực phẩm người bệnh nên bổ sung gồm trứng, thịt gà, đậu phụ, thịt bò,…
Thực phẩm làm từ sữa
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao sữa lại có nhiều lợi ích tuyệt vời cho con người chưa? Sữa không những chứa dưỡng chất quan trọng mà còn là thức uống dinh dưỡng cho người có thể trạng yếu.
Bệnh nhân viêm phế quản được khuyến cáo sử dụng sữa mỗi ngày để bổ sung protein, canxi, vitamin D,… Tuy nhiên, người bệnh không nên chọn sữa có hàm lượng chất béo cao và chứa nhiều đường. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng một số chế phẩm như sữa chua để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E và K, giúp duy trì nhiều chức năng sinh lý quan trọng. Đối với người bị viêm phế quản, việc bổ sung chất béo lành mạnh vào thực đơn là cần thiết để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình hồi phục. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa mà không gây hại cho sức khỏe, người bệnh nên chọn các loại chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu cá và các loại hạt. Các chất béo này cung cấp các axit béo omega-3 và omega-6, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn.
Gia vị chứa kháng sinh tự nhiên
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại gia vị không chỉ để tăng hương vị món ăn mà còn vì những đặc tính chữa bệnh của chúng. Nhiều gia vị quen thuộc trong căn bếp của chúng ta chứa các hợp chất có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm tự nhiên. Nên thêm một số loại gia vị như gừng, tỏi, nghệ, quế… vào món ăn hàng ngày, giúp bổ sung kháng sinh tự nhiên cho cơ thể và đẩy lùi viêm phế quản.
Bị viêm phế quản nên kiêng gì?
Để có một chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cần biết đâu là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người bị viêm phế quản cần kiêng sử dụng những loại thức ăn sau đây:
Thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ
Đồ chiên rán hay đồ ăn nhanh là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Chúng ta bị hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon và giòn tan khó cưỡng của nhóm thực phẩm này. Tuy nhiên, chúng luôn nằm trong danh sách các loại đồ ăn gây hại cho sức khỏe.
Đồ chiên rán nói chung là thủ phạm gây ra những bệnh lý như tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não,… Hơn nữa, dầu mỡ và một số thành phần trong đồ chiên xào còn kích thích niêm mạc dị ứng.
Người bị viêm phế quản sẽ phải đối mặt với nguy cơ đau họng, khó thở và khiến bệnh nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế tối đa loại đồ ăn này để bảo vệ sức khỏe nói chung.
Thực phẩm có hàm lượng chất béo cao
Giống như đồ chiên rán, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao cũng nằm trong nhóm thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, đồ ăn nhiều chất béo có khả năng tăng sinh chất nhầy trong niêm mạc mũi và cổ họng. Do vậy, các triệu chứng ho, ngứa cổ, khó thở sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Người bị viêm phế quản nên loại bỏ thực phẩm có hàm lượng chất béo cao ra khỏi thực đơn. Trong thời gian điều trị, người bệnh nên kiêng phô mai, sữa, trứng,… Nếu bệnh đã bình phục hoàn toàn bạn cũng không nên ăn “thả ga” các món ăn này. Người bệnh hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Thức ăn quá mặn
Thức ăn quá mặn không tốt cho sức khỏe vì cơ chế hấp thụ muối sẽ làm tăng sinh chất nhầy. Đặc biệt người viêm phế quản mãn tính ăn mặn có thể khiến tình trạng ho, đau rát họng, đờm nặng hơn.
Đường tinh chế
Đường là tác nhân gây ức chế khả năng miễn dịch và khó thở ở người bệnh. Người bệnh ăn thực phẩm nhiều đường cũng làm tăng nguy cơ khó thở. Từ đó, đường khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Đường tinh chế được sử dụng nhiều trong thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai, bánh kẹo,… Do đó, thay vì sử dụng những loại đồ ăn này, mọi người nên bổ sung đường tự nhiên từ rau xanh và trái cây.
Chất kích thích, đồ uống có cồn
Đố uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Một số hoạt chất trong loại đồ uống này làm chậm phản xạ hắt hơi và ho của người bệnh. Vì thế, việc làm sạch đường thở bằng cách ho hay hắt hơi sẽ bị cản trở.
Hơn nữa, loại đồ uống này còn ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm phế quản. Bởi vì chúng gây viêm loét, tăng tiết dịch nhầy và rối loạn nhịp thở,… Bệnh nhân viêm phế quản cần nói không với chất kích thích trong suốt quá trình điều trị.
Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng kích thích vị giác nhưng lại là khắc tinh của người bị viêm phế quản. Nhóm thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng. Lúc này cổ họng bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, các cơn ho có đờm diễn ra thường xuyên,…
Điều này gây ra nhiều khó khăn cho quá trình điều trị. Vì vậy, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên hạn chế gia vị cay, nóng trong thực đơn hàng ngày.
Như vậy, bài viết trên đã giúp người đọc trả lời câu hỏi bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cần kết hợp tập luyện và nghỉ ngơi điều độ. Bạn hãy chủ động thăm khám để phát hiện bệnh kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!