Viêm amidan nên ăn gì? là thắc mắc chung của nhiều độc giả. Chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày có thể tác động tích cực đến hiệu quả điều trị. Ngoài ra, nếu bạn không tuân thủ đúng việc kiêng khem có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc danh sách những loại thực phẩm nên ăn khi bị viêm amidan.
Viêm amidan nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh nhất?
Amidan là bộ phận giống như một lớp màng lọc giúp phát hiện và ngăn chặn các vi khuẩn tấn công hệ hô hấp và lọc sạch không khí trước khi đưa đến phổi. Khi các tế bào kháng khuẩn tấn công quá mạnh mẽ có thể dẫn tới sưng viêm.
Ngoài việc tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị đã được chỉ định, người bệnh nên chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp các biện pháp luyện tập tăng cường sức khỏe. Như vậy sẽ nhanh chóng đạt được hiệu quả điều trị tối đa. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người mắc viêm amidan nên ưu tiên trong các bữa ăn của mình.
Thực phẩm dạng mềm
Khi bị viêm amidan, vùng họng của hầu hết người bệnh đều có dấu hiệu tổn thương, đau rát. Chính vì vậy việc sử dụng đồ ăn dạng cứng, sắc nhọn có thể gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh, gia tăng cảm giác khó chịu tại vùng họng.
Mặt khác, để bảo đảm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn nên kết hợp các thực phẩm bổ dưỡng dưới dạng lỏng, mềm, dễ nuốt. Bệnh nhân và đặc biệt là trẻ bị viêm amidan nên ăn các món ăn như:
- Cháo, súp: Các loại cháo loãng, súp rau củ, súp gà… vừa dễ tiêu hóa, vừa cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể.
- Sữa chua: Mát lạnh, dễ nuốt, bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng.
- Khoai tây nghiền: Mềm mịn, dễ nuốt, cung cấp tinh bột và các vitamin cần thiết.
- Bún, phở: Chọn loại nước dùng thanh đạm, không quá nóng. Bún, phở mềm, dễ nuốt, không gây kích ứng amidan.
- Trứng hấp, luộc: Mềm, dễ tiêu hóa, cung cấp protein chất lượng cao.
Bổ sung vitamin C
Không chỉ đem lại hiệu quả cao trong làm đẹp mà tinh chất vitamin C còn có khả năng hỗ trợ điều trị viêm amidan vô cùng hiệu quả. Vitamin C có trong các loại hoa quả như chanh, cam, bưởi, ổi… Có tác dụng thúc đẩy sản sinh tế bào Lympho, tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng viêm amidan lên tới 50%.
Bên cạnh đó, vitamin C còn góp phần sản xuất ra nhóm protein kháng thể Interferon giúp cho ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai. Bạn có thể nạp nguồn vitamin thông qua việc ăn uống trực tiếp các loại củ quả cam, dứa, ổi… hoặc sử dụng dưới dạng nước ép, sinh tố.
Tăng cường vitamin E trong bữa ăn
Vitamin E có rất nhiều trong các thực phẩm như hạt dẻ, cải xanh, rau chân vịt, súp lơ, đi đủ… Cùng với vitamin C, loại vitamin này cũng tham gia vào quá trình sản sinh ra các chất kháng viêm. Ngoài ra, khi cơ thể nạp đủ số lượng vitamin E cần thiết sẽ giúp phục hồi mô tổn thương, giảm tình trạng viêm nhiễm. Bạn có thể bổ sung quả bơ, súp lơ xanh, rau bina, dầu thực vật… vào trong thực đơn hằng ngày để cải thiện triệu chứng đau rát cổ họng, mệt mỏi, sưng tấy đỏ amidan…
Thực phẩm chứa kẽm giúp điều trị hiệu quả viêm amidan
Bổ sung kẽm thường xuyên có thể giúp cơ thể cải thiện hệ miễn dịch thông qua việc thúc đẩy sản sinh tế bào lympho. Thêm vào đó, kẽm còn có khả năng cải thiện triệu chứng viêm amidan, ức chế tác nhân gây viêm đường hô hấp. Để bổ sung đủ kẽm, bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như rong biển, hạt óc chó, thịt bò, hạt điều, gan lợn, hàu…
Ưu tiên thực phẩm có tính kháng viêm
Việc bổ sung cho cơ thể khác loại thực phẩm có tính kháng viêm đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn sang các bộ phận khác và các cơ quan trong hệ hô hấp như VA, xoang, tai, họng. Bạn có thể rút ngắn thời gian sử dụng thuốc mà vẫn đảm bảo tối ưu hiệu quả điều trị nhờ các thực phẩm sau
- Nghệ: Là thực phẩm có vị cay, tính ấm. Nghệ có tính kháng viêm cao giúp sát trùng, ức chế vi khuẩn, làm dịu họng và còn tốt trong điều hòa axit dạ dày. Bạn có thể kết hợp uống tinh bột nghệ, sữa nghệ hoặc kết hợp trong các món ăn hằng ngày.
- Mật ong: Tính kháng khuẩn cao và vị ngọt ấm đã giúp mật ong trở thành vị thuốc quen thuộc trong các vị thuốc Đông y điều trị viêm amidan. Mật ong có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như quất, lê, tía tô, cam và thích hợp dùng cho trẻ bị viêm amidan.
- Gừng: Cũng có đặc tính ấm, vị cay nhưng gừng có tính ứng dụng phổ biến hơn so với nghệ. Người bệnh có thể sử dụng trà gừng, gừng mật ong hoặc phối hợp trong các bữa ăn hằng ngày để hỗ trợ điều trị viêm amidan.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn bị viêm amidan. Nước giúp làm loãng đờm, giảm đau họng và ngăn ngừa mất nước. Bạn nên uống ít nhất 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây (Táo, lê, dưa hấu…) hoặc trà thảo dược (Hoa cúc, kim ngân…).
Viêm amidan kiêng ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm có lợi, người bệnh nên chú ý hạn chế các thực phẩm có hại dưới đây:
- Đồ ăn cay nóng: Khiến kích thích tình trạng ho và tổn thương cổ họng từ đó amidan bị sưng đỏ, khó chịu hơn. Người bệnh cần tránh xa món ăn nhiều ớt, sa tế, tiêu…
- Thực phẩm cứng, khó tiêu: Những loại thực phẩm cứng như các loại hạt, snack, bánh, các loại đồ ăn vặt… có nhiều cạnh sắc trong quá trình ăn có thể tác động vào amidan, vùng họng bị tổn thương từ đó gây xước, viêm sưng nghiêm trọng hơn.
- Đồ nhiều dầu mỡ: Món ăn chiên xào sử dụng quá nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, trào ngược axit dạ dày. Tình trạng này kéo dài không tốt cho amidan dễ gây các bệnh viêm đường hô hấp.
- Hải sản: Các món hải sản đặc biệt là tôm, ghẹ, cua, sò, ốc… gây kích ứng cổ họng. Từ đó viêm sưng khó kiểm soát, chuyển biến nặng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều axit dạng chua và có tính ăn mòn như cà muối, kim chi…
- Đồ uống chứa chất kích thích: Đồ uống có cồn, có gas hoặc nước lạnh… đều nên hạn chế tối đa với người bị viêm amidan bởi chúng gây kích thích gia tăng các triệu chứng bệnh.
Cách phòng chống bệnh viêm amidan
Viêm amidan là căn bệnh hô hấp diễn biến dai dẳng, phức tạp và rất dễ lây lan. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp điều trị phù hợp và kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý hoàn toàn có thể giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này.
- Lựa chọn các môn thể thao luyện tập nhẹ nhàng.
- Sử dụng khăn, mũ, khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Thực hiện rửa mũi, họng bằng nước muối từ 3 – 4 ngày/ tuần
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế quá nhiều đồ đạc.
- Giữ thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ để tăng cường sức đề kháng.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng, giảm nguy cơ viêm amidan.
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý để súc miệng sau khi đánh răng và trước khi đi ngủ.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi viêm amidan nên ăn gì? Để tránh bệnh chuyển biến sang thể mãn, bạn nên kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp song song với chế độ ăn uống khoa học.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!