Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa có mủ xuất hiện ngay sau giai đoạn xung huyết cấp tính ở tai giữa, dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như suy giảm thính lực, áp xe não… Do đó, điều trị viêm tai giữa có mủ như thế nào đúng cách để cho hiệu quả cao và an toàn luôn được nhiều người quan tâm. 

Cách chữa viêm tai giữa có mủ bằng mẹo dân gian tại nhà

Phương pháp chữa bệnh bằng dân gian có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, dễ tìm kiếm các nguyên liệu và không có tác dụng phụ,... Tuy nhiên, phải kiên trì trong thời gian dài và còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Ngoài ra, các mẹo trị bệnh này cũng chỉ phù hợp với người bị viêm tai giữa giai đoạn bệnh còn nhẹ. Một số cách được nhiều người áp dụng để chữa viêm tai giữa có mủ và đánh giá hiệu quả tốt gồm:

Sử dụng lá sống đời điều trị viêm tai giữa có mủ

Lá sống đời có tác dụng giống như kháng sinh, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Ngoài ra, lá sống đời còn giúp làm thuyên giảm các triệu chứng viêm tai giữa, đau tai, buồn nôn, mệt mỏi,… và hồi phục vết thương nhanh chóng.

Cây sống đời có tác dụng điều trị viêm tai giữa có mủ
Cây sống đời có tác dụng điều trị viêm tai giữa có mủ

Chuẩn bị:

  • 20 gram lá sống đời
  • Tăm bông
  • Vải gạc sạch
  • Cối giã
  • Nước muối sinh lý 

Tiến hành:

  • Rửa sạch lá sống đời rồi đem ngâm khoảng 15 phút trong nước muối sinh lý. Sau đó, vớt ra và để ráo.
  • Đem lá sống đời giã nát hoặc xay nhuyễn. Tiếp đến, dùng vải gạc sạch lọc lấy phần nước cốt.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông có tẩm nước muối sinh lý.
  • Để người bệnh nằm nghiêng với bên tai đau hướng lên trên. Dùng tăm bông thấm lấy nước cốt sống đời bôi vào bên trong ống tai.
  • Người bệnh áp dụng đều đặn mỗi ngày từ 1- 2 lần. Sau khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Trị viêm tai giữa có mủ bằng lông nhím

Lông nhím chữa trị viêm tai giữa có mủ vì có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu, giải độc, làm giảm tình trạng viêm sưng và giúp lưu thông khí huyết.

Chuẩn bị:

  • Lông nhím: 2 cái
  • Một tờ giấy
  • Tăm bông sạch
  • Nước muối sinh lý 

Tiến hành:

  • Sao lông nhím trong chảo trên lửa nhỏ cho đến khi lông nhím chuyển sang màu vàng thì tắt bếp. Tiến hành tán thành bột mịn.
  • Từ tờ giấy đã chuẩn bị, hãy cuộn khéo để tạo thành hình chiếc phễu nhỏ.
  • Vệ sinh tai người bệnh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Sau đó, người bệnh hãy nằm nghiêng nhưng phần tai bị viêm hướng lên trên.
  • Cho bột lông nhím vào chiếc phễu đã chuẩn bị. Tiếp đến, cho đầu nhỏ của phễu vào ống tai đau của người bệnh. Tiến hành thổi nhẹ nhàng, từ từ để lượng bột vào bên trong ống tai.
  • Duy trì đều đặn ngày 1 lần trong vòng 4 – 5 ngày.

Sử dụng lá mơ lông

Thành phần trong lá mơ có chứa nhiều lượng tinh dầu là sulfide dimethyl disulphide cùng chất paederin nên có tác dụng chống viêm, giảm sưng, sát khuẩn cực tốt. Ngoài ra, những dưỡng chất khác trong loại lá này còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Vì thế, sử dụng lá mơ sẽ giảm các triệu chứng của viêm tai giữa.

Trị viêm tai giữa bằng lá mơ lông
Trị viêm tai giữa bằng lá mơ lông

  • Lấy 1 nắm lá mơ rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút thì vớt ra đợi khô hoàn toàn.
  • Dùng ngọn lửa nhỏ và trực tiếp hơ lá mơ trên đó cho thật mềm nhũn thì vò nát.
  • Đút lá mơ đã vò nát vào trong tai trước khi đi ngủ và để qua đêm nhằm giúp hút lượng dịch mủ từ trong tai ra ngoài.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu vì giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu do viêm tai giữa gây ra.

Ưu điểm: Mẹo dân gian có tính an toàn, dễ thực hiện tại nhà và chi phí thấp.

Nhược điểm: Hiệu quả của các phương pháp này chưa được kiểm chứng đầy đủ, có thể gây dị ứng hoặc tương tác thuốc, không phù hợp với mọi trường hợp và có thể làm chậm trễ việc điều trị y khoa chính thống.

Cách điều trị viêm tai giữa có mủ bằng thuốc Tây

Trước khi bước vào điều trị, bác sĩ sẽ cho người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để xác định giai đoạn của bệnh. Từ đó, có hướng điều trị sao cho phù hợp. Cách chữa này cho hiệu quả nhanh phù hợp với những người bận rộn nên được hầu hết bệnh nhân tìm đến.

Tuy nhiên do dược tính cao, dễ tương tác với những loại thuốc khác nên người bị viêm tai giữa có mủ cần lưu ý dùng đúng chỉ dẫn để tránh tác dụng phụ. 

Tùy theo giai đoạn bệnh, mức độ nặng nhẹ bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc như sau:

Giai đoạn ứ mủ

Viêm tai giữa có mủ mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các dung dịch kháng sinh nhỏ tai như: Effexin, otofa,…. Liều dùng cũng phải đúng theo hướng dẫn của bác sỹ nếu như không muốn tình trạng bệnh nặng hơn. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các kháng sinh: Kanamycin, neomycin, streptomycin. 

Nếu người bệnh có triệu chứng sốt, đau tai, mệt mỏi sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm.

Paracetamol - thuốc giảm đau cho người bị viêm tai giữa
Paracetamol - thuốc giảm đau cho người bị viêm tai giữa

Thông thường, bác sĩ sẽ chủ động trích mủ vì nếu chỉ điều trị kháng sinh, chống viêm thì dịch mủ vẫn còn ứ đọng trong ống tai và dễ gây thủng màng nhĩ. Theo đó, người bệnh sẽ được sử dụng Glycerin Borat 3% hỗ trợ làm mềm dịch tiết để việc trích mủ dẫn lưu ra ngoài được dễ dàng hơn.

Sau một thời gian trích mủ mà màng nhĩ phồng lên, bác sĩ có thể trích ở 1/4 góc sau dưới màng tai để tạo đường dẫn dịch mủ ra bên ngoài. Vệ sinh tai bằng cồn boric để tránh nhiễm khuẩn.

Người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị từ 2 – 4 tuần để khỏi bệnh hoàn toàn.

Thuốc tây y điều trị viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ

Khi viêm tai giữa giai đoạn vỡ mủ, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh tai và sử dụng loại thuốc bột thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh gây nhiễm trùng tai giữa. 

Bước 1: Rửa tai

Bơm nước muối sinh lý vô khuẩn vào trong ống tai, kéo nhẹ vành tai để dung dịch chảy hết vào trong ống tai. Sau đó, dùng tăm bông sạch lau và thấm hết dịch mủ bên trong tai.

Bước 2: Nhỏ thuốc tai

Một số loại thuốc được chỉ định để sát khuẩn ống tai: Glycerin borat hoặc Chloramphenicol. Người bệnh nằm nghiêng, sao cho bên tai đau hướng lên trên, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc vào trong tai, day nhẹ nắp tai để thuốc vào được sâu nhất có thể.

Nhỏ thuốc vào tai đúng cách để điều trị viêm tai giữa vỡ mủ
Nhỏ thuốc vào tai đúng cách để điều trị viêm tai giữa vỡ mủ

Bước 3: Phun bột thuốc

Người bệnh sẽ được chỉ định dùng Cloramphenicol để phun vào ống tai nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Phương pháp phun bột thuốc kháng sinh cần được tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín. Người người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc viên về nghiền để phun dễ đối mặt với rủi ro, khiến tình trạng nghiêm trọng. Đặc biệt có thể tác động xấu đến các cơ quan khác của cơ thể như tắc ống tai, viêm xương chũm, viêm màng não mủ…

Giai đoạn thủng màng nhĩ

Nếu viêm tai giữa không được điều trị kịp thời, để lâu dài sẽ dễ dẫn tới thủng màng nhĩ, gây điếc. Lúc này, bác sĩ sẽ cho chỉ định phẫu thuật vá nhĩ. Nếu ảnh hưởng tới xương chũm thì phải tiến hành chỉnh lại xương.

Nếu viêm tai giữa có cholesteatoma thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật nhanh nhất có thể. Ngoài ra, nếu không có cholesteatoma, bác sĩ có thể sẽ thực hiện phương pháp khoét rỗng đá chũm cho người bệnh.

Trong suốt quá trình trước và sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ vệ sinh tai cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được chữa khỏi.

Ưu điểm: Mang lại hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt nhờ sử dụng kháng sinh đặc hiệu, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, các loại thuốc giảm đau, hạ sốt cũng giúp cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhược điểm: Nguy cơ kháng thuốc khi lạm dụng kháng sinh, tác dụng phụ của thuốc (như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng) và không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bệnh trong một số trường hợp.

Điều trị viêm tai giữa có mủ bằng thuốc Đông y

Khác với Tây y, Đông y cho rằng bệnh viêm tai giữa có mủ là hệ quả của tà khí, hàn khí từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, làm cho cơ thể suy yếu, dẫn tới các bệnh lý.

Vậy nên nguyên tắc trong Đông y là làm suy giảm và đẩy lùi các triệu chứng, phòng chống bệnh tái phát. Do đó, các bài thuốc từ Đông y không những có tác dụng chữa bệnh mà còn mang đến hiệu quả cao, lâu dài, ít tái phát. Ngoài ra, các thảo dược từ đông y có lợi ích trong việc bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phòng ngừa, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.

Đông y chữa viêm tai giữa có mủ hiệu quả cao, an toàn
Đông y chữa viêm tai giữa có mủ hiệu quả cao, an toàn

Bài thuốc 1

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mỗi loại 5g bao gồm: Bạch truật, sài đất, phòng sâm, chi tử, hoàng kỳ, mẫu lệ, bạch linh, cây cứt lợn, kinh giới.
  • Mỗi vị thuốc 6g, bao gồm: Thổ phục linh, đinh lăng, hạ khô thảo.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên đem rửa sạch (nếu cần) rồi cho tất cả vào nồi.
  • Thêm khoảng 1 lít nước và tiến hành sắc lấy 1 thang.
  • Gạn phần nước thuốc và uống làm 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị các vị thuốc:

  • 10g mỗi loại, bao gồm: Xuyên khung, ngân hoa, cam thảo.
  • 12g mỗi loại, bao gồm: Sài hồ, hương phụ, liên kiều, trần bì.
  • 20g mỗi loại: Thổ phục linh, nạm tục đoạn.
  • 16g mỗi loại: Bưởi bung, cây cứt lợn, bạch chỉ nam, kinh hoàng bá, ích mẫu, kinh giới.

Cách thực hiện:

  • Tùy từng các vị thuốc mà cần rửa sạch hay không. Sau đó, cho tất cả vào nồi.
  • Thêm lượng nước vừa đủ và sắc lấy 1 tháng để uống.
  • Gạn phần nước thuốc và chia đều thành 3 phần, uống hết trong ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc có thể thêm, bớt một vài thảo dược để mang đến hiệu quả cao nhất. Vì thế, các bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của các lương y về cách dùng, liệu trình để sớm khỏi bệnh.

Ưu điểm: Đông y điều trị viêm tai giữa có mủ mang lại nhiều ưu điểm như an toàn, ít tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng và giải quyết tận gốc căn nguyên.

Nhược điểm: Mất thời gian và hiệu quả không rõ rệt trong trường hợp bệnh nặng hoặc cấp tính.

Dược liệu hỗ trợ trị bệnh

  • Đẻ chuột: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và chống viêm mạnh. Trong trường hợp viêm tai giữa có mủ, đẻ chuột được sử dụng để giảm viêm, làm sạch và khử trùng vùng tai bị nhiễm trùng. Nó có thể dùng để ngâm rửa tai hoặc uống dưới dạng cao hoàn.
  • Cam thảo: Có tác dụng sát khuẩn, giảm đau và chống viêm mạnh. Trong trường hợp viêm tai giữa có mủ, cam thảo có thể được dùng để ngâm rửa tai hoặc uống dưới dạng nước sắc, giúp làm sạch và giảm viêm vùng tai bị nhiễm trùng.

Cam thảo có tác dụng sát khuẩn, giảm đau và chống viêm mạnh
Cam thảo có tác dụng sát khuẩn, giảm đau và chống viêm mạnh

  • Hoàng cầm: Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau mạnh. Trong trường hợp viêm tai giữa có mủ, hoàng cầm có thể được sử dụng dưới dạng bột hoặc cao lỏng để ngâm rửa tai, giúp làm sạch và giảm viêm vùng tai bị nhiễm trùng.
  • Hồng hoa: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết và chống viêm. Trong trường hợp viêm tai giữa có mủ, hồng hoa có thể được sử dụng dưới dạng nước sắc để uống hoặc ngâm rửa tai, giúp giảm viêm và làm sạch vùng tai bị nhiễm trùng.
  • Quất bì: Có tác dụng giải nhiệt, khử trệ khí và chống viêm. Trong trường hợp viêm tai giữa có mủ, quất bì có thể được sử dụng dưới dạng nước sắc để uống hoặc ngâm rửa tai, giúp giảm viêm và làm sạch vùng tai bị nhiễm trùng.

Việc sử dụng dược liệu cũng cần tuân thủ đúng liều lượng và phương pháp sử dụng, tránh lạm dụng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt trong trường hợp viêm tai giữa có mủ, cần điều trị nhanh chóng và đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Huyệt đạo trị bệnh viêm tai giữa có mủ

Trong y học cổ truyền, việc kết hợp châm cứu tại một số huyệt đạo nhất định có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ.

Các huyệt đạo này được lựa chọn dựa trên nguyên lý lưu thông khí huyết, điều hòa kinh lạc và tác động đến các cơ quan liên quan trong cơ thể.

  • Huyệt Nhĩ Đỉnh (AT4) nằm ở đỉnh tai, là huyệt đạo quan trọng trong điều trị các bệnh lý về tai. Châm cứu tại huyệt này có tác dụng khu trừ nhiệt, giải độc, giảm sưng tấy và làm tan mủ trong trường hợp viêm tai giữa có mủ.
  • Huyệt Tam Âm Giao (SP6) nằm ở mặt trong cẳng chân, trên đường kinh Tỳ. Châm cứu tại huyệt này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Huyệt Khúc Trì (LI4) nằm ở mu bàn tay, trên đường kinh Đởm. Châm cứu tại huyệt này có tác dụng giảm đau, giải độc, làm tan mủ và hỗ trợ quá trình lành bệnh.
  • Huyệt Phế Cấp (LU6) nằm ở cẳng tay, trên đường kinh Phế. Châm cứu tại huyệt này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Huyệt Thái Dương (TD17) nằm ở sau tai, trên đường kinh Du. Châm cứu tại huyệt này có tác dụng giảm đau, giải độc, làm tan mủ và hỗ trợ quá trình lành bệnh.

Ngoài việc châm cứu, các phương pháp khác như xoa bóp bấm huyệt, đốt châm, điện châm cũng có thể được áp dụng để kích thích các huyệt đạo này, tăng cường hiệu quả điều trị.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan