Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu thế nào thì an toàn cho cả mẹ và bé? Các cách chữa tại nhà, theo dân gian, Đông y và tân dược dưới đây vừa hiệu quả nhanh lại vô hại. Chị em nên lưu lại để dùng phòng khi bị tình trạng này khi mang thai.

Chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai tại nhà bằng mẹo dân gian

Bà bầu viêm mũi dị ứng phải làm sao? Ngửi củ hành tây

Ngửi hành tây là cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu được dân gian áp dụng từ lâu. Cách làm này được truyền miệng nhiều đời vì rất hiệu nghiệm mà lại dễ làm.

Ngày nay, người ta đã tiến hành nghiên cứu và biết được trong loại củ này có chứa nhiều thành phần giúp mẹ bầu hết nghẹt mũi, hắt hơi… Ngoài ra, trong hành tây cũng không chứa các chất gây hại cho thai nhi.

Hành tây có thể làm hết ngạt mũi
Hành tây có thể làm hết ngạt mũi

Mẹo ngửi hành tây chữa viêm mũi dị ứng đúng cách:

  • Chị em chuẩn bị một củ hành tây tươi, không dập nát.
  • Lột vỏ và cắt bỏ 2 đầu củ hành tây, lấy phần trắng.
  • Cắt củ hành tây thành nhiều khía theo chiều dọc rồi gói lại bằng khăn mỏng.
  • Khi bị nghẹt mũi thì đưa gói hành này để ngay dưới lỗ mũi và ngửi.
  • Có thể ngửi hành tây bất cứ lúc nào trong ngày khi mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu không dùng thuốc

Có bầu bị ngạt mũi phải làm sao? Củ gừng tươi được dân gian sử dụng rất phổ biến trong các mẹo chữa bệnh viêm. Mặc dù có tính nóng, vị cay nhưng gừng đem pha trà lại cho mùi thơm và hiệu quả tốt.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng rất lành tính, thực hiện như sau:

  • Chị em chuẩn bị một vài củ gừng tươi nguyên vỏ, tách nhánh và rửa thật sạch. Nên ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
  • Sau đó, vớt gừng ra để róc nước rồi thái thành từng miếng mỏng.
  • Chuẩn bị một cốc nước sôi còn nóng, cho vài ba lát gừng vào.
  • Thêm đường vào cốc rồi khuấy đều cho dưỡng chất trong gừng chiết ra hòa cùng nước đường.
  • Đưa cốc nước gừng lên thưởng thức mùi thơm và uống để trị viêm mũi.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Muối có tác dụng làm tiêu các ổ viêm và diệt khuẩn do viêm mũi dị ứng gây ra. Khi mới bị tình trạng này, mẹ bầu nên áp dụng ngay để đạt hiệu quả cao.

Cách làm:

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc cho đúng nồng độ tốt nhất.
  • Cần có thêm một xi lanh nhựa để hút dung dịch muối và xịt.
  • Hàng ngày, mỗi khi thức dậy, chị em bơm nước muối vào xi lanh và xịt cho nước tràn vào hốc mũi. Sau đó dùng tay hỗ trợ xì thật mạnh dịch trong đó ra.
  • Đây là cách rửa khoang mũi không dùng thuốc vừa tiết kiệm, tiện dụng vừa dễ làm. Mẹ bầu có thể tiến hành bất cứ lúc nào thấy mũi bị nghẹt, ngứa khó chịu.

Ăn cháo thịt bò

Thịt bò vừa là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé, vừa có tác dụng chữa bệnh. Ăn cháo thịt bò là cách giúp mẹ bầu giảm hiện tượng chảy nước mũi. Đồng thời làm thông mũi, giảm viêm khi ăn nóng.

Cách nấu cháo thịt bò chữa viêm mũi
Cách nấu cháo thịt bò chữa viêm mũi

Cách làm:

  • Chuẩn bị 100g thịt bò tươi, rửa sạch, xay nhuyễn.
  • Dùng ½ bát con gạo tẻ, vo qua với nước rồi cho vào nồi.
  • Thêm nước vừa đủ và cho thịt bò vào nấu thành cháo loãng.
  • Khi món cháo thịt bò sắp được, bạn nêm nếm gia vị và bỏ một chút rau thơm vào.
  • Múc cháo thịt bò ra bát thưởng thức để chữa viêm mũi dị ứng cho mẹ và bổ sung dưỡng chất cho bé.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì?

Việc dùng thuốc Tây khi có thai rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vậy viêm mũi dị ứng khi mang thai nên uống gì? Các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu sau:

Thuốc xịt mũi Natri cromolyn dùng trong thai kỳ

Natri cromolyn được đánh giá cao về tính an toàn cho cả mẹ và bé. Thuốc được chỉ định dùng khi viêm mũi dị ứng nhẹ lúc mang thai. Sản phẩm này đã được FDA (Cục quản lý dược phẩm, thực phẩm Hoa Kỳ) phân loại an toàn ở hạng B.

Thuốc xịt Natri cromolyn được hấp thu ở mức thấp nhất vào hệ tuần hoàn máu. Vì vậy, cơ chế này được cho là hạn chế tối đa sự tác động đến bào thai.

  • Kiểm nghiệm an toàn: Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên 600 phụ nữ mang thai, kể cả trong 3 tháng đầu. Kết quả cho thấy không có nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ do mẹ bầu dùng thuốc này.
  • Hướng dẫn sử dụng và liều dùng cho phụ nữ mang thai: Mỗi ngày xịt 1 lượt/lỗ mũi x 6 lần.

Thuốc này có thể sử dụng thường xuyên và nhiều ngày để đem lại hiệu quả tích cực. Mẹ bầu mua Natri cromolyn điều trị sớm nếu có triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai dùng thuốc gì? Xịt Glucocorticoid

Thuốc chứa Glucocorticoid có dạng xịt và dạng hít, mẹ bầu sử dụng với liều thấp nhất vẫn đem lại hiệu quả. Dược phẩm này được khuyên dùng trong thai kỳ do có tính an toàn cao.

Nếu trước khi mang thai bạn đã từng dùng nhóm thuốc này và đem lại hiệu quả tích cực thì có thể tiếp tục sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng lúc có bầu. Trường hợp bạn chưa từng sử dụng thuốc nhóm này, có thể thử với budesonide. Đây là thuốc chứa glucocorticoid an toàn độ B, cao hơn các thuốc khác trong nhóm.

Nhóm thuốc kháng histamin cho bà bầu

So với thuốc chứa glucocorticoid, nhóm kháng histamin cho hiệu quả trị viêm mũi dị ứng thấp hơn. Tuy nhiên, các thử nghiệm y khoa đã chứng minh được sự an toàn của chúng với phụ nữ mang thai, đặc biệt là loại kháng histamin thế hệ hai. Bạn có thể lựa chọn 2 loại thuốc tốt nhất sau đây:

Uống thuốc kháng histamin khi mang thai loại nào tốt
Uống thuốc kháng histamin khi mang thai loại nào tốt

  • Loratadine 10 mg: Xịt 2 bên lỗ mũi một lần mỗi ngày để giảm triệu chứng viêm.
  • Cetirizine 10 mg: Mẹ bầu dùng 1 lần mỗi ngày bằng cách xịt vào hai bên lỗ mũi.

Nếu sử dụng thuốc thuộc nhóm này thế hệ một, mẹ bầu có thể sẽ buồn ngủ. Theo các bác sĩ, thuốc chlorpheniramin kháng histamin được cho là an toàn nhất cho thai kỳ.

  • Chlorpheniramin: Phụ nữ mang thai nên dùng khoảng 4mg mỗi lượt và xịt cách nhau 4 - 6 giờ/lần. Khuyến cáo chị em mang bầu không nên sử dụng quá 24mg (6 lần) một ngày.

Lưu ý: Các thuốc azelastine và olopatadine dạng xịt chưa có nghiên cứu xác minh an toàn. Chị em đang có bầu không nên sử dụng các dược phẩm xịt mũi này. Trừ trường hợp bác sĩ chỉ định do cơ địa chỉ phù hợp với chúng.

4. Thuốc thông mũi dùng khi mang thai

Thuốc này hiện nay có dạng uống và xịt, cơ chế của nó là làm co mạch, giảm viêm mũi dị ứng.

  • Thuốc thông mũi dạng xịt: Theo các nhà nghiên cứu, nếu mẹ bầu sử dụng trong thời gian ngắn thì không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ có tác dụng làm giảm nghẹt mũi nặng nhất thời. Nếu sử dụng lâu dài, có thể chị em sẽ bị phụ thuộc vào chúng.
  • Thuốc uống thông mũi: Nhóm này được khuyến cáo không sử dụng khi mang thai trong 3 tháng đầu. Bởi vì chúng có thể gây hở thành bụng của trẻ, tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

Lưu ý: Không dùng Phenylephrine khi đang mang thai vì chưa có chứng minh hiệu quả và tính an toàn.

Ngoài ra, nhiều trường hợp phụ nữ mang thai khi kết hợp dùng thuốc kháng histamin và liệu pháp thông mũi cho hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên với những chị em chưa qua “tam cá nguyệt đầu” mà bị nghẹt nặng thì nên lựa chọn nhóm chứa glucocorticoid thay thế.

Phụ nữ mang thai dùng thuốc Tây trị viêm mũi dị ứng có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như gây sinh non, dị tật… Vì vậy, cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị viêm mũi dị ứng nếu chữa bằng tân dược.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu theo Đông y

Thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng cũng là cách trị bệnh an toàn nên áp dụng cho bà bầu. Một số bài thuốc chữa bệnh này cho phụ nữ có thai rất hiệu quả như sau:

Chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu bằng thắng hồng kế

Thắng hồng kế dân gian gọi là hoa cứt lợn, thuộc họ cúc, có tác dụng rất tốt trong việc chữa viêm mũi dị ứng, xoang. Đông y thường kết hợp dược liệu này với các vị sau để chữa cho phụ nữ có thai:

  • Ngũ lang tử (lá khế).
  • Băng hầu úy (lá bạc hà).

Cách làm:

  • Rửa sạch cả 3 dược liệu rồi tán thành bột.
  • Thêm một chút nước để tạo hỗn hợp nhuyễn.
  • Gói lại bằng gạc rồi cho vào lỗ mũi lần lượt để mỗi bên 15 phút.

Bài thuốc từ cóc mẳn

Cóc mẳn là tên gọi Đông y của cỏ the - một loại dược liệu khá phổ biến dùng trị ho, viêm mũi, phế quản. Nhiều nhà thuốc gia truyền dùng kết hợp với tân di để chữa trị cho mẹ bầu.

Cóc mẳn là một loại dược liệu dùng trị ho, viêm mũi
Cóc mẳn là một loại dược liệu dùng trị ho, viêm mũi

Cách làm:

  • Chuẩn bị 65g cỏ cóc mẳn và 15g tân di (nụ hoa mộc lan).
  • Rửa sạch cả 2 thứ rồi cho vào ấm đất.
  • Thêm khoảng 500ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi gần cạn.
  • Cuối cùng, lọc bỏ bã rồi nhỏ nước cỏ mẳn, tân di này vào mũi ngày 3 lần.

Kết hợp ké đầu ngựa, kim ngân hoa, thủy phù liên

Ngoài hai bài thuốc kể trên, nhiều nhà thuốc gia truyền còn sử dụng kết hợp 3 vị thuốc sau để trị tình trạng khó chịu ở mũi cho phụ nữ mang thai.

  • Ké đầu ngựa: 10g.
  • Thủy phù liên (dân gian gọi là bèo cái tía): 30g.
  • Kim ngân hoa: 20g.

Đây là bài thuốc uống dành cho bà bầu bị nghẹt mũi, ho, ngứa. Cách làm:

  • Rửa sạch 3 dược liệu trên rồi cho vào ấm sắc thuốc.
  • Thêm 300l nước lọc, bật lên đun nhỏ lửa cho nước cạn còn 150ml thì dừng.
  • Chắt lấy phần nước thuốc chữa viêm mũi dị ứng rồi chia làm 2 phần. Phụ nữ mang thai dùng để uống sau bữa sáng và bữa tối.

Hầu hết các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ các thành phần tự nhiên nên vô cùng lành tính và an toàn tuyệt đối với phụ nữ có thai. Bà bầu kiên trì sử dụng không những đẩy lùi được các triệu chứng viêm mũi dị ứng rất khó chịu mà còn nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Dược liệu hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng ở bà bầu

Ở phụ nữ mang thai, việc sử dụng thuốc Tây y cần thận trọng do lo ngại ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, các dược liệu Đông y với tính an toàn cao được xem là một lựa chọn thay thế tiềm năng.

Kinh giới:

  • Đặc tính: Tính ấm, vị cay, có tác dụng tán phong hàn, giải biểu, thường dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng do lạnh.
  • Cách dùng: Dùng 5-10g kinh giới khô, sắc với nước uống hàng ngày hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như phòng phong, bạch chỉ.
  • Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai bị động thai, dọa sảy thai.

Tân di:

  • Đặc tính: Tính ấm, vị cay, có tác dụng tán phong thông khiếu, thường dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng kèm nghẹt mũi.
  • Cách dùng: Dùng 3-6g tân di khô, sắc với nước uống hàng ngày hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như bạch chỉ, phòng phong.
  • Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai bị ra máu, sốt cao.

Tân di có tác dụng tán phong thông khiếu
Tân di có tác dụng tán phong thông khiếu

Phòng phong:

  • Đặc tính: Tính ấm, vị cay ngọt, có tác dụng tán phong giải biểu, trừ thấp, thường dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng kèm đau đầu, sổ mũi.
  • Cách dùng: Dùng 6-12g phòng phong khô, sắc với nước uống hàng ngày hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như kinh giới, bạch chỉ.
  • Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai bị âm hư huyết nhiệt.

Bạch chỉ:

  • Đặc tính: Tính ấm, vị cay, có tác dụng tán phong giải biểu, thông khiếu chỉ thống, thường dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng kèm nhức đầu, nghẹt mũi.
  • Cách dùng: Dùng 6-10g bạch chỉ khô, sắc với nước uống hàng ngày hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác như tân di, phòng phong.
  • Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai bị ra mồ hôi trộm, khát nước.

Cam thảo:

  • Đặc tính: Tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ ích khí, nhuận phế chỉ khái, thanh nhiệt giải độc, thường dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng kèm ho khan, rát họng.
  • Cách dùng: Dùng 3-6g cam thảo khô, sắc với nước uống hàng ngày hoặc hãm với nước sôi uống.
  • Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai bị tăng huyết áp, phù nề.

Hoa kim ngân:

  • Đặc tính: Tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm, thường dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng kèm viêm xoang, chảy nước mũi vàng đặc.
  • Cách dùng: Dùng 10-15g hoa kim ngân khô, sắc với nước uống hàng ngày.
  • Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai bị tiêu chảy, lạnh bụng.

Huyệt đạo chữa bệnh an toàn cho bà bầu

Bên cạnh việc sử dụng dược liệu, một số huyệt đạo trong y học cổ truyền cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai, giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi. Việc tác động vào các huyệt đạo này giúp điều hòa khí huyết, tăng cường tuần hoàn tại vùng mũi, từ đó giúp giảm viêm và giảm các triệu chứng khó chịu.

Dưới đây là một số huyệt đạo thường được sử dụng:

Huyệt Nghinh Hương:

  • Vị trí: Nằm ở hai bên cánh mũi, tại điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi má.
  • Tác dụng: Tán phong thông khiếu, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi.

Huyệt Ấn Đường:

  • Vị trí: Nằm ở giữa hai đầu lông mày.
  • Tác dụng: Tán phong thanh nhiệt, giúp giảm đau đầu, ngứa mũi, chảy nước mũi.

Tác động huyệt Ấn Đường giúp giảm đau đầu, ngứa mũi, chảy nước mũi
Tác động huyệt Ấn Đường giúp giảm đau đầu, ngứa mũi, chảy nước mũi

Huyệt Phong Trì:

  • Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía sau gáy, dưới xương chẩm, hai bên gân cơ ức đòn chũm.
  • Tác dụng: Khu phong tán hàn, giúp giảm đau đầu, chóng mặt, nghẹt mũi.

Huyệt Hợp Cốc:

  • Vị trí: Nằm ở mu bàn tay, giữa xương bàn ngón cái và ngón trỏ.
  • Tác dụng: Tán phong giải biểu, thanh nhiệt chỉ thống, giúp giảm sốt, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi.

Huyệt Tỵ Thông:

  • Vị trí: Nằm ở điểm lõm dưới xương chính mũi, trên đường thẳng nối hai đồng tử.
  • Tác dụng: Thông mũi, giảm đau, tiêu viêm, giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu.

Cách bấm huyệt cụ thể như sau:

Chuẩn bị:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm.
  • Tạo không gian yên tĩnh, thoải mái cho bà bầu.
  • Bà bầu nên ở tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái.

Xác định huyệt:

  • Sử dụng hình ảnh minh họa hoặc mô tả vị trí huyệt để xác định chính xác.
  • Nếu không chắc chắn, có thể nhờ sự trợ giúp của người có kinh nghiệm hoặc chuyên gia y tế.

Kỹ thuật bấm huyệt:

  • Day ấn: Đặt ngón tay (thường là ngón trỏ hoặc ngón giữa) lên huyệt và day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
  • Ấn giữ: Sau khi day, ấn giữ huyệt với lực vừa phải trong khoảng 30 giây đến 1 phút.
  • Lặp lại: Thả lỏng lực ấn từ từ, lặp lại động tác bấm 3-5 lần cho mỗi huyệt, mỗi ngày 2-3 lần.

Lưu ý khi dùng các cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Mang thai là niềm hạnh phúc lớn lao của phụ nữ, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho con, lúc này mẹ cần phòng tránh viêm mũi dị ứng bằng cách:

Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc ở phòng thoáng sạch
Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc ở phòng thoáng sạch

  • Không làm việc nặng, đặc biệt trong môi trường ô nhiễm không khí.
  • Hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi, có phấn hoa hoặc chó mèo.
  • Nơi có nhiệt độ thấp hoặc cao đều không thích hợp cho mẹ bầu.
  • Không sử dụng các loại thức ăn lạnh, dễ gây dị ứng cho bà bầu, tránh xa khói thuốc và rượu, bia...
  • Nên ngủ đủ giấc trong phòng thoáng mát và sạch sẽ.
  • Kết hợp xông mũi giải cảm khi mẹ bầu có dấu hiệu viêm nhiễm.

Cách chữa viêm mũi dị ứng cho bà bầu hiệu quả có rất nhiều mà không làm hại bé. Phụ nữ mang thai có thể tiến hành ngay tại nhà nếu không an tâm với thuốc Tây.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan