Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

“Cách chữa viêm amidan mãn tính nào hiệu quả nhất hiện nay?”. Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm khi mắc chứng viêm amidan kéo dài dai dẳng, thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà mỗi phương pháp điều trị có thể thích hợp với một vài đối tượng khác nhau. Tìm hiểu thông tin cụ thể thông qua bài viết sau đây.

Cách chữa viêm amidan mãn tính tại nhà bằng mẹo dân gian

Ngoài các phương pháp điều trị chính bằng thuốc, người bệnh có thể áp dụng kết hợp một số mẹo dân gian tại nhà. Các bài thuốc này chủ yếu đều là mẹo dân gian lưu truyền từ xa xưa và có hiệu quả với một số trường hợp nhất định. 

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh tác dụng của cách chữa viêm amidan mãn tính bằng mẹo dân gian. Do đó, người bệnh cũng cần lưu ý và không lạm dụng nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm.

Một số mẹo dân gian tại nhà tương đối hiệu quả để người bệnh có thể tham khảo:

  • Mẹo điều trị với rau diếp cá: Rau diếp cá có khả năng tiêu độc, thanh nhiệt và ứng dụng tương đối hiệu quả với các chứng bệnh hô hấp, trong đó có viêm amidan. Chuẩn bị một nắm lá diếp cá và 1 vài lát cam thảo, cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ. Đun trong một khoảng thời gian thích hợp đến khi cạn còn khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp. Uống hàng ngày (chỉ dùng 1 lần/ngày)
  • Bài thuốc giảm ho với mật ong: Thành phần kháng khuẩn, kháng viêm trong mật ong rất tốt cho các chứng bệnh hô hấp. Đơn giản nhất, người bệnh có thể pha 2-3 thìa mật ong nguyên chất với nước ấm, dùng hàng ngày. Khi sử dụng, ngậm nước mật ong ở cổ họng trong vài phút rồi nuốt xuống từ từ.

Mẹo điều trị với lá đinh lăng tại nhà đơn giản, tiết kiệm
Mẹo điều trị với lá đinh lăng tại nhà đơn giản, tiết kiệm

  • Chữa viêm amidan với lá đinh lăng: Thành phần lá đinh lăng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và lưu thông khí huyết. Người bệnh chuẩn bị một nắm lá đinh lăng, rửa sạch, để ráo và đun với một lượng nước phù hợp. Đun cạn còn khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp, chắt lấy phần nước cốt để sử dụng. Khi uống ngậm trong cổ họng rồi từ từ nuốt xuống, kiên trì dùng thường xuyên trong nhiều ngày.
  • Uống trà gừng: Gừng có tính kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên. Sử dụng gừng giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh đun sôi gừng với 2-3 ly nước trong khoảng 10-15 phút. Lọc bỏ bã gừng, thêm một ít mật ong và chanh để tăng hiệu quả và dễ uống.
  • Sử dụng nghệ chữa viêm amidam: Nghệ chứa curcumin, một chất kháng viêm mạnh mẽ. Sử dụng nghệ có thể giúp giảm viêm, giảm đau và làm dịu các triệu chứng viêm amidan. Người bệnh pha một muỗng cà phê bột nghệ vào một ly sữa ấm, uống mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Thuốc trị viêm amidan mãn tính tốt nhất

Với các trường hợp viêm amidan mãn tính, tốt nhất người bệnh nên dùng thuốc Tây y để trị dứt điểm nhanh chóng. Để có phác đồ điều trị viêm amidan chuẩn thường bao gồm nhóm thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc giảm triệu chứng.

Tùy vào từng tình trạng, mức độ viêm nhiễm, cơ địa và nguyên nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn, nấm.... bác sĩ sẽ kê đơn và đưa ra phác đồ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thông thường, đơn thuốc chữa viêm amidan mãn tính gồm các nhóm như:

Thuốc kháng sinh

Thuốc điều trị nguyên nhân chủ yếu cho các tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Một số dạng kháng sinh thường chỉ định như Penicillin (Amoxicillin; Ampicillin;....): kháng sinh nhóm Cephalosporin; kháng sinh nhóm Macrolid (nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn thể nặng). 

Theo phác đồ điều trị y tế mới nhất hiện nay, thuốc kháng sinh Zinnat thường được chỉ định cho các dạng viêm amidan cấp tính và mãn tính. Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin với khổ diệt khuẩn mở rộng, kìm hãm và tiêu diệt nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp. 

Người bệnh có thể phải sử dụng dạng uống hoặc dạng tiêm tùy thuộc mức độ viêm nhiễm. Một số trường hợp nặng, người bệnh phải dùng kháng sinh dạng tiêm với liều lượng thích hợp. Người bệnh cần thực hiện tiêm thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế do kháng sinh là nhóm thuốc dễ gây dị ứng nhất. 

Điều trị viêm amidan mãn tính với thuốc Tây y hiệu quả
Điều trị viêm amidan mãn tính với thuốc Tây y hiệu quả

Thuốc kháng viêm

Bên cạnh nhóm thuốc diệt khuẩn, bác sĩ thường kê thêm cho bệnh nhân các loại thuốc kháng viêm corticoid. Nhóm thuốc này hỗ trợ làm lành các ổ viêm loét, tái tạo nhanh lớp niêm mạc mới để điều trị bệnh hiệu quả. 

Sử dụng các nhóm thuốc kháng viêm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ khác nhau. Thông thường, người bệnh được chỉ định sử dụng dưới dạng uống. Trừ trường hợp viêm nhiễm nặng hoặc điều trị ở đối tượng không thể uống thuốc, thuốc chống viêm dạng tiêm được chỉ định.

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Đa số các trường hợp viêm amidan mãn tính không gây sốt. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ về chiều tối, có thể sốt cao về đêm. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc giảm đau, hạ sốt dùng trong trường hợp cần thiết.

Người bệnh chỉ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ C. Cần lưu ý liều lượng dùng thuốc đối với từng người bệnh và khoảng cách giữa hai lần điều trị. 

Thuốc giảm ho

Amidan sưng to thường gây ho dữ dội, đặc biệt khi nuốt hoặc nói chuyện, gây khó chịu cho người bệnh. Chỉ định thuốc giảm ho (ví dụ: Dextromethorphan; Terpin codein;...) nhằm mục đích giảm ngứa cổ, cắt cơn ho và hạn chế tình trạng viêm loét do ho nhiều. 

Thuốc chống phù nề

Amidan sưng đau có thể gây bít tắc đường thở, khiến người bệnh nghẹn họng, khó nuốt. Kê nhóm thuốc chống phù nề giúp người bệnh giảm tình trạng sưng đau, tấy đỏ và gây khó thở.

Loại thuốc chống phù nề được ứng dụng nhiều nhất hiện nay phải kể đến Alpha choay với hoạt chất alpha chymotrypsin (có tác dụng kháng viêm và trị xung huyết hiệu quả).

Phẫu thuật điều trị viêm amidan giai đoạn mạn

Trong một số trường hợp viêm amidan diễn tiến nghiêm trọng, đặc biệt ở dạng mãn tính, can thiệp ngoại khoa có thể được chỉ định. Người bệnh cũng không cần quá lo lắng nếu được chỉ định cắt bỏ amidan vì đây là thủ thuật y tế đơn giản và tỷ lệ thành công tương đối cao. 

Phẫu thuật cắt bỏ amidan điều trị dứt điểm hiệu quả nhất
Phẫu thuật cắt bỏ amidan điều trị dứt điểm hiệu quả nhất

Nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể chỉ định cắt bỏ amidan, phương pháp này chỉ áp dụng khi không đáp ứng được với các biện pháp điều trị khác.

Cụ thể, những đối tượng sau có thể phải điều trị bằng can thiệp ngoại khoa:

  • Người bệnh bị viêm amidan mãn tính lâu năm
  • Người bệnh có khối amidan sưng to, gây chèn ép và khó chịu dữ dội
  • Người bệnh có dấu hiệu biến chứng của bệnh viêm amidan (biến chứng tại họng hoặc các cơ quan lân cận)
  • Người bệnh điều trị không hiệu quả với các phương pháp nội khoa khác

Trước khi quyết định tiến hành thủ thuật y tế này, người bệnh nên tham khảo kỹ càng và nhận sự tư vấn từ phía bác sĩ chuyên môn.

Cần lựa chọn thăm khám tại cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại và chuyên khoa phù hợp, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Tuy cắt amidan là thủ thuật y tế đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng cách vẫn có thể để lại một số di chứng: nhiễm trùng, xuất huyết, đau tái phát,....

Bài thuốc chữa viêm amidan mãn tính bằng đông y

Khi ở trạng thái bình thường, amidan được coi là hàng rào miễn dịch tương đối cần thiết của cơ thể. Chúng giúp cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập theo đường hô hấp. 

Theo quan niệm trong Đông y, viêm amidan mãn tính dai dẳng kéo dài gọi là chứng hư hỏa nhũ nga. Có thể hiểu đơn giản, bệnh do các yếu tố phong nhiệt từ môi trường ngoài xâm nhập, ảnh hưởng đến phế và các tạng phủ khác. Hậu quả là thiếu hụt lượng tân dịch, hư hỏa viêm và gây viêm nhiễm amidan

Các trường hợp viêm amidan mãn tính thường biểu hiện bằng cả triệu chứng rầm rộ bên ngoài như sưng đau, viêm đỏ amidan, đau rát họng và biểu hiện suy nhược cơ thể do viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Do vậy, để điều trị dứt điểm viêm amidan, phương thuốc đông y cần tiến hành song song việc BỔ CHÍNH - KHU TÀ, vừa điều trị triệu chứng bên ngoài, vừa điều trị căn nguyên bên trong, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Dưới đây là một số bài thuốc đông y phổ biến trong điều trị viêm amidan mãn tính, với các thành phần thảo dược và liều lượng cụ thể.

Bài thuốc 1

Bài thuốc này chủ yếu dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và làm dịu cổ họng.

Thành phần:

  • Cát cánh 12g
  • Hoàng cầm 12g
  • Kim ngân hoa 16g
  • Liên kiều 12g
  • Bạc hà 8g
  • Cam thảo 6g

Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với 600ml nước, đun cạn còn 200ml, chia uống 2-3 lần trong ngày. Nên dùng liên tục trong 7-10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2

Bài thuốc này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng và làm dịu triệu chứng viêm amidan.

Thành phần:

  • Sinh địa 12g
  • Xuyên khung 10g
  • Bạch chỉ 8g
  • Hoàng cầm 10g
  • Đan sâm 12g
  • Cam thảo 6g

Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với 500ml nước, đun cạn còn 150ml, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 10-14 ngày.

Bài thuốc 3

Bài thuốc này nhằm tăng cường sức đề kháng, bổ phế và hỗ trợ điều trị viêm amidan mãn tính.

Thành phần:

  • Nhân sâm 8g
  • Hoàng kỳ 12g
  • Bạch truật 10g
  • Phục linh 10g
  • Trần bì 6g
  • Cam thảo 6g

Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với 600ml nước, đun cạn còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 15-20 ngày để đạt kết quả tối ưu.

Bài thuốc chữa viêm amidan mãn tính bằng đông y đã được chứng minh là hiệu quả qua nhiều nghiên cứu và thực tiễn lâm sàng. Với sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên, đông y không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Dược liệu trong điều trị viêm amidan mạn tính

Việc sử dụng dược liệu trong điều trị viêm amidan mạn tính hiện nay đóng vai trò hỗ trợ, thường được kết hợp với các phương pháp điều trị chính như dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dược liệu không phải là phương pháp điều trị chính, không có tác dụng thay thế hoàn toàn các phương pháp kể trên.

Đông y quan niệm viêm amidan mạn tính là do các yếu tố ngoại tà (virus, vi khuẩn) xâm nhập, kết hợp với cơ thể tạng Phế/Thận hư yếu dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại. Dược liệu được sử dụng với mục đích:

  • Tăng cường chính khí: Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
  • Thanh nhiệt giải độc: Giảm viêm, giảm phù nề amidan.
  • Khu phong tán tà: Đẩy lùi các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài.
  • Dưỡng âm lợi phế: Bồi bổ phế, tăng cường chức năng hô hấp.

Các nhóm dược liệu thường dùng:

  • Thanh nhiệt giải độc: Hoàng cầm , liên chi, kim ngân hoa, mộc hoa vàng, bồ công anh.
  • Thư phế lợi hầu: Cát cánh, tỳ giải, cát căn, sinh địa.
  • Thang bổ tỳ ích khí: Hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo.

Các cách chữa viêm amidan mãn tính được chỉ định tùy thuộc theo mức độ và biểu hiện của người bệnh. Để có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế và chữa trị theo chỉ định của bác sĩ. 

Bạn nên biết:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan