Viêm phế quản có thể phát sinh nhiều biến chứng xấu khi người bệnh không tìm đúng cách chữa. Mỗi phương pháp điều trị hiện nay đều tồn tại cả ưu và nhược điểm. Nếu bạn áp dụng đúng cách vừa có thể đẩy lùi triệu chứng vừa bảo vệ tốt sức khỏe. Ngược lại, khi bạn tìm sai biện pháp, cơ thể sẽ gặp tác dụng phụ. Vậy người bệnh nên điều trị viêm phế quản an toàn?
Cách trị viêm phế quản tại nhà
Không phải ai cũng có thể áp dụng cách điều trị bằng thuốc tây. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, người mẫn cảm với tân dược, phụ nữ trong thời kỳ thai sản rất dễ gặp biến chứng khi dùng thuốc sai cách.
Nếu đang bị viêm phế quản cấp tính, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng bằng mẹo dân gian. Một số cách chữa bệnh tại nhà được lưu truyền phổ biến gồm:
Chữa viêm phế quản bằng mật ong
Trong mật ong tồn tại hàm lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng viêm, có khả năng ức chế virus, giảm ho và làm dịu cổ họng. Người bệnh nên hòa mật ong với nước ấm hoặc kết hợp với dược liệu khác như:
Mật ong và giấm táo
- Cho 1 thìa mật ong, 1 thìa giấm táo vào cốc nước lọc và khuấy đều
- Người bệnh nên sử dụng hỗn hợp hàng ngày cho đến khi triệu chứng bị đẩy lùi
Kết hợp với chanh
- Trộn mật ong cùng nước cốt chanh theo tỷ lệ 1:1
- Mỗi ngày uống 1 - 2 cốc nước chanh mật ong
- Tác dụng chính là giảm ho và làm dịu cổ họng
Sử dụng chung cùng tỏi
- Băm tỏi thật nhuyễn để trộn chung với mật ong
- Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần chỉ sử dụng 1 muỗng cho đến khi bệnh đỡ hẳn.
Cách chữa bệnh viêm phế quản bằng lá hẹ
Trong Đông y, lá hẹ có mùi hăng, tính ấm, vị cay. Nghiên cứu còn cho thấy, lá hẹ chứa odorin - kháng sinh có khả năng tiêu diệt hại khuẩn gây bệnh. Nếu người bệnh kết hợp hẹ với nhiều vị thuốc khác nhau sẽ gia tăng hiệu quả điều trị. Cụ thể:
Kết hợp với đường phèn
- Rửa sạch lá hẹ và cắt thành từng khúc nhỏ
- Cho lá vào bát chứa đường phèn, hấp cách thủy trong 12 - 20 phút
- Mỗi ngày sử dụng hỗn hợp 2 - 3 lần để cải thiện bệnh lý
Sử dụng chung cùng mật ong
- Sơ chế lá hẹ sạch sẽ, sau khi cắt khúc thì cho vào bát
- Thêm mật ong, chưng cách thủy trong 20 phút
- Chắt nước ra bát và uống mỗi ngày 2 - 3 lần
Lá hẹ và nghệ tươi
- Chuẩn bị lá hẹ như cách trên, nghệ và chanh cắt thành từng lát
- Cho tất cả nguyên liệu vào bát nhỏ, thêm đường phèn
- Chưng cách thủy hỗn hợp 30 phút và dùng 2 - 3 lần/ ngày.
Trị viêm phế quản bằng lá trầu không
Trầu không giàu hoạt chất phenolic và tinh dầu thơm, có phản ứng kháng sinh mạnh với hại khuẩn gây viêm phế quản. Dược liệu này còn có vị cay, tính ấm, giúp tiêu viêm và sát khuẩn, tiêu đờm và chống ngứa. Đó là lý do lá trầu không được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm phổi, viêm phế quản cấp và mãn tính,...
Áp dụng lá trầu không nguyên chất
- Rửa sạch 4 - 8 lá trầu không và xay nhuyễn
- Chắt lấy nước cốt trầu không và uống 2 lần/ ngày
- Chỉ trong 3 - 5 ngày sử dụng, người bệnh sẽ đẩy lùi triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Kết hợp với mật ong
- Chuẩn bị 10 lá trầu không, sau khi rửa sạch thì giã nhuyễn
- Cho trầu không vào bát, thêm 250ml nước sôi, ngâm hỗn hợp trong 20 phút
- Chắt nước, thêm mật ong, hòa tan và uống ngày 2 lần sau các bữa ăn
Dùng chung trầu không với củ gừng
- Xay nhuyễn 10 lá trầu không và ngâm với 300ml nước sôi trong 20 phút.
- Chắt lấy phần nước, thêm 2 - 3 lát gừng và sử dụng như bình thường
- Uống hỗn hợp mỗi ngày 2 lần sau các bữa ăn 15 phút.
- Khi kiên trì áp dụng, bệnh sẽ bị đẩy lùi chỉ sau 1 tuần
Biện pháp can thiệp bằng tỏi
Đặc điểm của tỏi là giàu allicin - một chất kháng sinh tự nhiên. Hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hạn chế hoạt động của vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó tỏi còn chứa nhiều vitamin, có thể tăng cường sức đề kháng để cơ thể chống lại bệnh tật. Những cách trị viêm phế quản bằng tỏi bao gồm:
Tỏi nguyên chất:
- Mỗi ngày người bệnh có thể ăn 1 - 2 tép tỏi sống
- Sử dụng đều đặn 1 - 2 lần/ ngày
Sử dụng chung với giấm ăn
- Đầu tiên bạn bóc sạch vỏ tỏi rồi đập dập
- Đem tỏi ngâm chung với đường đỏ, giấm ăn, mật ong trong 15 ngày
- Hàng ngày bạn nên sử dụng hỗn hợp 1 - 2 lần
Kết hợp cùng chanh và cà chua
- Sau khi sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, bạn đem xay nhuyễn tỏi và cà chua để thu nước cốt
- Người bệnh trộn hỗn hợp vừa thu được với nước chanh nguyên chất và hòa tan.
- Sử dụng hỗn hợp hàng ngày để cải thiện tốt triệu chứng
Chú ý, phương pháp này không phù hợp với người có bệnh lý nền liên quan đến mắt hoặc gan. Những trường hợp có thể trạng suy yếu, sử dụng thuốc chống đông máu, bị HIV, tiêu chảy không nên dùng tỏi sống.
Ưu điểm:
- An toàn, lành tính: Mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu tự nhiên giúp giảm ho một cách an toàn, ít gây tác dụng phụ, đặc biệt phù hợp với trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
- Tiết kiệm và tiện lợi: Các nguyên liệu thường dễ kiếm, có sẵn trong nhà bếp hoặc dễ dàng mua được với chi phí thấp. Việc thực hiện các mẹo này cũng không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, có thể thực hiện tại nhà một cách thuận tiện.’
- Tác động toàn diện: Một số mẹo dân gian không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng ngừa tái phát và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm: So với thuốc Tây y, các mẹo tại nhà thường có tác dụng chậm hơn và đòi hỏi sự kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
- Không phù hợp với mọi trường hợp: Không nên áp dụng cho các trường hợp viêm phế quản nặng hoặc có biến chứng.
- Hiệu quả khác nhau ở mỗi người: Các bài thuốc dân gian sẽ phát huy hiệu quả dựa trên thể trạng của từng bệnh nhân. Vì vậy, có người nhanh khỏi nhưng cũng có trường hợp phải điều trị trong thời gian dài.
- Thiếu cơ sở khoa học: Mặc dù nhiều mẹo dân gian đã được sử dụng từ lâu đời, nhưng cơ chế tác dụng và hiệu quả của chúng chưa được chứng minh từ các bằng chứng khoa học.
Lưu ý:
- Nguồn gốc nguyên liệu: Chọn các nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh và không chứa các chất độc hại.
- Tương tác thuốc: Nếu đang sử dụng thuốc Tây, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc dân gian.
- Không lạm dụng: Mẹo dân gian chỉ nên được xem là phương pháp hỗ trợ, không thay thế hoàn toàn cho việc điều trị bằng thuốc Tây y hoặc Đông y. Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nặng, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, biện pháp này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân phụ thuộc quá mức, viêm phế quản có thể phát triển nặng hơn. Người bệnh không nên áp dụng cách chữa tại nhà bừa bãi, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi thực hiện.
Cách điều trị viêm phế quản bằng Tây y
Thuốc tây có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Các loại thuốc chữa viêm phế quản đều được sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm. Những loại thuốc thường dùng để chữa viêm phế quản gồm:
Điều trị viêm phế quản bằng thuốc long đờm
Đây là loại thuốc có khả năng tống khứ dịch nhầy ứ đọng ở phế quản để làm thông thoáng đường thở. Nếu dịch nhầy tiết ít và khó đẩy ra ngoài, bác sĩ có thể dùng thuốc làm loãng như terpin hydrat, natri benzoat,...
Ngược lại, khi dịch tiết nhiều, đặc, bác sĩ sẽ sử dụng chất khử chứa lưu huỳnh như carbocystein, acetylcystein,... Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc giảm ho với liều thích hợp.
Thuốc chống tắc nghẽn phế quản
Tên gọi khác của loại thuốc này là thuốc giãn phế quản. Nó có khả năng đẩy lùi tắc nghẽn tại đường dẫn khí để người bệnh dễ thở. Thuốc gồm 2 dạng:
- Chủ vận beta-2: Sử dụng dưới dạng xông, hít qua đường miệng hoặc mũi. Thuốc cho tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn như tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi, tăng khả năng tiêu thụ oxy, run tay chân, rối loạn nhịp tay,...
- Theophylin: Đây là loại thuốc làm giãn phế quản dạng uống. Ở trẻ em, thuốc rất dễ dung nạp, đào thải nhanh nhưng gây nhiều độc hại. Trong khi đối với người lớn, Theophylin khó dung nạp, đào thải chậm nhưng ít gây hại. Do đó, bệnh nhân suy gan, thận hoặc các bé có chức năng thải độc chưa tốt không nên sử dụng.
Thuốc Corticoid kháng viêm
Nhóm thuốc có thể ngăn chặn và điều trị các ổ viêm tại cuống họng. Nếu bị viêm nhiễm tại ống phế quản, bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc dạng uống. Khi bị viêm phế quản mãn tính, người bệnh sẽ được điều trị dưới dạng tiêm. Bạn chỉ nên dùng thuốc với liều vừa đủ trong thời gian ngắn để hạn chế tác dụng phụ.
Thuốc kháng vi khuẩn, virus
Tác dụng chính của nhóm thuốc này là loại bỏ vi khuẩn, virus. Với thuốc kháng virus, bác sĩ chủ yếu sử dụng nhóm kháng virus cúm A. Các loại thuốc kháng vi khuẩn là ceftriaxon, benzylpenicillin, augmentin,... Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh lý để sử dụng loại kháng sinh nhẹ hoặc mạnh. Cụ thể, triệu chứng nhẹ có thể dùng thuốc trong 1 tuần. Trong khi người bị bệnh nặng cần điều trị khoảng 2 - 4 tuần.
Ưu điểm:
- Tác dụng nhanh chóng: Các loại thuốc Tây y thường có tác dụng giảm triệu chứng nhanh chóng, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Hiệu quả cao: Đặc biệt trong các trường hợp viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn, kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
- Dễ tiếp cận: Thuốc Tây y có sẵn tại các nhà thuốc, dễ dàng mua và sử dụng.
Nhược điểm:
- Tác dụng phụ: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, hoặc dị ứng. Sử dụng corticosteroid kéo dài có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, hoặc suy giảm miễn dịch.
- Tương tác thuốc: Một số loại thuốc Tây y có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang sử dụng, gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.
- Kháng thuốc: Sử dụng kháng sinh quá mức hoặc không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị trong tương lai.
Lưu ý:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột.
- Tái khám theo lịch hẹn: Bệnh nhân cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.
- Theo dõi tác dụng phụ: Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Mặc dù thuốc tây mang tới tác dụng nhanh nhưng vẫn tồn tại hạn chế và có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh nên sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và không tùy tiện thay đổi liều lượng.
Cách chữa viêm phế quản bằng Đông y
Trong y học cổ truyền, viêm phế quản thuộc vào chứng đàm ẩm, khái thấu. Nguyên nhân gây bệnh gồm 2 loại:
- Nội nhân: Các tạng tỳ, thận, phế bị suy yếu chức năng làm tăng dịch đờm và gây ho. Ngoài ra, vị trường tích nhiệt khiến phế, thận âm hư, tâm dịch và khí bị tổn thương. Những yếu tố này đã gây ra tình trạng ho dai dẳng và khạc ra đờm.
- Ngoại nhân: Phong nhiệt, phong hàn là những yếu tố làm ngưng trệ và rối loạn phế khí. Bên cạnh đó, khi thời tiết chuyển mùa, hại khuẩn từ bên ngoài xâm nhập làm tổn hại tâm dịch của phế và gây ra triệu chứng khó chịu.
Dựa trên căn nguyên này, nguyên tắc điều trị của Đông y là bổ chính khu tà. Nghĩa là thuốc nam đi sâu bổ phế, bổ tỳ, bổ can thận, đồng thời tán hàn - khu phong, giải độc thanh nhiệt.
Thuốc nam có tác dụng điều trị triệu chứng, loại bỏ tác nhân có hại và điều hòa cơ thể. Như vậy, bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, không gây biến chứng và hạn chế tái phát.
Tùy thuộc vào từng thể bệnh và nguyên nhân phát sinh, mỗi bài thuốc lại được gia giảm và kết hợp từng vị thuốc phù hợp. Các bài thuốc chữa bệnh dựa trên căn nguyên cụ thể bao gồm:
Điều trị viêm phế quản bằng bài thuốc Hạnh tô tán
Triệu chứng của bệnh là ho có đờm đi kèm chảy nước mũi và nghẹt mũi. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau đầu, đau mỏi người, khản tiếng, sốt toàn thân, rêu lưỡi trắng,... Bài thuốc điều trị bao gồm các vị thuốc:
- Phục linh: 16g
- Hạnh nhân, tiền hồ: 12g
- Tô diệp, cát cánh: 10g
- Trần bì, bán hạ chế, chỉ xác: 8g
- Cam thảo: 4g
- Sinh khương: 3 lát
- Sắc thảo dược với 1 lít nước, đến khi cạn còn 400ml thì tắt bếp
- Uống 1 thang/ ngày, chia làm 2 lần vào các buổi sáng và chiều
Tang bạch thang - chữa bệnh do khí táo
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phế quản do khí táo là ho khan, các bộ phận như lưỡi, họng, mũi bị khô. Đồng thời bệnh nhân gặp tình trạng sốt, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù, sợ gió. Những thảo dược được sử dụng để trị bệnh gồm:
- Sa sâm, tang diệp, hạnh nhân, đậu xị, tiền hồ: 12g
- Cát cánh: 10g
- Chi tử: 8g
- Xuyên bối mẫu, cam thảo: 6g
- Cách sắc và sử dụng tương tự bài thuốc Hạnh tô tán
Tang cúc ẩm - điều trị do phong nhiệt
Bệnh có biểu hiện là ho ra đờm đặc, tiếng ho nặng, nước mũi vàng, khô cổ, đau họng. Người bệnh sốt cao, cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng. Bài thuốc kết hợp các thảo dược như:
- Liên kều: 16g
- Tang diệp, tiền hồ, cúc hoa, hạnh nhân, ngưu bàng tử: 12g
- Cát cánh: 10g
- Lô căn: 8g
- Bạch hà, cam thảo: 6g
- Sắc thuốc tương tự hai bài thuốc trên và uống vào các buổi sáng - chiều trong ngày.
Bài thuốc điều trị viêm phế quản mãn tính
Bệnh lý này được chia làm 2 dạng, bao gồm thể thủy ẩm và thể đàm thấp. Ở mỗi thể lại có những cách chữa bệnh khác nhau. Cụ thể:
Thủy ẩm: Với thể này, người bệnh cần áp dụng bài thuốc tiểu thanh long thang gia giảm. Các vị thuốc cần có gồm:
- Bạn hạ chế, bạch thược: 12g
- Quế chi: 8g
- Ma hoàng, cam thảo, ngũ vị tử, tế tân, can khương: 6g
- Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và chia thành 2 bát để uống trong ngày.
Đàm thấp: Hai bài thuốc được sử dụng để trị bệnh là Lục quân tử thang và Bình vị tán gia vị. Các dược liệu có trong hai bài thuốc là:
- Bạch truật, phục linh, ý dĩ: 16g
- Đẳng sâm, thương truật, hậu phác, hạnh nhân, ngưu bàng tử: 12g
- Bán hạ chế: 10g
- Trần bì: 8g
- Sinh khương: 3 lát
- Đại táo: 3 quả
- Sắc mỗi ngày 1 thang và uống vào hai buổi sáng - chiều
Ưu điểm:
- Tác dụng sâu và lâu dài: Đông y tập trung vào việc điều chỉnh sự mất cân bằng trong cơ thể, giúp loại bỏ nguyên nhân gây viêm phế quản từ gốc rễ. Điều này giúp giải quyết tận gốc vấn đề và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Tác động toàn diện: Các bài thuốc Đông y không chỉ làm giảm triệu chứng cấp tính mà còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng phế, từ đó nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- An toàn và ít tác dụng phụ: Thuốc Đông y chủ yếu là các loại thảo dược tự nhiên, ít gây tác dụng phụ so với thuốc Tây y. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và tránh tự ý kết hợp các loại thảo dược khác nhau.
- Cá nhân hóa điều trị: Mỗi người bệnh có thể trạng và nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy thầy thuốc Đông y sẽ điều chỉnh bài thuốc phù hợp với từng cá nhân. Điều này giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng không mong muốn.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm: Thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn so với thuốc Tây y. Việc điều trị viêm phế quản bằng Đông y đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị của thầy thuốc.
- Chẩn đoán phức tạp: Chẩn đoán trong Đông y đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về lý luận Đông y và kinh nghiệm lâm sàng của thầy thuốc. Bệnh nhân cần tìm đến những thầy thuốc có trình độ và uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
- Kiểm soát chất lượng: Thuốc Đông y có thể có sự khác biệt về chất lượng tùy thuộc vào nguồn gốc và quy trình sản xuất. Người bệnh nên tìm mua thuốc tại những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Lưu ý khi điều trị viêm phế quản bằng Đông y:
- Lựa chọn thầy thuốc có kinh nghiệm: Tìm đến các thầy thuốc Đông y có bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp.
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị do thầy thuốc đưa ra. Bao gồm cả việc uống thuốc, chế độ ăn uống, sinh hoạt, và các bài tập hỗ trợ khác.
- Kết hợp với Tây y khi cần thiết: Trong một số trường hợp nặng hoặc cấp tính, việc kết hợp Đông y và Tây y có thể mang lại hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng thuốc Đông y có nguồn gốc rõ ràng: Chọn mua thuốc Đông y tại các cơ sở y tế uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải thuốc kém chất lượng hoặc giả mạo.
Dược liệu chữa bệnh
Bên cạnh Tây y và Đông y, kho tàng dược liệu từ thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm phế quản. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nhiều loại thảo dược có chứa hoạt chất có khả năng kháng viêm, long đờm, giảm ho, và tăng cường hệ miễn dịch, góp phần làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Các loại dược liệu tiêu biểu
- Tỏi (Allium sativum): Tỏi chứa allicin, một hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm mạnh mẽ. Các nghiên cứu cho thấy allicin có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm phế quản như Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. Ngoài ra, tỏi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Gừng (Zingiber officinale): Gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm ho, long đờm. Các hợp chất gingerol và shogaol trong gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau, và ức chế sự co thắt phế quản, giúp giảm triệu chứng khó thở.
- Húng chanh (Plectranthus amboinicus): Húng chanh có chứa tinh dầu carvacrol và thymol, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm mạnh mẽ. Húng chanh còn giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát và giảm ho.
- Củ nghệ (Curcuma longa): Curcumin, hoạt chất chính trong củ nghệ, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Curcumin có thể ức chế các chất trung gian gây viêm, giảm phù nề và tổn thương niêm mạc phế quản.
- Lá hẹ (Allium tuberosum): Lá hẹ chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, có tác dụng giảm ho, long đờm, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Kết quả điều trị viêm phế quản tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của người bệnh. Nếu là người cẩn thận, tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia và xây dựng lối sống tốt, bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi. Ngược lại, trường hợp tùy tiện dùng thuốc và không lắng nghe tư vấn chỉ khiến viêm phế quản nặng hơn, làm sức khỏe đi xuống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!