Bệnh viêm tai giữa mạn tính mủ là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm tai mãn tính và rất khó điều trị. Bệnh thường tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe mỗi người nhất là những đối tượng đã có tiền sử bị viêm tai, nhiễm trùng tai,… Do vậy, để có cái nhìn khách quan nhất cũng như tìm được giải pháp điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Viêm tai giữa mạn tính mủ là gì?
Viêm tai giữa mạn tính mủ là tình trạng nhiễm trùng tai kéo dài từ 10 - 15 tuần kèm theo chảy máu hoặc mủ vàng. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và tái phát nhiều lần trong năm mặc dù đã có kết quả trị liệu thành công.
Viêm tai giữa mạn tính mủ xuất phát từ bệnh viêm tai giữa mủ cấp tính. Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh khá nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt,... Chính vì vậy, người bệnh thường lơ là không chuyên tâm điều trị dứt điểm để bệnh tiến diễn xấu, ngày một nặng và chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.
Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa mãn tính mủ
Các biểu hiện của bệnh viêm tai giữa chảy mủ mãn tính rất đặc trưng và riêng biệt. Theo đó, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua những biểu hiện căn bản dưới đây.
- Chảy dịch tai: Với người bệnh viêm tai giữa mãn tính mủ chảy dịch ở tai là triệu chứng dễ phân biệt nhất. Thường thì dịch sẽ có thể là màu vàng hoặc trắng đục kèm theo máu, về sau kèm theo mùi hôi thối, khó chịu.
- Nghe kém: Thường triệu chứng này rất khó nhận biết chính xác, đặc biệt với người chỉ bị viêm tai một bên. Theo đó, người bệnh thường vô tình phát hiện được khi nghe điện thoại hoặc bạn bè góp ý. Để nhận biết chính xác người bệnh nên thăm khám tại các bệnh viện hoặc đo sức nghe bằng máy.
- Đau nhức kèm theo ngứa hoặc sốt: Khi bị viêm tai giữa mãn tính vùng tai thường đỏ tấy và sưng. Đặc biệt, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa kèm theo những cơn đau co giật nhẹ thậm chí là sốt cao.
- Ù tai, chóng mặt: Dịch mủ bị ứ lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, làm mất cân bằng của ống tai. Do vậy, bạn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng ù nhức hai tai, chóng mặt, hoa mắt,…
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Chán ăn, kém ngủ, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, không muốn làm việc và rất dễ cáu gắt.
Chẩn đoán bệnh như thế nào chính xác?
Hỏi bệnh: Lấy thông tin về tiền sử viêm tai giữa, các triệu chứng hiện tại như chảy mủ, nghe kém, ù tai, đau tai, sốt.
Khám tai:
- Quan sát tai ngoài, tìm dấu hiệu viêm, mủ tai.
- Dùng otoscope kiểm tra màng nhĩ, phát hiện các lỗ thủng.
- Đánh giá thính lực bằng nghiệm pháp Weber, Rinne.
Cận lâm sàng:
- Nội soi tai: Quan sát chi tiết tổn thương màng nhĩ, hòm nhĩ.
- Vi khuẩn đồ dịch mủ: Xác định vi khuẩn gây bệnh.
- Đo thính lực: Đánh giá mức độ nghe kém.
- Chụp CT/MRI (nếu cần): Phát hiện biến chứng.
Chẩn đoán xác định dựa trên tổng hợp thông tin từ các bước trên. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như viêm tai giữa cấp, viêm ống tai ngoài, cholesteatoma.
Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh
- Trẻ em, đặc biệt dưới 5 tuổi, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và hay mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Người có tiền sử viêm tai giữa cấp tái diễn.
- Người có bất thường cấu trúc tai mũi họng như vẹo vách ngăn mũi, phì đại VA.
- Người có bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.
- Người hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
- Người sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm.
- Người không hoặc vệ sinh tai không đúng cách.
Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa mạn tính mủ hiệu quả
Nói không với bệnh viêm tai giữa mạn tính mủ cũng như bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của mình. Người bệnh cần thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các điều sau:
- Tuyệt đối không chủ quan khi mắc bệnh lý về đường hô hấp.
- Khi cơ thể có những triệu chứng bất thường liên quan đến viêm tai giữa mạn tính mủ cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị dứt điểm.
- Chủ động tiêm phòng mỗi năm. Không được trốn tránh các đợt tiêm vacxin cúm, viêm não,…
- Rời xa những khu vực ô nhiễm, nơi nhiều người hút thuốc.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia là một trong những tác nhân khiến bệnh ngày một nặng, khó điều trị. Chính vì vậy, hãy học cách nói không với những chất gây hại này.
- Rèn luyện và duy trì thói quen sống lành mạnh, vệ sinh tai đều đặn mỗi ngày.
- Tập thể dục có ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa mạn tính mủ cũng như phòng chống.
- Ngoài việc thăm khám định kỳ bạn cũng nên chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng, nguồn thức ăn mỗi ngày. Hãy đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
Khi nào người viêm tai giữa cần gặp bác sĩ?
- Chảy mủ tai kéo dài hoặc tái phát: Đặc biệt khi mủ tai có màu bất thường, mùi hôi, hoặc kèm theo máu.
- Giảm thính lực: Khó nghe, nghe kém hơn, nhất là sau khi chảy mủ.
- Đau tai: Đau sâu trong tai, lan ra vùng xương chũm hoặc thái dương.
- Ù tai, chóng mặt: Cảm giác ù tai, mất thăng bằng, chóng mặt.
- Sốt cao: Kèm theo các triệu chứng khác của viêm tai giữa.
- Các triệu chứng bất thường khác: Đau đầu, nhìn mờ, tê yếu mặt, sưng vùng quanh tai, nổi hạch cổ...
Điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính mủ như thế nào?
Điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính mủ an toàn, đạt hiệu quả cao luôn là vấn đề được hầu hết người bệnh quan tâm, lo lắng hiện nay. Phương pháp đạt hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn là gì? Hãy tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây để tìm được câu trả lời thích hợp.
Điều trị bằng Tây y
Những loại thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm tai giữa mạn tính mủ là:
- Thuốc nhỏ tai: Có 3 loại thuốc nhỏ, xịt tai được sử dụng nhiều hiện nay là Ciplox, Polydexa, Otofa ,… giúp thuyên giảm tình trạng chảy mủ, khó chịu do bệnh viêm tai giữa mạn tính mủ gây ra.
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Loại thuốc này được các bác sĩ kê đơn cho người bệnh viêm tai giữa mãn tính mủ nhiều nhất hiện nay. Những loại thuốc đặc trị như: Oflocet, Ciprofloxacin, Acid Clavulanic…
- Thuốc chống dị ứng: Áp dụng cho đối tượng người bệnh có cơ thể nhạy cảm, thường xuyên bị dị ứng khi sử dụng các loại thuốc Tây y. Trong trường hợp này người bệnh sẽ sử dụng viên uống dạng men như Alpha serratiopeptidase,…
- Các loại thuốc chứa nhiều vitamin: Cơ thể cần được bổ sung nhiều vitamin mỗi ngày. Bởi, chúng không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe mà còn có khả năng kháng lại các virus, vi khuẩn gây bệnh khác.
Có thể nói, việc dùng thuốc Tây y trong điều trị bệnh viêm tai giữa mạn tính thường cho kết quả điều trị nhanh. Tuy nhiên, đây là phương pháp gây nhiều tác dụng phụ lên cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám kỹ lưỡng, thực hiện đúng theo chỉ định của các bác sĩ đề ra, tránh những rủi ro không đáng có.
Sử dụng bài thuốc Đông y trị viêm tai giữa mạn tính mủ
Các bài thuốc Đông y đặc trị viêm tai giữa mạn tính mủ từ lâu đã rất nổi tiếng với cách điều trị từ căn nguyên bệnh. Từ đó, tác động chuyên sâu vào nguồn gốc gây bệnh, giúp trừ tà, nhiệt, hàn, cân bằng âm dương giúp bệnh sớm được đẩy lùi, không có khả năng tái phát.
Đặc biệt, những bài thuốc Đông y thường sử dụng các dược liệu, cây thuốc nam quý hiếm không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn cải thiện các chức năng trong cơ thể từ tạng phù, tỳ, phế,… Bạn có thể tham khảo qua những bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y dưới đây:
- Bài thuốc 1: Sử dụng bạch linh, bạch biển đậu, thuyền thoái, hoài sơn, tri mẫu, kim ngân hoa, cốc ma, đan bì. Cho tất cả vị thuốc vào trong ấm đồng thời đổ thêm 1000ml nước sạch, đem đun sôi trong 40 phút rồi tắt bếp để dùng mỗi ngày.
- Bài thuốc 2: Chủ yếu là cam thảo, trần bì, xa tiền tử, thổ phục linh, mộc thông, bạch chỉ nam, bạc hà, bạch truật. Thực hiện sau thuốc trong 30 phút với 850ml nước sạch. Sau đó, đem chia lượng thuốc thu được thành 3 lần uống trong ngày.
Đông y điều trị viêm tai giữa mạn tính mủ có ưu điểm sử dụng thảo dược tự nhiên, ít tác dụng phụ, tác động toàn diện vào căn nguyên và triệu chứng, đồng thời nâng cao sức đề kháng.
Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian điều trị kéo dài, hiệu quả tùy thuộc cơ địa và việc tìm thầy thuốc có chuyên môn còn khó khăn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp.
Mẹo dân gian hỗ trợ trị bệnh
Sử dụng tỏi:
- Công dụng: Nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên, tỏi được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm tai giữa.
- Cách thực hiện: Giã nát một tép tỏi, bọc vào miếng vải mỏng và đặt nhẹ nhàng vào tai bị viêm. Hoặc, có thể ngâm tỏi trong dầu ô liu vài ngày, sau đó nhỏ vài giọt vào tai mỗi ngày.
Dùng nước muối sinh lý:
- Công dụng: Muối có tác dụng sát khuẩn và làm sạch tai.
- Cách thực hiện: Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bị viêm, nghiêng đầu để nước muối chảy ra ngoài.
Dùng giấm táo:
- Công dụng: Giấm táo có tính acid nhẹ, giúp cân bằng độ pH trong tai và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Cách thực hiện: Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1, nhỏ vài giọt vào tai bị viêm.
Dùng lá trầu không:
- Công dụng: Lá trầu không có tính kháng khuẩn và kháng viêm.
- Cách thực hiện: Giã nát vài lá trầu không, vắt lấy nước cốt và nhỏ vào tai bị viêm.
Dùng dầu dừa:
- Công dụng: Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và làm mềm da.
- Cách thực hiện: Nhỏ vài giọt dầu dừa ấm vào tai bị viêm mỗi ngày.
Mẹo dân gian trị viêm tai giữa mạn tính mủ mang lại ưu điểm dễ thực hiện, chi phí thấp và đôi khi ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, hiệu quả chưa được khoa học chứng minh, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, tương tác thuốc và nhiễm trùng. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng mẹo dân gian mà cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.
Dược liệu hỗ trợ trị bệnh hiệu quả
Việt Nam là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng với hàng ngàn loài thảo dược quý, mang lại tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có viêm tai giữa mạn tính mủ. Các dược liệu này thường có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và ít gây tác dụng phụ, phù hợp với quan điểm điều trị "từ gốc" của y học cổ truyền.
Mục đích sử dụng dược liệu trong điều trị viêm tai giữa mãn tính mủ là:
- Tiêu viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, biến chứng.
- Giảm đau, giảm phù nề trong tai, giảm sưng viêm và cải thiện lưu thông máu.
- Bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.
- Điều hòa chức năng tạng phủ liên quan đến tai như can, thận, tỳ, giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Cụ thể các dược liệu thường được thầy thuốc chỉ định sử dụng như: Hoàng liên, Kim ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Kinh giới, Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Xạ can, Hạ khô thảo, Ngưu bàng tử, Thổ phục linh... cũng được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tính mủ.
Tùy vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh, thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Viêm tai giữa mạn tính mủ đã làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt thậm chí là sức khỏe của rất nhiều người. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến đầu bệnh như: Cách điều trị, phòng tránh,… là điều vô cùng cần thiết.
Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.
Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.
Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.
So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính.
Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.
- Sử dụng thuốc Tây
- Cách điều trị tại nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!