Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa thanh dịch là bệnh thường gặp với hầu hết các trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Triệu chứng của bệnh thường kín đáo và không rõ ràng khiến các phụ huynh chủ quan, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của trẻ.

Viêm tai giữa thanh dịch là gì?

Không giống với những bệnh viêm tai giữa khác, viêm tai giữa thanh dịch (hay có tên gọi khác là viêm tai màng nhĩ đóng kín) không chảy mủ, có cảm giác nặng tai. Tình trạng bệnh càng nặng sẽ gây ứ đọng dịch nhầy trong tai giữa khiến ống eustachian bị bít tắc. Ở giai đoạn đầu, bệnh gần như không có biểu hiện, triệu chứng rõ rệt nên rất khó để có thể phát hiện kịp thời, gây ảnh hưởng tới thính lực của người bệnh, nguy hiểm hơn khi biến chứng tụ mủ, thủng nhĩ...

benh viem tai giua thanh dich
Bệnh gây ứ đọng dịch nhầy trong tai

Thông thường, bệnh viêm tai giữa thanh dịch dễ dàng tự khỏi trong 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên, đặc điểm không khí ở miền Bắc thường lạnh và khô, khiến cho dịch nhầy vô khuẩn trong tai giữa tích tụ lâu, dần dần gây nên tình trạng giảm thính lực tạm thời. Để tình trạng bệnh không chuyển biến phức tạp, các bậc phụ huynh cần chủ động tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bệnh giúp phát hiện và điều trị một cách kịp thời.

Biểu hiện của viêm tai giữa thanh dịch là gì?

Nếu phát hiện kịp thời, bệnh sẽ không nguy hiểm, tuy nhiên do nhiều người không hiểu rõ về các triệu chứng, khiến cho hầu hết những ai đã mắc bệnh thường ở giai đoạn biến chứng, gây nguy hiểm tới sức khoẻ.

Những biểu hiện lâm sàng mà người bệnh có thể nhận thấy như: ù tai, cảm giác nặng tai, thính lực giảm đáng kể, nghe thấy tiếng vang trong đầu... Ngoài các biểu hiện ở tai như trên, bệnh nhân còn gặp một số tình trạng đi kèm như ngạt mũi, hắt hơi liên tục, chảy mũi kéo dài. Cụ thể từng đối tượng sẽ có những biểu hiện khác nhau, các bạn có thể tham khảo dưới đây.

Biểu hiện ở trẻ em

Một trong những dấu hiệu mà phụ huynh dễ nhận thấy nhất đó chính là hành động hay kéo vành tai của trẻ. Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi có dấu hiệu chậm nói hoặc không phản hồi khi gọi tên. Đối với trẻ lớn hơn, nếu mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ cũng như tiếp thu của trẻ.

Đa phần những biểu hiện của bệnh đều rất nhẹ, nếu phụ huynh không chú ý rất khó để phát hiện. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất giúp phát hiện và điều trị kịp thời khi mắc bệnh.

Các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện ở một bên tai hoặc cả hai bên, tuỳ thuộc và tình trạng rối loạn chức năng của vòi nhĩ. Hãy bổ sung kiến thức của bạn ngay hôm nay để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị.

benh viem tai giua thanh dich
Viêm tai giữa giữa thanh dịch gây ù tai, suy giảm thính lực

Biểu hiện ở người lớn

Cũng giống như biểu hiện ở trẻ nhỏ, các triệu chứng bệnh ở người lớn thường bao gồm:

  • Ngạt mũi, hắt hơi và chảy mũi thường xuyên
  • Bệnh nhân hay bị ù tai, cảm giác đầy tai gây khó chịu
  • Một số người bệnh có thể nghe thấy tiếng vang trong tai, khả năng nghe giảm.

Nếu tình trạng bệnh tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến sưng tai, khó tập trung học tập và làm việc, ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tệ hơn, người mắc viêm tai giữa thanh dịch có thể chuyển biến xấu như viêm tai giữa, viêm màng não, áp xe não,... cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa thanh dịch

Viêm tai giữa thanh dịch gây ra bởi việc rối loạn chức năng vòi nhĩ, bộ phận này có chức năng chính là giúp cân bằng áp lực giữa không khí bên ngoài, dịch thải và tai giữa. Đặc biệt tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này thường cao hơn bởi vì vòi nhĩ ở trẻ ngắn và rộng hơn so với người trưởng thành, tạo cơ hội cho vi trùng, vi rút ở vùng mũi, họng dễ đi theo ống eustachian vào tai giữa gây nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút. Cụ thể nguyên nhân chính dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch do các bệnh lý mũi họng đó là:

  • Viêm AV
  • Viêm mũi xoang
  • Viêm mũi dị ứng
  • Dị dạng bẩm sinh

Ngoài ra, bệnh còn xảy ra bởi các thay đổi áp lực đột ngột như đi máy bay, môi trường sống bị ô nhiễm do khói bụi hoặc khói thuốc lá. Bên cạnh đó, việc thay đổi thời tiết đột ngột và liên tục khiến cơ thể không kịp thích ứng cũng là một trong những lý do khách quan khiến nhiều người mắc phải các bệnh về viêm tai giữa.

Biến chứng của viêm tai giữa thanh dịch

Viêm tai giữa thanh dịch nhìn chung là một bệnh lý lành tính, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng dịch nhầy tích tụ trong tai giữa có thể gây ra một số biến chứng đáng kể ảnh hưởng đến sức khỏe thính giác. Dưới đây là các biến chứng thường gặp của viêm tai giữa thanh dịch:

Thủng màng nhĩ

Dịch nhầy ứ đọng trong khoang tai giữa gia tăng áp lực lên màng nhĩ. Áp lực kéo dài này có thể khiến màng nhĩ bị căng ra và rách, dẫn đến thủng màng nhĩ. Thủng màng nhĩ có thể gây Giảm thính lực đột ngột, chảy dịch hoặc mủ từ tai, ù tai liên tục, cảm giác chóng mặt mất thăng bằng.

viem-tai-giua-thanh-dich
Viêm tai giữa thanh dịch có thể gây biến chứng thủng màng nhĩ

Viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa thanh dịch kéo dài không điều trị có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua vòi Eustachius gây viêm nhiễm mạn tính. Khi này người bệnh có biểu hiện giảm thính lực tăng dần, thường xuyên chảy dịch mủ từ tai, ù tai kéo dài, đau nhức tai tái diễn.

Xơ hóa dính

Dịch nhầy viêm trong tai giữa có thể kích thích phản ứng viêm, dẫn đến hình thành các mô sẹo bất thường (xơ dính) bên trong khoang tai giữa. Xơ dính làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ và cản trở sự dẫn truyền sóng âm, gây ra giảm thính lực dẫn truyền thường trơ trọc (giảm về mức độ nhận biết âm thanh qua đường dẫn khí).

Cholesteatoma (U biểu tích tụ)

Biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm của viêm tai giữa thanh dịch là u biểu tích tụ (cholesteatoma). Đây là một khối u lành tính nhưng có tốc độ phát triển chậm, chứa đầy keratin (chất sừng) và các mảnh vụn tế bào. Cholesteatoma thường không gây triệu chứng trong giai đoạn đầu. Khi khối u phát triển lớn, có thể gây ra các biểu hiện như: Giảm thính lực nặng, đau tai kéo dài, ù tai liên tục, chảy dịch hoặc mủ từ tai có mùi hôi, liệt dây thần kinh VII (gây yếu cơ mặt).

Viêm tai giữa thanh dịch là bệnh lý thường gặp nhưng không nên được chủ quan. Việc chẩn đoán và điều trị sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thính giác. Nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ viêm tai giữa thanh dịch, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Chẩn đoán viêm tai giữa thanh dịch

Chẩn đoán viêm tai giữa thanh dịch thường dựa vào một quá trình đánh giá tổng hợp, bao gồm:

Thăm khám tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân hoặc cha mẹ của trẻ (nếu là trẻ em) về các triệu chứng đang gặp phải, thời gian xuất hiện triệu chứng, tiền sử mắc các bệnh lý về tai mũi họng trước đó, cũng như các yếu tố nguy cơ liên quan như dị ứng hay thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.

Khám tai bằng kính soi tai: Đây là thủ thuật đơn giản nhưng hiệu quả cao trong việc chẩn đoán viêm tai giữa thanh dịch. Bác sĩ sẽ sử dụng kính soi tai có gắn nguồn sáng để quan sát trực tiếp màng nhĩ. Trong trường hợp viêm tai giữa thanh dịch, bác sĩ có thể thấy:

  • Màng nhĩ mất tính trong suốt, trở nên mờ đục hoặc có màu vàng nhạt.
  • Nón sáng (vùng phản chiếu ánh sáng trên màng nhĩ) giảm hoặc mất đi.
  • Màng nhĩ giảm hoặc mất khả năng di động khi bác sĩ thực hiện thủ thuật bơm hơi vào vòi Eustachius.

viem-tai-giua-thanh-dich
Bác sĩ sử dụng kính soi tai để chẩn đoán bệnh

Đo thính lực: Xét nghiệm này nhằm đánh giá mức độ và kiểu giảm thính lực của bệnh nhân. Kết quả đo thính lực thường cho thấy giảm dẫn truyền âm nhẹ đến trung bình ở các tần số thấp và trung.

Kiểm tra sóng âm thanh (Tympanometry): Tympanometry là một xét nghiệm không đau sử dụng sóng âm để đánh giá tính đàn hồi và áp suất trong tai giữa. Kết quả bất thường của Tympanometry có thể gợi ý sự hiện diện của dịch nhầy trong khoang tai giữa.

Các xét nghiệm hình ảnh (ít được sử dụng): Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT scan hoặc MRI để kiểm tra chi tiết cấu trúc của tai giữa và các vùng lân cận, đặc biệt khi nghi ngờ có khối u hoặc dị hình giải phẫu gây tắc nghẽn vòi Eustachius.

Lưu ý: Việc lựa chọn các phương pháp chẩn đoán cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp, tuổi của bệnh nhân, và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất để đưa ra chẩn đoán chính xác và loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự viêm tai giữa thanh dịch.

Đối tượng dễ mắc viêm tai giữa thanh dịch

Trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, có nguy cơ mắc viêm tai giữa thanh dịch cao hơn người lớn. Lý do là vì vòi Eustachius của trẻ em ngắn hơn và nằm ngang hơn so với người lớn, khiến dịch nhầy khó lưu thông hơn.

Ngoài trẻ em, một số nhóm đối tượng khác cũng có nguy cơ cao mắc viêm tai giữa thanh dịch, bao gồm:

  • Người thường xuyên bị viêm đường hô hấp trên: Những người lớn tuổi hoặc người có cơ địa dễ viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, thường xuyên tái phát các bệnh lý này có nguy cơ cao bị viêm tai giữa thanh dịch. Các bệnh lý về đường hô hấp trên gây phù nề niêm mạc vòi Eustachius, làm tắc nghẽn dẫn lưu dịch nhầy.
  • Người có dị ứng theo mùa: Người bị dị ứng theo mùa, nhất là những người có các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi kéo dài cũng có nguy cơ mắc viêm tai giữa thanh dịch cao hơn. Cơ chế dị ứng gây phù nề niêm mạc đường hô hấp trên, tương tự như trường hợp viêm đường hô hấp trên, làm tắc nghẽn vòi Eustachius.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc lá là một chất kích ứng mạnh, không chỉ gây hại đến phổi mà còn ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp trên và vòi Eustachius. Hít phải khói thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên và gây ra viêm tai giữa thanh dịch.

viem-tai-giua-thanh-dich
Trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa thanh dịch cao hơn người lớn

Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Ông cha ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh“, chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh viêm tai giữa thanh dịch sẽ giúp giảm thiểu sức ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của người lớn và trẻ em.

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng tai sau khi tắm và bơi.
  • Lưu ý chủ động phòng tránh mắc các bệnh hô hấp.
  • Thường xuyên theo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với bụi bẩn và khói thuốc một cách tối đa.
  • Luyện tập thể dục thể thao cũng giúp nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Cho trẻ tiêm đủ các loại vắc xin theo chỉ định của Bộ Y Tế.
  • Có chế độ ăn hợp lí, bổ sung nhiều vitamin và các chất xơ cần thiết cho cơ thể.
  • Thăm khám định kỳ để có thể phát hiện kịp thời mầm bệnh.

benh viem tai giua thanh dich
Cần chủ động phòng tránh bệnh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh

Trong tình huống nào thì cần gặp bác sĩ?

Viêm tai giữa thanh dịch thường cần sự can thiệp y tế nếu:

  • Triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh nhân cảm thấy đau tai nặng và không thể chịu đựng được.
  • Có dấu hiệu của nhiễm trùng tai như sốt cao, sưng đau và chảy mủ từ tai.
  • Người bệnh là trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Cách điều trị viêm tai giữa thanh dịch

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa thanh dịch nhanh chóng và an toàn, có thể kể đến như sử dụng thuốc Tây y, điều trị bằng các bài thuốc Đông Y,... Tuỳ thuộc vào từng độ tuổi cũng như tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Có hai phương pháp điều trị chính, đó là: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Trong đó, điều trị ngoại khoa dành cho những bệnh nhân ở giai đoạn nặng, cần có sự can thiệp của các y bác sĩ và chuyên gia.

Cách điều trị tại nhà an toàn, hiệu quả

Được xếp vào loại bệnh không quá nguy hiểm, viêm tai giữa thanh dịch có thể dễ dàng điều trị tại nhà bằng cách sử dụng các loại thuốc Tây y dưới sự tham khảo từ bác sĩ, chuyên gia.

  • Thuốc kháng sinh: Vi khuẩn chiếm 90% tác nhân gây nên bệnh viêm tai giữa thanh dịch, chính vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể ức chế được sự phát triển của vi khuẩn. Các nhóm thuốc có thể sử dụng đó là beta-lactam, nhóm quinolon, nhóm macrolid… ( Lưu ý: Ở giai đoạn mãn tính trên 3 tháng, việc sử dụng kháng sinh sẽ không hiệu quả như trước).
  • Thuốc kháng Histamin và thuốc co mạch: Nhiệm vụ chính của thuốc là tăng độ quánh của dịch trong tai giúp giảm thải dịch. Đặc biệt khi kết hợp với thuốc co mạch sẽ làm giảm triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi cũng như viêm xoang.

Bài thuốc Đông Y chữa viêm tai giữa thanh dịch

Các bài thuốc dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao với những người bệnh nhẹ, có thể kể đến như:

Bài thuốc 1 - Bột ngũ tử và phèn chua: Đun một lượng 0,5g bột ngũ tử và phèn chua tới khi hai vị quyện vào với nhau, nghiền nhỏ, bỏ vào lọ kín. Khi sử dụng cho trẻ, cần vệ sinh tai bằng oxy già, sau đó dùng phễu nhỏ, thổi bột từ từ vào trong tai.

Phèn chua với đặc tính hút ẩm sẽ làm sạch các dịch nhầy trong tai, giảm thiểu ứ đọng, cũng như cảm giác đầy trong tai một cách nhanh chóng. Sử dụng 2 lần/ ngày trong thời gian 3 - 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

benh viem tai giua thanh dich
Sử dụng phèn chua chữa viêm tai giữa thanh dịch

Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp này, cần dừng dùng các loại kháng sinh trong vòng 24 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 2 - 8 loại thảo dược: Chọn một lượng 10g của các vị huyền sâm, bồ công anh, bạch chỉ, thổ phục linh, hạ khô thảo, kim ngân và hoàng cầm. Sắc trong vòng 30 phút. Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý, dùng tăm bông thấm nước sắc còn ấm, dùng xi lanh bơm khí ở một đầu của tăm bông, giúp hơi đi thẳng vào ống tai. Thực hiện mỗi ngày cho tới khi khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc 3 - Sáp ong: Dùng một lượng sáp ong vừa đủ cho vào đầu 1 cuộn giấy hình cái phễu, đốt phần sáp ong, đưa đầu còn lại vào tai để xông hơi. Thực hiện liên tục ngày 2 - 3 lần sau 1 tuần sẽ khỏi bệnh.

Mặc dù các bài thuốc Đông Y có đặc điểm lành tính, không gây tác dụng phụ, nhưng tùy thuộc vào cơ địa của từng người, hiệu quả của bài thuốc sẽ khác nhau. Đối với trẻ em, trước khi áp dụng phương pháp này cần hỏi ý kiến bác sĩ để tư vấn thêm.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp người đọc hiểu được nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh viêm tai giữa thanh dịch. Với những kiến thức này, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn phòng tránh và phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho...
Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...
Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Tai Giữa Thanh Dịch bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan