Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thay đổi tâm sinh lý, áp lực học tập, thi cử… khiến nhiều học sinh rơi và tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì. Hiện tượng phổ biến này không chỉ ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt mà còn gây hệ lụy sức khỏe, suy giảm hệ miễn dịch. Vậy làm thế nào để khắc phục mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì?

Nguyên nhân khó ngủ ở tuổi dậy thì

Nếu như trước đây hiện tượng trằn trọc, khó ngủ, ngủ hay thức giấc… chỉ thường xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh thì nay, mất ngủ ở tuổi dậy thì ngày càng có xu hướng gia tăng. Lý giải cho hiện tượng này, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân cơ bản dưới đây.

  • Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì

Những thay đổi bất thường của hormone tuyến giáp hoặc nồng độ cortisol không chỉ khiến thể trạng trẻ phát triển nhanh chóng, mà còn dễ gây căng thẳng. Điều này là một trong những nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ ở người trẻ tuổi

  • Áp lực học tập, thi cử

Ngày này, trẻ em đang phải “chạy đua” với điểm số và thành tích để đáp ứng kì vọng của các bậc phụ huynh. Áp lực trong học tập và thi cử nhiều khi còn gây ra những gánh nặng và stress hơn cả áp lực công việc. Hệ thần kinh thường xuyên căng thẳng, không được nghỉ ngơi dễ khiến trẻ mệt mỏi, trằn trọc khó ngủ hay ngủ không sâu giấc.

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi dậy thì
  • Thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử

Nhiều trẻ em ngày nay, đặc biệt là độ tuổi dậy thì có xu hướng nghiện các thiết bị điện tử như ipad, điện thoại thông minh, laptop… Thời gian các em sử dụng lại thường là buổi tối, trước khi đi ngủ. Lúc này, tia sóng từ các thiết bị sẽ gây ảnh hưởng thần kinh cùng sự hưng phấn, tập trung khi chơi điện tử khiến các em không thả lỏng tinh thần ngay được, khó bắt đầu vào giấc ngủ.

  • Thói quen thức khuya

Quá nhiều bài tập và kiến thức cần nhớ mỗi ngày, khiến trẻ phải thức khuya, thậm chí uống cà phê để duy trì sự tỉnh táo vào buổi tối. Điều này khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị thay đổi, là nguyên nhân gây khó ngủ ở tuổi dậy thì.

  • Thói quen ăn vặt buổi tối

Ăn vặt vào buổi tối những món khó tiêu, nước uống có gas, socola hay kẹo ngọt đều có thể gây mất ngủ. Bởi hệ tiêu hóa vốn đang trong thời gian nghỉ ngơi phai hoạt động tăng cường; đồng thời hiện tượng ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

  • Không gian ngủ kém chất lượng

Phòng ngủ chật chội, nóng bức, bí bách, thiếu oxy… đều có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Đặc biệt, một không gian nhiều tiếng ồn và ánh sáng mạnh sẽ khiến trẻ dễ mộng mị, giật mình khi ngủ.

  • Yếu tố bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, mất ngủ ở tuổi dậy thì còn xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Một số bệnh gây ảnh hưởng giấc ngủ như: viêm da, ngứa, bệnh tim, trầm cảm, nhiễm trùng đường hô hấp, suy nhược thần kinh…

Mất ngủ tuổi dậy thì có thể cảnh báo nhiều vấn đề tâm lý
Mất ngủ tuổi dậy thì có thể cảnh báo nhiều vấn đề tâm lý

Triệu chứng của bệnh mất ngủ tuổi dậy thì

Bệnh mất ngủ, khó  ngủ ở lứa tuổi dậy thì có những dấu hiệu phổ biến sau:

  • Trằn trọc, không cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm
  • Không ngủ sâu giấc, hay bị thức giấc nhiều lần và khó ngủ lại
  • Thời gian ngủ ít, tỉnh dậy từ rất sớm
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải khi tỉnh giấc vào buổi sáng
  • Buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật ban ngày

Tùy vào biểu hiện và thời gian khó ngủ, chứng mất ngủ ở  lứa tuổi dậy thì thường được chia làm 2 nhóm: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.

  • Mất ngủ cấp tính

Được hiểu là chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì diễn ra trong thời gian ngắn, dễ điều trị và thường không tái phát. Hiện tượng này xảy ra do các nguyên nhân khách quan, có tác động nhất thời tới tâm lý, như: chuẩn bị bước vào kì thi quan trọng, nhà có tin bất ngờ, một sự kiện lớn chuẩn bị diễn ra, đột ngột thay đổi không gian sống…

Trong những trường hợp này, mất ngủ cấp tính diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi sau khi tâm lý của trẻ bình ổn trở lại. Lúc này, thay vì áp dụng các biện pháp mạnh, cha mẹ nên thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh và tạo tâm lý thoải mái cho con.

  • Mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên):

Những trường hợp trẻ ở tuổi dậy thì thường xuyên mất ngủ, với tần suất ít nhất 3 đêm mỗi tuần và lặp lại liên tục trong khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên được gọi là mất ngủ mãn tính. Lúc này, chứng mất ngủ ở trẻ đã trở thành một căn bệnh, khó điều trị và ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe.

Mất ngủ trong thời gian dài cần được đi khám và tư vấn
Mất ngủ trong thời gian dài cần được đi khám và tư vấn

Khó ngủ, mất ngủ ở tuổi dậy thì gây tác hại gì? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc… kéo dài thường xuyên ở tuổi dậy thì có thể gây ra các tác hại:

  • Thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ, ngủ gà ngủ gật trong giờ học gây ảnh hưởng thành tích học tập của trẻ
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu linh hoạt khi tham gia các hoạt động ngoài trời, không hòa đồng cùng các bạn
  • Rối loạn cân nặng, gia tăng nguy cơ béo phì, dẫn đến tâm lý tự ti
  • Ảnh hưởng đến ngoại hình và làn da, dễ nổi mụn, da xuống sắc, nám màu…
  • Tâm lý căng thẳng, dễ bị kích động, nổi nóng, thậm chí gia tăng xu hướng bạo lực và trầm cảm

Trong trường hợp trẻ bị mất ngủ kéo dài, đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà không thuyên giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thì nên được đi khám để tư vấn và xin ý kiến bác sĩ. Các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ tới gặp các chuyên gia về thần kinh để điều trị theo đúng phác đồ, tránh để bệnh kéo dài.

Đặc biệt cần lưu ý khi chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi đi kèm các dấu hiệu như: da xanh xao, thiếu máu, dễ hoa mắt, chóng mặt, tinh thần không tỉnh táo… Bởi bệnh mất ngủ mãn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, thậm chí là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như suy nhược thần kinh, trầm cảm, bệnh tim…

Điều trị chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì

Dù ở “tuổi ăn tuổi ngủ” nhưng nhiều trẻ phải đối mặt với chứng mất ngủ, khó ngủ, gây nhiều ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý. Để khắc phục tình trạng này, trẻ cùng cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp dưới đây.

Điều trị bằng Tây y

Để cải thiện giấc ngủ ở tuổi dậy thì, Tây y thường điều trị bằng các loại thuốc ngủ liều nhẹ hoặc thuốc an thần, tùy tình trạng của người bệnh. Nhóm thuốc ngủ phổ biến như: phenobarbital, thuốc kháng histamin, diphenylhydramin…

Sử dụng thuốc ngủ tiềm ẩn tác dụng phụ
Sử dụng thuốc ngủ tiềm ẩn tác dụng phụ

Tuy nhiên, một số nhóm thuốc điều trị mất ngủ chống chỉ định bởi gây ảnh hưởng thần kinh, có thể gây phụ thuộc thuốc và mất ngủ trắng đêm nếu không dùng thuốc. Thuốc điều trị mất ngủ, khó ngủ trong Tây y thường có tác dụng phụ: suy giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, dễ ngủ gật trong lớp… Vì vậy, trẻ ở tuổi dậy thì cần hết sức lưu ý và cân nhắc khi sử dụng loại thuốc này. Việc sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị, liều lượng và chỉ định của bác sĩ sẽ giúp hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.

Điều trị bằng Đông y

Bên cạnh Tây y, Đông y cũng nghiên cứu ra nhiều bài thuốc giúp loại trừ nguyên nhân gây mất ngủ, điều trị chứng khó ngủ hiệu quả.

  • Bài thuốc Đông y điều trị cơ thể suy nhược. Bao gồm các vị thuốc: đương quy, cam thảo, phục linh, truật, điếu đằng câu, xuyên khung, sài hồ được sắc theo đơn của thầy thuốc. Ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc Đông y điều trị tâm tỳ hư, giúp an thần. Bao gồm các vị thuốc: nhân sâm, viễn chí, phục thần, phục linh, thạch xương bồ, long vỉ được sắc theo đơn của thầy thuốc. Ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc Đông y điều trị vấn đề về dạ dày, cải thiện giấc ngủ. Bao gồm các vị thuốc: quất hồng bì, phục linh, chỉ thực, bán hạ, cam thảo, trúc như được sắc theo đơn của thầy thuốc. Ngày uống 3 lần.

Kinh nghiệm dân gian cải thiện giấc ngủ

Trẻ ở tuổi dậy thì bị mất ngủ có thể tham khảo một số thảo dược dân gian đã được lưu truyền nhiều đời, có tác dụng an thần hiệu quả như: lạc tiên, hoa cúc, tâm sen (tim sen), nụ tam thất…

  • Nụ tam thất chữa mất ngủ: Tam thất phơi khô, sao vàng sử dụng như một loại trà. Mỗi lần uống chỉ cần dùng 3 – 5 bông tâm thất hãm lấy nước, uống 1 – 2 lần mỗi ngày.
Nụ tam thất điều trị mất ngủ hiệu quả
Nụ tam thất điều trị mất ngủ hiệu quả
  • Lạc tiên: Sử dụng 15gr lạc tiên khô hãm lấy nước (tương tự hãm trà) để trẻ uống hàng ngày. Hoặc, lạc tiên tươi (phần ngọn) có thể sử dụng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày.
  • Tâm sen (tim sen): Sử dụng 5 – 10gr tâm sen phơi khô để sao vàng, khử bớt độc tố hãm thay trà uống hàng ngày. Kết hợp cùng các món ăn chế biến từ hạt sen: cháo sen, chè sen, gà hầm sen… để tăng hiệu quả .
  • Hoa cúc (cúc La Mã): Hãm hoa cúc phơi khô, tốt nhất là cúc La Mã với nước sôi trong khoảng 15 – 30 phút, uống mỗi ngày vào buổi chiều tối. Để dễ uống, có thể thêm một chút mật ong hay đường phèn.
  •  Đậu xanh: Kết hợp đậu xanh cùng với các loại hạt khác như hạt sen, tam thất, đậu đen xay nhuyễn, tán thành bột mịn, sử dụng để uống vào buổi sáng (như một loại ngũ cốc).

Phòng ngừa chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì

Để phòng ngừa bệnh mất ngủ ở trẻ dậy thì, bạn có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản dưới đây.

  • Đi ngủ và thức dậy sớm, vào một giờ cố định trong ngày
  • Hạn chế thời gian ngủ trưa, chỉ nên từ 30 – 60 phút
  • Tạo tâm lý thoải mái trước khi đi ngủ, tránh suy nghĩ quá nhiều đến các áp lực bài vở hay thi cử gây suy nhược thần kinh
  • Tập thể dục buổi sáng và buổi tối đều đặn (buổi tối nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng hơn)
  • Giữ không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế ánh sáng, tiếng ồn
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử ngay trước giờ đi ngủ, nên tắt các thiết bị này trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút
  • Ngâm chân bằng nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế ăn vặt và tránh các loại thực phẩm gây khó tiêu, đồ chiên rán, đồ ngọt hay các loại thức uống lợi tiểu vào buổi tối. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, sắt và omega-3 để cải thiện trí nhớ, thể chất và trị mất ngủ hiệu quả. Bao gồm: thịt cá, hải sản, thịt bò, cải bó xôi, rau dền, súp lơ xanh, đậu nành… Ngoài ra, có thể uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ 30 phút.
Bổ sung canxi trong chế độ dinh dưỡng
Bổ sung canxi trong chế độ dinh dưỡng

Nhìn chung, chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì không quá nguy hiểm và có thể tự khắc phục bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn cho trẻ. Tâm lý thoải mái sẽ giúp trẻ dễ ngủ, đảm bảo sức khỏe để phát triển thể chất và tinh thần.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp
Trẻ em khó ngủ, quấy khóc cả đêm khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Hiểu được khó khăn của bậc phụ huynh trong việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị khó ngủ, mất ngủ, chuyên trang xin giải đáp trẻ em khó ngủ phải làm sao. Gợi ý một số thuốc trị mất ngủ cho trẻ em được sử...

Bà bầu gặp phải tình trạng mất ngủ cần hết sức cẩn trọng trong việc chọn lựa thuốc, vì không phải loại nào cũng an toàn cho cả mẹ và bé. Thay vì chỉ dựa vào thuốc, mẹ bầu có thể thử áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, kết hợp với lối sống lành mạnh để cải thiện giấc ngủ. Nếu triệu chứng kéo dài và nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Mặc dù có nhiều lợi ích, socola có thể gây khó ngủ nếu ăn quá nhiều, do chứa tyrosine – chất kích thích dopamine, làm tăng tỉnh táo. Các thức uống chứa caffeine cũng có tác dụng tương tự, khiến khó ngủ hơn.

Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Bình luận (33)

  1. Chị Hằng says: Trả lời

    Tưởng dậy thì đang tuổi ăn tuổi ngủ mà sao lại bị mât ngủ là sao nhỉ, con bé nhà chị mới 15 tuổi đã mất ngủ rồi. Nhìn người lúc nào cũng lờ đờ, thiếu sức sống

    1. Hoa Trâm says:

      Trên bài viết họ cũng có nói đến các nguyên nhân đó chị. Chắc là do tuổi này các cháu hay bị thay đổi tâm sinh lý, áp lực học tập, thi cử… nên dễ rơi vào tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì đó, chị nên cho chau đi khám sớm đi, để lâu vừa ảnh hưởng đến sk vừa dẫn đến nguy cơ trầm cảm đó.

    2. Huỳnh Ngân says:

      Bị mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém thì bạn nên đưa cháu qau trung tâm thuốc dân tộc mà khám đi, bên này chuyên điều trị về bệnh mất ngủ bằng các thảo dược đông y, trước mình cũng đưa mẹ mình qua đó dùng mấy tháng là khỏi rồi đó, nên qua đó mà khám xem sao nha.

    3. Tốt Tốt says:

      Ai có thông tin liên hệ không hay fb của trung tâm này cho tôi xin để tôi nhờ bác sĩ tư vấn cho trước xem sao, không rõ các triệu chứng tôi gặp đã phải là bệnh lý chưa?

    4. Vịt Xấu xí says:

      TRung tâm này có page đó, link fb đây: có thể inbox hoặc gọi điện trực tiếp vào đây để gặp bác sĩ nói chuyện trực tiếp tình trạng đang gặp phải với bác sĩ để bác sĩ tư vấn cho: (024)7109 6699 | 0979 509 155

  2. Thuyys Kiều says: Trả lời

    Con nhà chị mới 16 tuổi, Cháu đang tuổi ăn tuổi lớn mà cách đây 1 năm cháu lại không ăn uống được, người thì gầy gò xanh xao, đêm nằm mãi không ngủ, toàn thức đến 1,2 giờ sáng mà ngủ thì cũng không sâu giấc, cả đêm ngủ nhiều nhất chắc được 4,5 tiếng, sang ra thì cứ lơ mơ, ngủ gà ngủ gật, tinh thần không được tỉnh táo hay tập trung vào việc học hành gì cả, kết quả học tập cũng suy gaimr hiều. Thấy avayj gia đình chi rất lo lắng có cho cháu đi viện SK tâm thần BM để khám xem sao thì bác sĩ bảo do cháu bị suy nhược thân kinh dẫn đến mất ngủ ở tuổi vị dậy thì, cả nahf ai cũng hoang mang vì nghĩ bệnh này hay gặp ở người gài vậy mà cháu có đã bị rồi, bác sĩ có kê thuốc cho về điêu trị ổn được 1 thời gian là bị lại và không có thuốc thì lại không ăn hay ngủ được, mà cứ bị lệ thuộc vào thuốc ý.Cuối cũng không cho cháu dùng nữa mà chuyển sang điêu trị bằng thuốc định tâm an thần thang bên trung tâm TDT, sau khi bác sĩ khám cho cháu xong kê cho cháu 1 liệu trình dặn về dùng theo hướng dẫn thì đúng là hiệu quả thật, mới dùng 2/3 liệu trình thôi đã thấy cải thiện rõ rệt rồi, ăn ngủ được, sức khỏe tốt lên trông thấy. Tiếp tục dùng hết liệu trình thì cháu nhà chị đã khỏi hoàn toàn bệnh luôn rồi, cả nhà mừng lắm, từ đó đến nay cháu tinh thần rất tốt và sức khỏe cũng bình thường rồi, không thấy bị lại nữa, cảm ơn bác sĩ và trung tâm rất nhiều.

    1. Quỳnh Anh says:

      Trường hợp mà bị lâu rồi thì không biết dùng thuốc này chữa có hiệu quả được hay không?

    2. bảo Tường says:

      Thấy có cô diễn viên gì nổi tiếng bảo bị gần chục năm mà đến trung tâm này điều trị còn khỏi được mà, nên để rõ thì tốt nhất là cứ đến để bác sĩ khám rồi nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể cho xem phải như nào, báo đài, ti vi họ cũng đưa thông tin về thuốc này

    3. Vịnh Bắc Bộ says:

      Tôi cũng mới đưa con gái tôi đến chữa mất ngủ tại Trung tâm thuốc dân tộc ở địa chỉ B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân , bác sĩ và trung tâm này làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật luôn đó, nên yên tâm sắp xếp twhofi gian qua đó mà khám đi.

    4. Sam Cẩm Phả says:

      Ui tiếc thế, bs ở ngoài HN em lại ko qua đc rồi, em ở dưới QN cơ, dưới này có cs nào ko và bs nào chuyên khám được bệnh này ko ạ?

    5. băng phạm says:

      Kp lo đâu, bạn đang ở QN thì có 1 cs dưới đó đấy, địa chỉ đây:
      Quảng Ninh: 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long
      Dưới đó hôm trước mình đưa mẹ mình đi khám có bác sĩ Thái, nguyên là giám đóc viện y dược QN và hiện dạng phụ trách chuyên môn bên cơ sở này đó, nên chuyên môn cực giỏi luôn, tư vấn cũng rất nhẹ nhàng, nhiệt tình nữa, nên tiện đâu cứ qau đó mà khám đi nha, có gì cần hỏi hay đặt lịch khám thì gọi đây nha:(0203) 657 0128

  3. Mít khô says: Trả lời

    Tuổi dậy thì đã bị bệnh này thì có gây nguy hiểm gì không hả cả nhà, cả nhà em đang lo lắng cho đứa em gái em quá đang học cấp lớp 9 mà đã bị bệnh này rồi?

    1. Tin zật says:

      Nguy hiểm chứ bạn, mới lớp 9 đã bị rồi thì nên cho cháu tahưm khám rồi điêu trị sớm đi, đây là 1 số tác hại có thể xẩy ra đối với mất ngủ ở tuổi dậy thì bạn có teher xem nha, mình vừa tìm hiểu được xong:
      -Thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ, ngủ gà ngủ gật trong giờ học gây ảnh hưởng thành tích học tập của trẻ
      -Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu linh hoạt khi tham gia các hoạt động ngoài trời, không hòa đồng cùng các bạn
      -Rối loạn cân nặng, gia tăng nguy cơ béo phì, dẫn đến tâm lý tự ti
      -Ảnh hưởng đến ngoại hình và làn da, dễ nổi mụn, da xuống sắc, nám màu…
      -Tâm lý căng thẳng, dễ bị kích động, nổi nóng, thậm chí gia tăng xu hướng bạo lực và trầm cảm

  4. Toang ruii says: Trả lời

    Tuổi này mà mất ngủ thì chắc bị tạm thời, chỉ cần diều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng giờ giâc rồi uống mấy trà thảo mộc là giúp an thần ngủ được hơn mà viejc gì phải dùng thuốc thang làm gì.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan