Khi lượng axit dạ dày vượt lên quá mức sẽ gây ra nhiều triệu chứng nguy hại đến sức khỏe người bệnh như: trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày… Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một số loại thuốc giảm tiết axit dạ dày để điều trị bệnh hiệu quả sau đây.
Những loại thuốc Tây y chữa giảm tiết axit dạ dày
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm tiết axit dạ dày khác nhau, thông thường phần lớn bệnh nhân lựa chọn điều trị bằng cách sử dụng thuốc Tây.
Những loại thuốc Tây được các bác sĩ chỉ định để điều trị cho bệnh nhân thường là những loại thuốc dưới đây:
Pantoprazole- thuốc giảm tiết axit hiệu quả
Đây là một loại thuốc có tác dụng ức chế và không hồi phục bơm proton khiến cho axit trong dạ dày giảm xuống.
Công dụng:
- Thuốc pantoprazole có tác dụng làm lành các vết thương, hạn chế những tác động đến thành niêm mạc dạ dày.
- Loại thuốc này được chỉ định dùng trong các trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Ngoài ra, thuốc Pantoprazole cũng có tác dụng phối hợp với các loại thuốc khác giúp tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày theo phác đồ bác sĩ đề ra.
Cách dùng: Người bệnh uống thuốc với nước, tránh nghiền nhỏ hoặc nhai nát thuốc trước khi nuốt. Uống thuốc theo viên với liều lượng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Giá thuốc: Thuốc pantoprazol loại 40mg có giá bán 35.000 / hộp 3 vỉ x 10 viên.
Thuốc giảm tiết axit dạ dày Cimetidine
Cimetidin là loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng H2. Thuốc cimetidin được dùng trong điều trị ngắn hạn (4 – 8 tuần) với những bệnh lý về dạ dày, điều trị các hội chứng khác do dạ dày tiết nhiều axit gây ra.
Công dụng:
- Thuốc Cimetidin được dùng để điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày do thừa axit.
- Loại thuốc này có nhiều dạng khác nhau với hàm lượng cũng khác nhau (thường là dạng siro, viên nén, thuốc tiêm, viên nang, dịch truyền).
- Thuốc có khả năng hấp thu nhanh tại đường tiêu hóa, phát huy tác dụng sau 20 – 30 phút và chỉ sau 2 giờ có thể hấp thụ toàn thân.
Thế nhưng, điểm hạn chế của loại thuốc này là thuốc thải trừ nhanh, chỉ sau khoảng 12 giờ là hết tác dụng.
Ngoài ra, Cimetidin gây tác động nhiều đến những loại thuốc khác. Loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ như: gây đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, trầm cảm, kích động, chứng vú to ở đàn ông, giảm huyết áp, giảm khả năng tình dục ở nam giới, loạn nhịp tim,… nên khi dùng thuốc cần đặc biệt chú ý.
Cách dùng: Người bệnh cần dùng thuốc rải đều trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giá thuốc: Hiện thuốc cimetidin được bán với giá 48.000/ hộp 10 vỉ x 10 viên
Thuốc Lansoprazole điều trị bệnh dạ dày
Thuốc lansoprazole là loại thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày, dùng để điều trị vi khuẩn HP gây hại dạ dày. Loại thuốc này được dùng kết hợp với một số loại thuốc kháng sinh khác dựa theo phác đồ điều trị kéo dài trong thời gian khoảng từ 10 – 14 ngày.
Tác dụng: Lansoprazole là giúp dịu cơn đau nhanh chóng và giảm được các triệu chứng khó chịu mà người bệnh thường xuyên gặp phải.
Vậy nhưng, loại thuốc này cũng chỉ có công dụng trong thời gian ngắn và kèm theo nhiều tác dụng phụ: xốp xương, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau đầu… tác động đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, người dùng cần thận trọng với các thành phần của thuốc và uống theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng: Uống hằng ngày trước bữa ăn, chỉ uống 1 lần duy nhất trong ngày. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định thời gian dùng thuốc và điều trị kéo dài trong bao lâu.
Thuốc lansoprazole không bền vững trong môi trường axit của dạ dày vì thế bệnh nhân cần uống trước các bữa ăn và uống nguyên cả viên thuốc.
Giá bán: Thuốc lansoprazole có giá 23.000/ hộp 3 vỉ x 10 viên
Thuốc nizatidine tốt cho dạ dày
Đây là loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng H2. Tác dụng của loại thuốc này là ngăn cản dạ dày bài tiết axit tại dịch vị, nó giúp cho người bệnh đẩy lùi trào ngược dạ dày hiệu quả.
Tác dụng: Theo các nghiên cứu: Hầu hết những vết loét của bệnh nhân viêm loét dạ dày đều có thể liền sẹo sau khoảng 8 tuần. Loại thuốc này cũng giúp làm lành vết viêm thực quản chỉ sau 12 tuần. Những triệu chứng ợ hơi, ợ nóng cũng được ngăn chặn chỉ sau 1 ngày dùng thuốc.
Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng sẽ gây ra một vài tác dụng phụ như: gây đau đầu, chóng mặt, một vài trường hợp nặng hơn có thể bị viêm loét…
Liều dùng: Liều lượng thuốc được kê theo tình trạng bệnh nhân. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Giá thuốc: Thuốc nizatidine 150mg có giá 80.000/ hộp 3 vỉ x 10 viên.
Thuốc Omeprazole giảm tiết axit dạ dày
Thuốc giảm tiết axit dạ dày Omeprazol có khả năng ức chế quá trình bơm proton tại vùng niêm mạc. Do đó, thuốc có tác dụng khắc phục các vết loét ở dạ dày, vết viêm nhiễm, xoa dịu các vết thương tại dạ dày.
Cách dùng:
- Người bệnh uống khoảng 1 viên nang 20mg mỗi ngày, uống sau bữa ăn
- Một liệu trình điều trị chỉ nên dùng thuốc kéo dài từ 2 – 4 tuần theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Giá bán: Thuốc Omeprazole viên nén 20mg có giá là 15.000 VNĐ/ hộp chứa 14 viên
Ranitidine- chữa bệnh dạ dày
Ranitidine là loại thuộc nhóm thuốc kháng H2. Thuốc Ranitidin thường được dùng phối hợp với kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP.
Thuốc ít gây ra các tác dụng phụ và ít gây ảnh hưởng tương tác với những loại thuốc khác.
Bạn có thể gặp một vài phản ứng khác như: sốt phát ban, chóng mặt, tiêu chảy, làm nổi ban đỏ.
Thuốc esopremazole giảm tiết axit
Esopremazole là loại thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được dùng rất phổ biến.
Tác dụng của thuốc: Thuốc làm giảm lượng axit dạ dày, các triệu chứng bệnh cũng được ngăn chặn, nhất là các triệu chứng ợ hơi, ợ chua…
Cách dùng: Bạn nên uống thuốc cả viên và tránh nghiền nát để không gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc.
Bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng bệnh như: tiêu chảy, đau cơ, bồn chồn…
Một số loại thuốc khác
Ngoài những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày kể trên, bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc điều trị khác như:
- Thuốc tăng lớp màng bao phủ niêm mạc: Gastropulgite là một loại thuốc có tác dụng tạo lớp màng bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nó cũng giúp bảo vệ dạ dày khi tiết axit.
- Thuốc diệt vi khuẩn HP dạ dày: amoxicillin, clarithromycin, cùng với thuốc giảm tiết axit dạ dày, những loại thuốc này cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn HP tốt hơn.
- Nhóm thuốc kháng axit: Một số loại muối như: muối nhôm, muối magnesium, calci carbonat… sẽ có phản ứng trung hòa axit. Tác dụng của những loại thuốc này là tiêu diệt vi khuẩn có trong thực phẩm.
Ưu điểm chung của những loại thuốc tân dược này là có tác dụng nhanh chóng, ngăn ngừa được một vài triệu chứng bệnh.
Nhược điểm: Các loại thuốc Tây có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ, không thể tiêu diệt bệnh tận gốc.
Chính vì những hạn chế đó, rất nhiều người bệnh đang có xu hướng chuyển sang dùng những loại thuốc an toàn hơn, những loại thảo dược và vị thuốc dân gian.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tây y
Những loại thuốc Tây giảm tiết acid dạ dày kể trên có tác dụng với việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc cần lưu ý những điều sau đây:
- Chú ý tới thời gian dùng thuốc: Để đạt được hiệu quả điều trị, người bệnh cần uống thuốc trước khi ăn uống khoảng 30 phút để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh trước khi dạ dày co bóp, phân hủy thuốc.
- Không nghiền nát thuốc vì thuốc kháng acid dịch vị rất dễ tan trong môi trường acid dạ dày.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống thuốc như: rối loạn tiêu hóa, loãng xương, nặng hơn có thể làm gãy xương. Vì thế, bạn cần theo dõi thay đổi của cơ thể và uống thuốc đúng liều lượng.
- Thông báo ngay cho bác sĩ khi có những tương tác thuốc và có những triệu chứng bất thường.
Bài thuốc dân gian chữa giảm tiết axit dạ dày
Với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà với những bài thuốc dân gian như:
Dùng gừng giảm tiết axit dạ dày:
Gừng được dùng như một vị thuốc dân gian có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Ngoài ra, gừng còn giúp trung hòa axit dạ dày, làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Bạn có thể dùng gừng để làm giảm tiết axit dạ dày bằng cách sau đây:
- Thái lát mỏng và ăn 2 – 3 lát gừng tươi mỗi ngày.
- Người bệnh cũng có thể sử dụng gừng pha thành trà để uống hằng ngày.
Mật ong tốt cho dạ dày
Những loại vitamin C, E, Canxi, kẽm, kali được tìm thấy rất nhiều trong mật ong. Chúng giúp cân bằng độ pH trong dạ dày hiệu quả. Từ đó, nó làm giảm sản xuất axit và ngăn ngừa các tác hại từ việc dư thừa axit dạ dày tạo ra.
Cách dùng mật ong hiệu quả nhất:
- Người bệnh có thể uống một thìa mật ong vào các buổi sáng và buổi tối, nên uống trước các bữa ăn từ 10- 15 phút.
- Bạn cũng có thể cho thêm 2 thìa mật ong vào trà hoa cúc, trà gừng để uống mỗi ngày
Nghệ giúp giảm tiết axit dạ dày
Nghệ được dùng trong Đông y và là vị thuốc rất tốt cho dạ dày. Chất curcumin được tìm thấy trong củ nghệ. Nghệ có tác dụng tốt với niêm mạc dạ dày, giúp trung hòa axit, giúp các tế bào trong dạ dày thoát khỏi sự ăn mòn.
Cách dùng:
- Lấy khoảng 120g bột nghệ vàng hòa cùng với 60g mật ong.
- Vo thành từng viên nhỏ vừa nuốt.
- Mỗi lần dùng từ 3 viên x 3 lần mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày
Muối nở tốt với dạ dày
Muối nở còn có tên gọi khác là baking soda, nó được tận dụng nhiều để chế biến thực phẩm. Muối nở giúp kháng axit tự nhiên, làm trung hòa dịch vị dạ dày hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Cách dùng:
- Người bệnh lấy 1 thìa muối nở pha cùng với 200ml nước.
- Khuấy tan trong nước trước khi uống.
Dùng baking soda để làm giảm tiết axit dạ dày cần lưu ý những điều sau đây:
- Phụ thuộc vào thể trạng và tình hình bệnh mà bạn nên cân nhắc và có thể dùng tối đa khoảng 4 lần một ngày.
- Khi uống cần chú ý thời gian cách bữa ăn hoặc sau khi uống các loại thuốc khác ít nhất 1 – 2 tiếng. Sau khi ăn không nên dùng thuốc.
- Người bệnh có thể cho thêm mật ong và chanh vào để uống cùng.
- Tránh dùng muối nở cho đối tượng mắc một số bệnh lý về tim mạch, người bị cao huyết áp, người cần giảm nồng độ natri.
- Trẻ dưới 12 tuổi không nên dùng muối nở.
- Tuyệt đối không dùng quá hai tuần mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giảm lượng axit dạ dày bằng cách nhai kẹo cao su
Sau các bữa ăn khoảng 30 phút bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích quá trình tiết nước bọt. Nước bọt cũng có tình kiềm, chúng có tác dụng trung hòa lượng axit dạ dày và giúp cải thiện tình trạng bệnh như: ợ chua, ợ nóng.
Bạn cần chú ý tránh ăn các loại kẹo cao su có đường, kẹo cao su có kèm theo các loại hương vị khác. Không nên ăn thường xuyên vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải một số căn bệnh khác như: sâu răng, trào ngược dạ dày…
Qua việc tìm hiểu về những loại thuốc giảm tiết axit dạ dày, người bệnh có thêm những hiểu biết để lựa chọn và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chữa bệnh!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!