Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy giảm trí nhớ ngày càng trở thành nỗi ám ảnh của tất cả mọi người. Bệnh không chỉ xảy đến ở đối tượng người cao tuổi mà hiện nay người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải tình trạng này. Vậy nguyên nhân là gì, phát hiện bệnh qua những triệu chứng nào, điều trị ra sao đạt hiệu quả? Chuyên trang xin gửi tới quý độc giả toàn bộ những thông tin này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ hay còn được gọi là lẫn hoặc đãng trí là bệnh lý liên quan đến vấn đề thoái hóa hệ thần kinh theo thời gian hoặc do tác động đột ngột nào đó. Suy giảm trí nhớ là bệnh lý thường gặp ở người già, người cao tuổi do các tế bào thần kinh bị lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng thiếu tập trung, đãng trí, nhớ nhớ quên quên, "não cá vàng" lại có xu hướng gia tăng và trẻ hóa về độ tuổi.

Thời gian đầu, người bệnh sẽ bị quên những sự việc, hiện tượng vừa mới xảy ra. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ lại càng diễn tiến nặng làm giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể quên người thân trong nhà, bị đi lạc hay gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

suy giam tri nho
Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ gồm những gì?

Ở mỗi người bệnh, suy giảm trí nhớ lại có những biểu hiện khác nhau, người nặng người nhẹ, người mơ hồ người lại rõ ràng. Một số triệu chứng điển hình thường gặp ở những người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ bao gồm:

  • Hay quên, nói trước quên sau, thường xuyên không nhớ được vị trí để đồ đạc, các mốc sự kiện hay thường xuyên lặp đi lặp lại một câu chuyện đã từng nhắc tới trước đó.
  • Khó tập trung để thu nạp, ghi nhớ một thông tin, sự kiện hay vấn đề nào đó mới mẻ.
  • Mất tập trung, lơ đãng trong mọi việc.
  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ. Tâm trạng thay đổi thất thường, một vài trường hợp gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi.
  • Nhớ nhớ quên quên về các mốc thời gian, về các mùa hoặc những vị trí địa lý mình đã đến, đã ở.
  • Khả năng phán đoán bị giảm sút, khó đưa ra quyết định.

Những nguyên nhân giảm trí nhớ - Chuyên gia giải đáp

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên, trưởng khoa thần kinh tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc giảm trí nhớ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thông thường các nguyên nhân sẽ được xác định theo từng đối tượng mắc bệnh như sau:

Nguyên nhân giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Người già là đối tượng dễ mắc hội chứng suy giảm trí nhớ nhất. Lý do chủ yếu khiến người già bị giảm trí nhớ bao gồm:

  • Tuổi tác dẫn tới thoái hóa thần kinh: Theo chuyên gia, não bộ mỗi người có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh. Chúng được liên kết với nhau bởi 1000 tỷ khớp thần kinh. Tuy nhiên từ tuổi 25 trở đi, trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 3.000 tế bào thần kinh sẽ bị chết và cơ thể không thể tự sản sinh thêm.
  • Do bệnh tật: Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi còn có thể là hệ lụy của một số bệnh lý liên quan tới tuổi tác như: viêm não, đột quỵ, thiếu máu não,... Người càng lớn tuổi càng có nguy cơ sống chung với bệnh này cao hơn.

Nguyên nhân người trẻ tuổi bị suy giảm trí nhớ

Ngày càng có nhiều người trẻ mắc chứng đãng trí, não cá vàng, giảm trí nhớ. Nguyên nhân là bởi:

Quá căng thẳng, stress với công việc, những chuyện trong cuộc sống:

Khi chúng ta học tập, làm việc với tần suất dày đặc và rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng có thể tấn công mạnh mẽ và làm tổn thương, thậm chí tê liệt tế bào thần kinh và thoái hóa não bộ. Lúc này trí nhớ sẽ giảm dần đồng thời các chức năng trong não sẽ bị rối loạn.

Thường xuyên bị mất ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt:

Những người bị mất ngủ thường xuyên khiến não bộ không thể đào thải được các độc tố bên trong và làm giảm khả năng ghi nhớ dài hạn. Lúc này người trẻ sẽ có dấu hiệu nhớ nhớ, quên quên, chậm chạp trong các phản xạ cũng như các công việc sinh hoạt hằng ngày.

Do chế độ dinh dưỡng không khoa học:

Lạm dụng rượu, bia, cà phê, nước ngọt hay các dung nạp các thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ thần kinh não bộ dễ bị "ăn mòn", hạn chế sản sinh tế bào thần kinh mới. Đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm khả năng ghi nhớ.

suy giam tri nho
Thường xuyên bị mất ngủ gây suy giảm trí nhớ

Nguyên nhân gây giảm trí nhớ đối với phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng điển hình có thể mắc chứng suy giảm trí nhớ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là bởi:

Sự thay đổi nội tiết tố:

Nồng độ estrogen của phụ nữ sẽ tăng đột ngột ở 6 tháng cuối thai kỳ sau đó giảm dần khi càng gần ngày sinh, 3 tháng sau sinh lại tiếp tục giảm. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ lên não bộ làm cho hoạt động tế bào thần kinh bị rối loạn, trong đó có các trung khu nhận nhiệm vụ ghi nhớ, xử lý thông tin. Đây chính là lý do khiến nhiều chị em rơi vào tình trạng nhớ nhớ, quên quên sau khi sinh.

Mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm:

Khi vừa đảm nhiệm vai trò làm mẹ, vừa chăm sóc cho gia đình khiến nhiều mẹ bỉm bị áp lực, căng thẳng, âu lo đến mất ăn mất ngủ. Việc không nhận được sự chia sẻ, cảm thông từ gia đình khiến nhiều người rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh, trí nhớ ngày một giảm sút.

Thiếu dinh dưỡng:

Cơ thể chị em sẽ suy yếu rất nhiều trong giai đoạn vượt cạn. Lúc này nếu không có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, đầy đủ sẽ khiến thiếu máu, lượng oxy không đủ bơm lên não dẫn tới tình trạng suy giảm trí nhớ.

Hệ lụy của suy giảm trí nhớ chớ nên coi thường

Đãng trí, nhớ nhớ quên quên gây ảnh hưởng lớn tới công việc cũng như làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách suy giảm trí nhớ có thể gây ra những biến chứng khôn lường bao gồm:

Giảm chất lượng công việc, hiệu quả học tập:

Trí nhớ giảm sút ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập, công việc. Người bệnh bị giảm khả năng tư duy, không thể tập trung để xử lý công việc. Hơn nữa, "não cá vàng" thường dẫn tới nhiều sai sót không đáng có.

Sa sút trí tuệ:

Thống kê có được khoảng 50% người bệnh bị suy giảm trí nhớ kéo dài sẽ diễn tiến thành bệnh sa sút trí tuệ sau 3 năm. Một số biểu hiện nhận biết tình trạng này bao gồm: rối loạn ngôn ngữ, giảm trí nhớ, mất khả năng nhận biết đồ vật,...

Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân dần bị mất khả năng tư duy cũng như không tự chủ trong việc chăm sóc bản thân. Không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, sa sút trí tuệ còn ảnh hưởng tới các thành viên trong gia đình, tăng gánh nặng cho xã hội.

Bệnh Alzheimer:

Các chuyên gia y tế chia sẻ: Khoảng 10% trường hợp bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành Alzheimer. Alzheimer chính là bệnh lý điển hình của chứng sa sút trí tuệ. Trung bình người bị mắc Alzheimer sẽ tử vong sau khoảng từ 8 - 10 năm sau đó. Tới nay, vẫn chưa có phương pháp xử lý bệnh Alzheimer mà chỉ có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh này.

Nguy cơ teo não cao:

Khi bị suy giảm trí nhớ trong thời gian dài mà không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra những tổn thương cho não bộ và rất khó phục hội như teo não, sang thương mạch máu, tổn thương chất trắng.

Parkinson:

Ở giai đoạn sớm của bệnh Parkinson người bệnh thường xuyên cảm thấy uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống, giảm nhận thức,... Bệnh lý này xảy ra khi các tế bào thần kinh bị thoái hóa khiến quá trình dẫn truyền giảm sút, ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể. Người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như cứng cơ, chân tay run, chậm chạp.

Chăm sóc, phòng tránh hội chứng suy giảm trí nhớ

Để dưỡng não, tăng cường trí nhớ người bệnh nên chủ động xây dựng cho mình kế hoạch sinh hoạt lành mạnh, lối sống khoa học.

Rèn luyện trí óc thường xuyên 

  • Duy trì thói quen đọc sách, xem tivi các chương trình lành mạnh, thường xuyên tham gia hoạt động ngoài trời
  • Thử chơi một nhạc cụ nào đó
  • Chơi các trò chơi tăng cường trí óc như cờ tướng, cờ vua
  • Tự tìm cho mình thú vui riêng như: cắm hoa, nấu ăn, chăm sóc cây cảnh,...

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

  • Hạn chế dung nạp thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, nước ngọt, bia, rượu,...
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả trong mỗi bữa ăn
  • Không nên bỏ bữa, nhịn ăn

suy giam tri nho
Người bị suy giảm trí nhớ nên thiết lập lối sống lành mạnh, khoa học

Hạn chế để bản thân bị quá tải, não bộ căng thẳng

Nên cân đối việc học tập, làm việc để não bộ không rơi vào trạng thái quá tải gây căng thẳng, stress. Hãy cười thật nhiều và tìm kiếm sự trợ giúp, chia sẻ từ người thân, bạn bè.

Không thức khuya, ngủ đủ giấc 

Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng với não bộ. Giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ, thiếu ngủ được xác định là nguyên nhân làm người bệnh gặp chứng nhớ nhớ quên quên. Mỗi ngày nên duy trì 7 - 8 tiếng cho việc ngủ sẽ giúp não bộ được nghỉ ngơi, tiếp nhận và lưu trữ thông tin tốt hơn.

Tăng cường tập trung ghi nhớ 

Mỗi ngày hãy rèn luyện khả năng ghi nhớ của mình bằng những bài tập đơn giản. Bạn có thể tham khảo 4 bước bao gồm: Quan sát, Liên kết, Học thầm và Tái hiện. Cứ như vậy trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh mỗi ngày cũng nên dành ít nhất 30 phút để đi bộ, đạp xe, yoga,...

Bị suy giảm trí nhớ phải làm sao, người bệnh nên uống thuốc gì?

Khi nhận thấy các triệu chứng của hội chứng suy giảm trí nhớ, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế để thăm khám để có các biện pháp can thiệp y tế kịp thời. Tại đây tùy theo biểu hiện lâm sàng cũng như sức khỏe mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo một số cách cải thiện chứng đãng trí, hay quên dưới đây:

Sử dụng nhóm thuốc tác động hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ

Bình thường khi bị giảm trí nhớ, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm một số loại thuốc kích thích hệ thần kinh, hoạt huyết tăng cường trí nhớ. Thường những loại thuốc này có công dụng hỗ trợ bồi bổ hệ thống thần kinh tạm thời.

  • Nhóm 1: Các loại thuốc giúp cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ, mất trí nhớ nghiêm trọng. Những thuốc này hoạt động theo cơ thể tăng nồng độ acetylcholin, kích thích các chất trung gian dẫn truyền ở não bộ. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị mắc chứng Alzheimer.
  • Nhóm 2: Nhóm thuốc tác động làm thay đổi lượng máu não cũng như tăng tiết quá trình chuyển hóa của các tế bào não bộ như: gingko, cavinton, picamilon, steron,...

suy giam tri nho
Một số loại thuốc tăng cường trí nhớ bác sĩ kê

Thông thường không phải trường hợp nào bác sĩ cũng chỉ định sử dụng thuốc Tây y để giải quyết chứng suy giảm trí nhớ. Do vậy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị, không tự ý mua thuốc và sử dụng theo cảm tính để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Áp dụng một số bài thuốc dân gian cải thiện trí nhớ

Người bệnh có thể tham khảo, áp dụng một số bài thuốc dân gian giúp lưu thông mạch máu não, tăng cường trí nhớ như sau:

Bài thuốc từ long nhãn

Theo nghiên cứu hiện đại, cá thành phần trong long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não, từ đó giúp tăng cường trí nhớ. Để phòng giảm tình trạng nhớ nhớ quên quên người bệnh có thể thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu gồm: long nhãn, đường trắng mỗi thứ 500ga
  • Cách làm: Đem nẫu hỗn hợp trên thành cao đặc sau đó mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15ml.

Điều trị suy giảm trí nhớ bằng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo với vị ngọt, tính ấm là thảo dược quý hiếm có tác dụng bổ hư tổn, ích tinh huyết. Bài thuốc cải thiện trí nhớ từ đông trùng hạ thảo được thực hiện như sau:

  • Sử dụng 10g trùng thảo, thêm 20g tôm nõn, gừng tươi và gia vị.
  • Trùng thảo đem rửa sạch sau đó cho vào nồi đất, thêm gừng tươi sau đó hầm trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày ăn 2 lần, sử dụng khi còn ấm.

Bài thuốc tăng trí nhớ từ kỷ tử

Kỷ tử được dân gian sử dụng nhiều với tác dụng giảm đau đầu, tăng trí nhớ.

  • Nguyên liệu gồm: 30g kỷ tử, 1 bộ não dê
  • Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu hấp cách thủy khoảng 30 phút là có thể sử dụng được.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp quý độc giả nắm rõ được hội chứng suy giảm trí nhớ. Tốt nhất mọi người nên chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bằng việc thường xuyên thăm khám bác sĩ về tình trạng bệnh của mình. Từ đó bạn sẽ có phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất.

Câu hỏi thường gặp

Chữa suy nhược thần kinh có thể thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và sở thích cá nhân. Dưới đây là một số lựa chọn tốt cho việc điều trị suy nhược thần kinh:

  • Khoa Tâm - Thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Trung tâm điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Vinmec
  • Khoa Tâm lý và Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Hồng Ngọc
  • Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (cơ sở 1)
  • Khoa Nội Thần kinh Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115
  • Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy

Để cải thiện suy nhược thần kinh, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống đủ chất, tập thể dục, ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng. Bên cạnh đó, tâm lý trị liệu và các bài thuốc Đông y, mẹo dân gian cũng có thể hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Suy Giảm Trí Nhớ bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan