Đau đầu là hiện tượng phổ biến có thể gặp phải ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nếu người bệnh đau đầu kèm theo chảy máu cam có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau đầu chảy máu cam là bệnh gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? Và làm thế nào để khắc phục triệt để?
Đau đầu chảy máu cam là gì?
Đau đầu chảy máu cam là tình trạng khi một người vừa trải qua cảm giác đau nhức ở vùng đầu, kèm theo hiện tượng chảy máu mũi (hay còn gọi là chảy máu cam). Đau đầu có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên đầu, từ đau vùng trán, thái dương đến đỉnh đầu hoặc phía sau gáy. Chảy máu cam thường là tình trạng máu chảy từ mạch máu nhỏ trong mũi bị tổn thương, thường từ khoang mũi trước.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu chảy máu cam
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu chảy máu mũi, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là:
- Viêm mũi dị ứng: Viêm mũi dị ứng là bệnh lý mà các mao mạch trong mũi bị giãn ra quá mức, gây ra tình trạng vỡ mạch máu và chảy máu cam. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đau đầu, hắt hơi, ngạt mũi.
- Do khí hậu: Thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu kèm theo chảy máu cam. Cụ thể, khi độ ẩm xuống thấp sẽ khiến mũi bị khô rát khi hít thở, đặc biệt là khi vận động mạnh. Đối với một số người vẹo vách ngăn ở mũi, không khí đi qua có thể gây kích thích và chảy máu mũi.
- Cảm cúm: Người mắc bệnh cảm cúm sẽ gặp phải các vấn đề như đau đầu, kích thích hắt hơi nhiều, từ đó gây loét lớp lót vách ngăn của mũi, khiến mũi chảy máu cam.
- Tăng huyết áp: Khi bị tăng huyết áp, những người huyết áp cao thường sẽ bị đau đầu, đồng thời áp lực lên thành mạch gây ra tình trạng vỡ thành mạch và chảy máu mũi. Vì vậy, đau đầu và chảy máu cam là dấu hiệu thường gặp ở những người huyết áp cao khi bị tăng huyết áp.
- Do thiếu máu: Đối với những đối tượng ít tuổi đang trong giai đoạn phát triển, cơ thể nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc bị mất nhiều máu trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến cơ thể suy nhược, đau đầu mệt mỏi và chảy máu cam.
- Viêm xoang: Viêm xoang cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu kèm chảy máu mũi. Đây là tình trạng bệnh lý xảy ra do các xoang mũi bị viêm bởi dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, yếu tố thời tiết, điều kiện môi trường như ô nhiễm, khói bụi cũng là tác nhân gây ra bệnh viêm xoang.
Đau đầu chảy máu cam có nguy hiểm không?
Đau đầu kèm theo triệu chứng chảy máu mũi có thể là hai hiện tượng khác nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư máu, thiếu máu não, suy tủy, viêm xoang… Những bệnh lý thường gặp gây ra tình trạng đau đầu chảy máu mũi có thể kể đến như:
- Ung thu mũi họng: Nếu người bệnh bị đau đầu kèm theo chảy máu mũi, máu đậm màu và có mùi hôi thì có thể bạn đang có một khối u trong mũi. Khối u ác tính chèn ép bên trong mũi sẽ gây ra triệu chứng đau đầu cùng với chảy máu mũi, kèm theo một số dấu hiệu khác như ngạt mũi, mất khứu giác, mũi biến dạng...
- Bệnh lý về máu: Một số bệnh lý về máu như thành mạch máu kém bền, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy... đều có thể gây ra hiện tượng đau đầu và chảy máu mũi. Những bệnh lý này vô cùng nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị thiếu máu, tổn thương não và dẫn đến tử vong.
- U mũi: Khối u trong mũi là một trong những tác nhân thường gặp gây ra triệu chứng chảy máu mũi kèm theo đau đầu. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm có thể dẫn đến ung thư mũi xoang, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Chính vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu đau đầu kèm theo chảy máu mũi, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó khắc phục các bệnh lý này kịp thời.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dù đau đầu chảy máu cam thường không nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Vậy khi nào bạn nên lo lắng và cần tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ?
- Tần suất tái diễn thường xuyên: Nếu bạn gặp tình trạng đau đầu kèm chảy máu cam liên tục hoặc tái diễn nhiều lần trong thời gian ngắn, điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như cao huyết áp, viêm mạch máu hoặc thậm chí là rối loạn đông máu.
- Chảy máu không kiểm soát: Chảy máu cam kéo dài hơn 20 phút hoặc máu chảy với lượng lớn, không thể kiểm soát được sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản, cần phải được can thiệp y tế ngay lập tức. Tình trạng này có thể dẫn đến mất máu nhiều, gây mệt mỏi và suy nhược.
- Kèm theo các triệu chứng bất thường khác: Nếu đau đầu và chảy máu cam kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, mờ mắt, nôn mửa hoặc mất ý thức, bạn cần được thăm khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về não bộ hoặc hệ thần kinh như đột quỵ, chấn thương đầu hoặc xuất huyết nội sọ.
- Người có tiền sử bệnh lý nghiêm trọng: Những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, hoặc các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu cần đặc biệt chú ý khi gặp hiện tượng đau đầu chảy máu cam. Những trường hợp này đòi hỏi sự thăm khám và chẩn đoán kỹ càng từ bác sĩ để loại trừ các tình trạng nguy hiểm.
Phương pháp chẩn đoán
Quá trình chẩn đoán đau đầu chảy máu cam sẽ bao gồm nhiều bước nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị hiệu quả. Dưới đây là những phương pháp thường được sử dụng trong chẩn đoán.
Khai thác bệnh sử
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, bao gồm tần suất, cường độ đau đầu và mức độ chảy máu cam. Thông tin về tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình cũng rất quan trọng để xác định các nguy cơ tiềm ẩn.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát, bao gồm đo huyết áp, kiểm tra hệ thần kinh, và kiểm tra các tổn thương bên trong mũi để đánh giá nguyên nhân chảy máu. Họ cũng sẽ kiểm tra dấu hiệu viêm, nhiễm trùng hoặc các yếu tố gây dị ứng.
Xét nghiệm máu
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng đông máu, lượng hồng cầu và các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu có nghi ngờ về các rối loạn đông máu hoặc bệnh lý khác, xét nghiệm máu sẽ cung cấp thông tin cần thiết để đánh giá.
Chẩn đoán hình ảnh
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bác sĩ nghi ngờ có các vấn đề liên quan đến não bộ, như xuất huyết não hoặc khối u, họ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:
- Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Giúp kiểm tra cấu trúc não và phát hiện các bất thường.
- Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về não và hệ thần kinh, giúp phát hiện các vấn đề về mạch máu hoặc mô não.
Đo điện não đồ (EEG)
Nếu có nghi ngờ về các rối loạn liên quan đến hoạt động điện của não như động kinh, bác sĩ có thể đề nghị đo điện não đồ (EEG) để đánh giá sóng não và phát hiện các bất thường.
Cách xử lý tại chỗ tình trạng đau đầu chảy máu cam
Với tình trạng đau đầu chảy máu cam, người bệnh cần trang bị kiến thức để biết cách sơ cứu và xử lý tại chỗ. Bệnh nhân có thể thực hiện một số cách sơ cứu đơn giản để cầm máu mũi và giảm đau đầu sau đây:
- Để ngăn cho máu mũi không chảy ra, dùng ngón tay ấn chặt vào một bên mũi đang chảy máu và cúi đầu về phía trước. Bạn nên vịn tay hoặc chống khuỷu tay lên bề mặt phẳng nào đó để đỡ mỏi tay.
- Cầm máu bằng cách sử dụng bông gạc mua tại hiệu thuốc. Ngoài ra, người bệnh có thể đặt một cục nước đá lên mũi để ngưng chảy máu mũi.
- Lưu ý tuyệt đối không để bệnh nhân nằm xuống hoặc ngửa đầu ra phía đằng sau. Tư thế này sẽ khiến máu chảy ngược vào cổ họng, gây nôn mửa và khiến máu không đông được.
Cách điều trị
Sau khi xử lý tình trạng chảy máu cam ngay tại chỗ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, chữa dứt điểm triệu chứng đau đầu và mũi chảy máu.
Sử dụng thuốc Tây
Thông thường, với các triệu chứng đau đầu, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau cho người bệnh. Với tình trạng đau đầu kèm chảy máu mũi, người bệnh cần lưu ý tránh lạm dụng các loại thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau bởi những loại thuốc này có thể gây khó đông máu. Một số loại thuốc thường được chỉ định khi bị đau đầu và chảy máu mũi:
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng nhằm ngăn ngừa tình trạng đau đầu do căng thẳng hình thành từ ban đầu.
- Thuốc an thần để kiểm soát tình trạng lo lắng, căng thẳng ở người bệnh.
- Các nhóm thuốc NSAID như Ibuprofen và Naproxen có tác dụng kiểm soát các cơn đau đầu từ nhẹ đến trung bình.
Đối với một số trường hợp xuất hiện tình trạng chảy máu cam và đau đầu do các bệnh lý nền nguy hiểm, bác sĩ sẽ cần can thiệp bằng phương pháp điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật để điều trị dứt điểm.
Phương pháp Đông y
Người bệnh cũng có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc Đông y chữa đau đầu chảy máu cam. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp điều trị này là vô cùng an toàn, lành tính, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Đồng thời, các bài thuốc còn tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.
Bệnh nhân mắc chứng đau đầu chảy máu cam có thể tham khảo một số bài thuốc sau: Hoa hòe (sao cháy) 12g, Kinh giới tuệ (sao cháy) 12g, Trắc bách diệp (sao cháy) 12g, Chỉ xác (sao vàng xém cạnh) 12g. Đem sắc thành thang, chia thành 2 lần uống mỗi ngày, nên uống sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Kiên trì sử dụng trong 2 tuần để thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt.
Mẹo dân gian đơn giản
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể kết hợp với một số mẹo đơn giản tại nhà giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Một số mẹo giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đau đầu kèm theo chảy máu cam mà bệnh nhân có thể tham khảo là:
- Dùng khăn lạnh: Độ lạnh sẽ khiến hệ thần kinh co thắt các mạch máu, giúp đông máu nhanh hơn và giảm đau đầu hiệu quả. Vì vậy, khi bị chảy máu cam và đau đầu, người bệnh có thể sử dụng túi đá lạnh hoặc để một viên đá lạnh lần lượt sau gáy và trán.
- Giấm táo: Giấm táo không chỉ là nguyên liệu làm đẹp, giảm cân mà còn có khả năng chữa chảy máu cam, thông qua khả năng làm se các thành mạch máu bị vỡ. Khi bị chảy máu cam, người bệnh có thể nhúng bông gòn vào một ít giấm táo rồi đặt vào lỗ mũi một cách nhẹ nhàng, khoảng 5 phút sau máu sẽ ngừng chảy.
Phòng ngừa tình trạng đau đầu chảy máu cam
Để phòng ngừa triệu chứng chảy máu cam kèm đau đầu, người bệnh cần kiểm soát từ những tác nhân nhỏ nhất, xuất phát từ việc xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động thể chất quá sức.
- Sắp xếp công việc khoa học, tránh làm việc quá tải dẫn đến đau đầu do căng thẳng, stress.
- Trong trường hợp thay đổi thời tiết, nếu không khí bị khô thì cần điều chỉnh độ ẩm trong phòng phù hợp bằng các thiết bị hỗ trợ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều rau củ quả giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
- Tránh lạm dụng các loại thuốc xịt mũi, kháng viêm, giảm đau gây khó đông máu.
Kết luận
Đau đầu và chảy máu cam là những triệu chứng phổ biến có thể gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, khi phát hiện các triệu chứng đau đầu chảy máu cam kèm với mệt mỏi, sốt thì nên tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm lâu dài.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!