Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Ợ hơi có mùi hôi có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân về bệnh lý. Vì thế, khi bị ợ hơi gây mùi hôi thì bạn nên theo dõi kỹ. Nếu triệu chứng này xuất hiện với mức độ thường xuyên thì hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân ợ hơi có mùi hôi

Tình trạng ợ hơi có mùi hôi có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn đã mắc bệnh dạ dày. Bởi, khi chức năng tiêu hóa gặp vấn đề, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết. Lúc này, chúng sẽ tồn tại trong dạ dày và bị lên men, phân hủy. Quá trình này sẽ tạo ra các khí độc có mùi hôi khó chịu.

o-hoi-co-mui-hoi
Ợ hơi có mùi hôi thối đôi khi là dấu hiệu của bệnh lý

Theo chuyên gia y khoa, bác sĩ tiêu hóa Nicket Sonpal cho biết: Mùi hôi này là sự tổng hợp của nhiều loại khí. Trong đó, nổi bật nhất là khí sunfua được tạo ra trong đường tiêu hóa. Tình trạng ợ hơi mùi hôi là do một số nguyên nhân dưới đây:

Tiêu thụ nhiều thực phẩm

Khi chúng ta tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu sunfua, hệ tiêu hóa sẽ tạo ra khí hydro sunfua. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng ợ hơi có mùi hôi. BS. Harry J. Thomas (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ) cho biết: Nhóm thực phẩm giàu protein, một số loại gia vị như tỏi, hành và thực phẩm chế biến sẵn đều chứa chất này.

Dư thừa chất xơ

Những loại thực phẩm như ngũ cốc, hạt (nuts), hạt cải, nội tạng động vật… rất giàu chất xơ, tốt cho cơ thể, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và duy trì đường huyết. Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều chất xơ có thể gây nên hiện tượng ợ hơi có mùi hôi.

Hấp thụ quá nhiều chất béo

Dạ dày cần rất nhiều thời gian để tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo. Vì thế, chúng tồn tại ở hệ tiêu hóa lâu hơn. Khi đó, lượng khí sản sinh trong dạ dày cũng nhiều hơn nên gây ra hiện tượng ợ hơi. Điều này cũng khá giống với quá trình lên men.

Không dung nạp thực phẩm

Nếu bạn thấy mình bị ợ hơi có mùi hôi thối kèm triệu chứng khó chịu, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn thì hãy cẩn thận. Bởi, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng không dung nạp thực phẩm. Theo các bác sĩ, có tới 65% số người trên thế giới gặp chứng bệnh này. Có người thì gặp vấn đề khi uống sữa có người lại gặp vấn đề khi ăn đường. Vì thế, nếu mắc chứng bệnh này, bạn nên lựa chọn thực phẩm phù hợp.

o-hoi-co-mui-hoi
Khi bị ợ hoi có mùi thối bạn nên đi chữa càng sớm càng tốt

Viêm dạ dày

BS. Sonpal (Đại học Y Touro ở thành phố New York) cho biết: Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn chuyên gây bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này có trong cơ thể của ½ dân số trên thế giới. Mặc dù viêm loét dạ dày không gây chết người nhưng nó có thể gây nên hiện tượng ợ hơi có mùi và đau dạ dày. Đặc biệt, viêm loét dạ dày không được điều trị thì hoàn toàn có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

Mất cân bằng hệ sinh vật đường ruột

BS. Thomas nhận định: Nếu các loại vi sinh vật ở đường ruột phát triển quá mức sẽ gây hiện tượng đầy bụng, ợ hơi có mùi hôi. Lý do là vì khi vi sinh vật đường ruột dư thừa sẽ tạo ra rất nhiều khí hydro, metan và hydro sunfua.
Một khi vi sinh vật vượt qua mức kiểm soát của đường ruột thì sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Lúc này, bạn sẽ xuất hiện triệu chứng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy kèm ợ hơi có mùi thối.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng bị ợ hơi có mùi hôi. Chuyên gia tiêu hóa Sara Cerrone phân tích rằng: khi bị trào ngược dạ dày, axit sẽ trào ngược lên thực quản. Lúc này, bạn sẽ thường xuyên bị ợ có mùi hôi.

Rối loạn tiêu hóa

Bị ợ hơi có mùi hôi liên tục là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiêu hóa không thể bỏ qua. Khi đó, bệnh nhân thường hay thay đổi thói quen đại tiện, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, người bệnh cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa hết thức ăn trong dạ dày.

Khi bị ợ hơi có mùi hôi phải làm sao?

Tình trạng ợ hơi có mùi hôi tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Do đó, nếu gặp hiện tượng này, bạn nên áp dụng một số cách chữa dưới đây.

Sử dụng thuốc Tây để điều trị chứng ợ có mùi hôi

Theo các bác sĩ, bạn có thể chữa chứng ợ hơi có mùi hôi bằng cách dùng một số loại thuốc Tây như:

  • Thuốc kháng axit dạ dày: Loại thuốc này có công dụng làm trung hòa axit dạ dày. Từ đó có thể ngừa chứng ợ hơi, ợ nóng hiệu quả. Loại thuốc kháng axit đang được dùng phổ biến hiện nay là Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).
  • Thuốc chẹn thụ thể H2 famotidine: Thuốc này cũng có tác dụng làm giảm chứng ợ hơi có mùi hôi thối khó chịu.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc ức chế bơm proton omeprazole: Loại thuốc này cũng có công dụng làm giảm chứng ợ nóng, ợ có mùi hôi hiệu quả.

Những loại thuốc Tây như thế này thường được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trong tình trạng khẩn cấp. Lý do là vì nó cho hiệu quả nhanh, có thể loại bỏ cơn đau tức thì. Tuy nhiên, nó thường chỉ được phần ngọn chứ không thể trị tận gốc. Vì vậy, khi dùng thuốc Tây bạn rất dễ bị tái phát lại.

Dùng dược liệu thiên nhiên

Không chỉ điều trị bằng Đông – Tây y, bạn cũng có thể chữa chứng ợ hơi có mùi hôi bằng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên.

Lá bạc hà

Lá bạc hà có công dụng làm mát. Do đó, nó hoàn toàn có thể điều trị chứng ợ hơi có mùi hôi hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy vài lá bạc hà và cho vào một cốc nước nóng. Sau vài phút, tinh chất trong lá bạc hà ngấm thì bạn có thể uống như uống trà.

Trà gừng

Gừng có công dụng làm giảm sự kích ứng ở hệ tiêu hóa. Đồng thời, ngăn chặn axit dạ dày trào ngược. Nhờ đó có thể phòng ngừa chứng ợ hơi có mùi hôi. Để dùng gừng chữa ợ hơi có mùi hôi, bạn chỉ cần lấy gừng mang rửa sạch gọt vỏ. Sau đó, bạn cắt ra thành từng lát mỏng rồi cho vào cốc nước nóng. 2 phút sau, bạn thêm chút mật ong vào, khuấy đều lên uống là được.

Đu đủ

Đu đủ cũng có tác dụng chữa chứng đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi hiệu quả. Đó là nhờ chất papain trong đu đủ. Đây là một loại enzyme giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nhờ đó có thể cải thiện tình trạng ợ hơi có mùi hôi. Vì thế, bạn chỉ cần dùng đu đủ xanh hầm xương hoặc ăn đu đủ chín ăn sống là được.

o-hoi-co-mui-hoi
Một số loại dược liệu dân gian như đu đủ, lá bạc hà cũng có thể điều trị chứng bệnh này

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề ợ hơi có mùi hôi. Do đó, khi có hiện tượng này, bạn nên cải thiện chế độ ăn uống hợp lý.

o-hoi-co-mui-hoi
Thay đổi chế độ ăn uống hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này

  • Đầu tiên, bạn nên đưa những thực phẩm tốt cho dạ dày như sữa chua, chuối, dứa… vào bữa ăn hàng ngày.
  • Tránh ăn nhiều đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, các loại gia vị có mùi như hành, tỏi, đồ chua… Bởi, đây là những thực phẩm dễ gây nên hiện tượng ợ hơi có mùi hôi.
  • Chăm chỉ ăn bột yến mạch, khoai lang, quả mọng nước mỗi ngày. Bởi nhóm thực phẩm giàu chất xơ này có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị đầy bụng, ợ hơi có mùi hôi.
  • Tránh xa đồ uống có chứa các chất kích thích như nước ngọt, đồ uống có gas và rượu bia. Bởi, nó sẽ khiến tình trạng ợ hơi có mùi thối của bạn nghiêm trọng hơn.

Lời khuyên chuyên gia khi bị ợ hơi có mùi hôi

Khi bị ợ hơi, bạn nên tuân thủ một số lưu ý sau để tránh bệnh tái phát:

  • Nên nhai kẹo cao su sau bữa ăn. Bởi, nó có khả năng làm tăng lượng nước bọt. Nhờ đó, việc tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.
  • Không dùng ống hút khi uống nước. Lý do là vì việc dùng ống hút sẽ khiến không khí vào hệ tiêu hóa nhiều hơn bình thường. Do đó, bạn nên uống trực tiếp từ ly.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và không nói chuyện trong bữa ăn. Việc này giúp hạn chế lượng không khí từ bên ngoài vào, ngăn chặn hình thành khí gas trong cơ thể.
  • Sau khi ăn xong nên đứng lên đi lại một chút, nhất định không được nằm ngay.
  • Dừng ngay thói quen hút thuốc lá. Bởi, việc ‘rít’ thuốc lá vào cũng mang theo không khí vào dạ dày.
  • Dừng ngay thói quen mặc quần áo bó vì sẽ làm tăng áp lực ở vùng bụng dưới. Điều này cũng có thể khiến bạn bị ợ hơi.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý vì khi bạn bị thừa cân thì hiện tượng ợ hơi có mùi sẽ dễ xuất hiện hơn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ kiến thức về tình trạng ợ hơi có mùi hôi. Hy vọng những kiến thức này sẽ phần nào giúp bạn xua tan sự tự ti vì bị ợ có mùi hôi. Các phương pháp điều trị chứng ợ hơi có mùi này đều rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn ngày một nặng thì chúng tôi khuyên bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.


Top địa chỉ phòng khám Ợ Hơi Có Mùi Hôi


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan