Nhiều trẻ em thường gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, đặc biệt là ở độ tuổi từ 0 đến 10. Tuy nhiên, không phải tất cả các phụ huynh đều hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị an toàn cho bé. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ phán đoán bệnh chính xác và có giải pháp chữa trị phù hợp cho bé!
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do đâu?
Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng? Tìm hiểu rõ sau đây bởi tùy vào từng lý do gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị sao cho phù hợp.
Bệnh nấm miệng
Hơn 30% trường hợp các bé bị mẩn ngứa ở miệng do nấm gây ra trong đó phổ biến nhất là các bé dưới 6 tháng tuổi. Triệu chứng nhận biết bệnh là những mẩn màu đỏ hồng nhỏ li ti xuất hiện kèm nứt nẻ, khô môi góc miệng. Nếu bị nặng trẻ có thể xuất hiện thêm những mảng màu trắng rêu trên đầu lưỡi.
Nấm miệng không đau rát nên trẻ ít khi quấy khóc, chỉ có cách kiểm tra miệng con thường xuyên cha mẹ mới nắm được bệnh và xử lý kịp thời.
Nước bọt thừa
Khi nước bọt tiết ra trong khoang miệng, trẻ em thường không phản ứng bằng cách nuốt như người lớn, mà thường để cho nước bọt chảy ra ngoài (chảy dãi). Da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt có thể dễ dàng bị kích ứng, dẫn đến sự xuất hiện của các nốt đỏ, đây là điều dễ hiểu. Nếu không được điều trị, các nốt đỏ có thể trở nên nhiễm trùng, gây ra sự đau đớn và viêm da cho trẻ.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trong mùa nắng nóng. Bệnh hình thành do sự tấn công của virus coxsackievirus và có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Vì thế, cha mẹ cần hết sức cảnh giác nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe của bé một cách tốt nhất.
Các triệu chứng thường bắt đầu như cảm giác khó chịu ở họng, sốt nhẹ, và mất sự ăn ngon miệng. Sau đó, những nốt ban đỏ và đau nhức sẽ xuất hiện, thường tập trung ở vùng xung quanh miệng, bàn tay, bàn chân và nhiều khi lan ra cả lưng và mông.
Dấu hiệu nhận biết: Nổi mẩn đỏ kèm sốt lên đến 39 độ.
Ngay khi nghi ngờ bé bị chân tay miệng phụ huynh cần cách ly con khỏi các trẻ khác để tránh lây nhiễm sau đó đưa con đến cơ sở y tế gần nhất. Bệnh chân tay miệng khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Dị ứng
Hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện dẫn đến nguy cơ bị dị ứng và phản ứng với thức ăn cao. Một số thực phẩm bố mẹ cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng cho bé bao gồm:
- Đậu phộng, trứng, và các loại sữa mà bé chưa từng tiếp xúc trước đây.
- Hải sản có vỏ cứng.
- Các loại cá biển lớn.
Bên cạnh thức ăn, trẻ cũng có thể xuất hiện phản ứng mẫn cảm với mạt bụi hay lông động vật. Nếu nhà bạn nuôi chó mèo hoặc có nhiều côn trùng, chúng có thể gây nguy hiểm cho bé bất cứ lúc nào.
Bệnh thủy đậu
Mặc dù trẻ nhỏ ít khi bị thủy đậu tự phát nhưng cũng có nhiều trường hợp em bé bị lây qua mẹ hoặc những người xung quanh. Thủy đậu có đặc trưng là những vết mẩn đỏ mọc khắp cơ thể có đầu mủ hoặc không, bé sốt, nôn ói, quấy khóc. Bệnh này có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm gan… vì thế cha mẹ cần hết sức cẩn trọng.
Bệnh Herpes
Bệnh này khá phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ với thời gian ủ bệnh từ 3 - 5 ngày. Niêm mạc miệng của bé có những bọng nước nhỏ xíu vỡ ra hình thành vết loét.
Nếu không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời bé sẽ sốt cao, phải truyền nước và dùng thuốc tê tại chỗ để giảm đau. Sau khoảng 10 ngày điều trị thông thường bệnh sẽ khỏi, nếu không, bạn cần cho bé đi thăm khám chuyên khoa.
Lở miệng
Những vết rộp màu tím đỏ xuất hiện xung quanh miệng bé là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con bị lở miệng. Bệnh lây nhiễm dễ dàng từ người này sang người khác vì thế nếu trong gia đình có bất kỳ thành viên nào bị lở miệng thì hãy cẩn trọng, tránh dùng chung đồ đạc, không tiếp xúc gần.
Khi nào cần đưa đi bác sĩ
- Những mẩn quanh miệng của con tái phát nhiều lần.
- Khi con có các dấu hiệu bổ sung như chảy mủ, lở loét, hoặc sốt cao.
- Phụ huynh đã thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng của con trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuyệt đối đừng chủ quan để bệnh nặng, diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé hoặc tự ý mua các loại thuốc về cho con dùng sẽ khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn và mất thời gian hơn.
Cách xử lý khi trẻ bị mẩn đỏ quanh miệng
Tùy thuộc vào mức độ bệnh cụ thể của bé mà cha mẹ sẽ có hướng xử lý kịp thời, tránh để mẩn ngứa lây lan sang các bộ phận khác từ đó giúp bé giảm bớt sự khó chịu.
Mẩn ngứa nhẹ
- Để giảm bớt sự ngứa ngáy cho bé bạn có thể giặt khăn ẩm hoặc lấy vài viên đá ướp vào khăn rồi chườm xung quanh miệng con.
- Dành thời gian chơi với con nhiều hơn để bé quên đi cơn ngứa
- Cắt móng tay sạch cho bé để con không gãi mạnh làm xước da, hạn chế vi khuẩn thêm sinh sôi.
- Có thể dùng các thuốc kháng Histamine nhưng phải tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn của bác sĩ.
- Lấy phần gel trắng bên trong nha đam tươi bôi xung quanh miệng bé, đợi khô rửa sạch lại cũng giúp bé giảm ngứa nhanh.
- Nếu trong nhà có sẵn bột yến mạch cha mẹ có thể hòa một chút với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên vùng da mẩn ngứa sẽ giúp giảm kích ứng mẩn đỏ và bổ sung độ ẩm cho da.
- Mật ong có tác dụng chống viêm chống ngứa, hãy thoa một lớp mỏng mật ong vào xung quanh miệng bé sau đó dùng nước ấm rửa sạch lại.
Mẩn ngứa nặng
- Bé được chỉ định dùng các loại thuốc kháng Histamine kê toa hoặc steroid theo hướng dẫn của người có chuyên môn.
- Nếu trẻ bị mẩn đỏ kèm theo ngứa nhiều sẽ được chỉ định tiêm Epinephrine để làm giảm ngứa. Tuy nhiên cần lưu ý các loại thuốc này rất nhiều tác dụng phụ nên không được tự ý cho bé sử dụng.
Biện pháp phòng ngừa chứng mẩn đỏ quanh miệng ở trẻ nhỏ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy để hạn chế tình trạng trẻ bị mẩn đỏ quanh miệng cha mẹ thực hiện những điều sau:
- Nếu bé trên 1 tuổi hãy tăng cường cho bé uống nước lọc hoặc các loại nước hoa quả, bé dưới 1 tuổi tăng cường uống sữa để da không còn bong tróc do khô.
- Bé từ độ tuổi ăn dặm trở đi nên bổ sung thêm các loại quả giàu vitamin D như cam, quýt, và chất xơ từ rau xanh cũng giúp tăng cường độ ẩm cho da
- Nếu bé có tiền sử dị ứng một loại thực phẩm nào đó, bạn nên tránh cho bé ăn. Những thức ăn bé chưa dùng bao giờ cũng nên cẩn thận, cho ăn ít một cầm chừng để cơ thể bé kịp làm quen.
- Cố gắng giữ vùng miệng của bé sạch sẽ, khô thoáng, thường xuyên lau bằng khăn ẩm thấm nước muối sinh lý đặc biệt là khi trẻ vừa ăn uống xong.
- Không chỉ vệ sinh bên ngoài, khoang miệng của bé cũng cần được khử trùng sạch bằng việc rơ lưỡi, súc miệng nước muối…
- Nếu thấy vùng da quanh miệng của bé bong tróc bạn có thể dùng một chút kem dưỡng ẩm vaseline bôi một lớp mỏng để tạo hàng rào bảo vệ.
Kết luận
Mọi sự khác lạ ở trẻ dù là nhỏ nhất đều cần được cha mẹ quan tâm, lưu ý. Mặc dù bệnh nổi mẩn ngứa xung quanh miệng không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể xử lý được tại nhà nhưng bạn không nên chủ quan. Hãy quan tâm tới con trẻ nhiều hơn để phòng và chữa bệnh tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!