Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người, đặc biệt là các cặp vợ chồng đang mong con, không khỏi lo lắng. Bệnh trĩ, dù là một vấn đề tế nhị, lại phổ biến hơn chúng ta nghĩ. Vậy, sự xuất hiện của những búi trĩ đáng ghét này có thể cản trở hạnh phúc làm cha mẹ của bạn hay không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chính xác và khoa học nhất trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sức khỏe của người bệnh
Bệnh trĩ ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sức khỏe của người bệnh

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? Chuyên gia tư vấn

Trĩ là bệnh lý xuất hiện ở vùng hậu môn và khá phổ biến hiện nay. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, suy giãn tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh. Dấu hiệu nhận biết ở vùng hậu môn sẽ bị sưng phồng, đỏ kèm theo xung huyết hình thành các búi trĩ.

Hiện nay, trĩ là căn bệnh phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kể ai, không phân biệt đối tượng già, trẻ, nam, nữ,… Tuy nhiên phụ nữ là đối tượng lo lắng về bệnh hơn cả bởi họ nghĩ rằng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mình, không thể sinh thường.

Giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không, chuyên gia khẳng định, bệnh trĩ thông thường sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như khả năng mang thai ở phụ nữ. 

Thế nhưng, nếu có dự định mang thai các chị em nên điều trị dứt điểm bệnh lý này để tránh những tác động không tốt đến thai nhi cũng như người mẹ:

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Khi không may mắc phải bệnh trĩ sẽ khiến vùng hậu môn của bạn bị tổn thương, gây cản trở, khó khăn mỗi khi đi đại tiện. Với phụ nữ những bức bối, khó chịu sẽ tăng lên gấp bội.
  • Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao: Qua khảo sát trên các đối tượng cho thấy, phụ nữ khi mắc bệnh trĩ lâu ngày thường có nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến phụ khoa. Do vậy, nếu không chữa sớm, đúng khoa học sẽ dẫn đến vô sinh.
  • Không tốt cho sức khỏe mẹ và bé: Với đối tượng phụ nữ đang mang thai hồng cầu loãng hơn bình thường, nhất là khi bị bệnh trĩ sẽ dễ dẫn đến thiếu máu. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi, người mẹ.
Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không luôn là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm
Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không luôn là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Bệnh trĩ có chữa khỏi được không? Giải pháp hiệu quả cho người bệnh

Từ những kiến thức chia sẻ trên có thể thấy giải đáp bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không và ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Để có thể đẩy lùi, trị dứt điểm bệnh mọi người can thiệp kịp thời và chữa trị một cách khoa học.

Kết quả, thời gian điều trị sẽ phụ thuộc và cấp độ nặng nhẹ của bệnh. Với những trường hợp trong giai đoạn khởi phát, thuộc cấp độ 1 thường dễ điều trị nhất, nếu cơ thể thích ứng chỉ khoảng 2 – 3 tuần là có thể trị dứt điểm bệnh. Nhưng khi bệnh trĩ chuyển sang cấp độ 2 và 3, các triệu chứng bệnh đi kèm sẽ rõ nét và nặng hơn.

Vì thế, trong giai đoạn này việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ tái phát cao. Đòi hỏi người bị trĩ cần kiên nhẫn thực hiện đúng quy trình, phác đồ của các bác sĩ đề ra.

Hiện nay, người bệnh trĩ thường áp dụng một trong 3 phương pháp là: Bài thuốc dân gian, thuốc Tây y và Đông y. Cụ thể về các bào chế, sử dụng như sau:

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản? Thuốc Tây Y chữa bệnh

Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh trĩ là thuốc mỡ, kem bôi, thuốc chống viêm,… Thông thường, những loại thuốc này đều chứa các thành phần chính là Glycerin, Hydrocortison, Vitamin E, Witch hazel, NSAID,… có tác dụng giảm viêm, chống phù nề và chảy máu búi trĩ, ngứa ngáy, đau nhức,…

Các loại thuốc Tây y phổ biến trong điều trị bệnh trĩ
Các loại thuốc Tây y phổ biến trong điều trị bệnh trĩ

Bên cạnh đó các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc làm bền thành mạch như Hesperidin, Daflon,… để tránh tình trạng ứ máu, ngăn ngừa biến chứng khi vỡ búi trĩ,….Đặc biệt, với người bệnh trĩ bị viêm nhiễm phần hậu môn có thể phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh ở hai dạng bôi và uống để tránh tình trạng hoại tử.

Bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh trĩ chủ yếu sử dụng các loại thảo dược lành tính, an toàn và có sẵn trong tự nhiên như trầu không, rau diếp cá, cây lược vàng,… những cây này đều có tác dụng tốt trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Cụ thể là 2 bài thuốc sau:

  • Chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá: Đây là loại dược liệu phổ biến và dễ tìm kiếm. Trong dân gian rau diếp các tuy hơi cay, tính hàn và có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả. Đặc biệt các dưỡng chất quercetin, decanonyl acetaldehyde, isoquercetin có trong thảo dược giúp sát trùng, làm thu nhỏ các búi trĩ và tiêu viêm hiệu quả. Làm cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra.
  • Sử dụng cây lược vàng chữa bệnh trĩ: Lược vàng là loại cây chứa rất nhiều quercetin và kaempferol. Cả hai loại hợp chất này đều có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và đặc biệt là làm lành các tổn thương do bệnh trĩ gây ra. 

Thuốc Đông y

Trong quan niệm Đông Y, bệnh trĩ hình thành chủ yếu do ứ trệ ở vùng hậu môn. Theo đó, lâu ngày sẽ tích tụ dần dần khiến tĩnh mạch căng phồng thậm chí là mỏng đi. 

Vì vậy, mỗi khi đi đại tiện phần phân trực tiếp với tĩnh mạch, nhất là những người bị táo bón, nhiệt trong cơ thể,… sẽ gây sự cọ xát mạnh dẫn đến vỡ tĩnh mạch. chảy máu và hình thành các búi trĩ. Theo đó, để giải quyết dứt điểm và triệt để bệnh lý này, các bài thuốc Đông y tập trung và điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh bằng các bài thuốc sau:

  • Thuốc Đông y uống: Chủ yếu sử dụng kinh giới, xích thước, trắc bá diệp, đại hoàng, xuyên khung, địa du, hòe hoa, cam thảo, chỉ xác, đương quy, đào nhân,…. có tác dụng bồi dưỡng can thận, nhuận tràng, phục hồi cơ thể.
  • Thuốc ngâm trong Đông y: Dùng kinh giới, ngũ bội tử, hòe hoa, cam thảo, bạch chỉ, phèn chua,… Những loại dược liệu này có công dụng làm co búi trĩ, tiêu viêm, sát trùng hiệu quả.
  • Thuốc bôi: Dùng các vị thuốc như tô mộc, hoàng đằng, ngũ bội tử, hoàng bá, binh lang, tô mộc, hoàng liêng,… giã nhuyễn thành dạng bột và bôi trực tiếp vào vùng hậu môn mỗi ngày 3 lần để nhận kết quả tốt nhất.
Một số loại thảo dược trong Đông y được sử dụng khi điều trị bệnh trĩ
Một số loại thảo dược trong Đông y được sử dụng khi điều trị bệnh trĩ

Trong 3 phương pháp trên, phần lớn mọi người đều tin tưởng sử dụng thuốc Tây bởi chúng mang lại hiệu quả nhanh, triệu chứng được thuyên giảm trong tích tắc.

Nhưng điều đáng lưu ý là những loại thuốc này lại không phù hợp với người bệnh trĩ đang mang thai. Bởi thuốc Tây không chỉ gây suy nhược, mệt mỏi mà còn có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện, phát triển của thai nhi. Vậy nên, các chuyên gia khuyến cáo trong quá trình mang nếu người mẹ không may mắc phải bệnh trĩ thì nên lựa chọn điều trị theo Đông y để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.

Mong rằng, với những thông tin bài viết chia sẻ liên quan đến vấn đề “bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?” sẽ giúp quý độc giả tìm được câu trả lời đúng, khách quan nhất. Đồng thời hiểu rõ được những mối nguy hiểm mà căn bệnh có thể mang lại, từ đó chủ động chữa trị ngay khi bệnh khởi phát.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có những cơ sở điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn, bao gồm những bệnh viện hàng đầu như: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy. Mỗi cơ sở đều được trang bị các phương pháp và thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giúp người bệnh yên tâm trong quá trình điều trị. Người bệnh nên đặt lịch khám trước và chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình.

Bệnh trĩ có tự khỏi được không là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc phải chứng bệnh khó chịu này. Vì bệnh trĩ xuất hiện tại “vùng kín” nên bệnh nhân thường che giấu, có tâm lý e ngại, xấu hổ và không dám đi thăm khám. Vậy thực tế bệnh trĩ có tự khỏi được không? Cùng...
Trĩ chảy máu khiến người bệnh đau đớn, suy kiệt, nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm. Bệnh này xuất hiện do đâu, phải làm sao để xử lý nhanh và an toàn? Cùng tapchidongy.org tìm hiều về tình trạng này và cách giải quyết cho người bị trĩ. [caption id="attachment_23998" align="aligncenter" width="730"] Trĩ chảy máu là hiện tượng gì?[/caption]...

Bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Trên thực tế chỉ cần bạn xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống, vận động hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ bị trĩ.

Bbệnh trĩ thông thường sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như khả năng mang thai ở phụ nữ. Thế nhưng, nếu có dự định mang thai các chị em nên điều trị dứt điểm bệnh lý này để tránh những tác động không tốt đến thai nhi cũng như người mẹ.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về cắt trĩ ngoại, giải đáp thắc mắc về mức độ đau đớn và thời gian hồi phục. Bạn sẽ được tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật phổ biến, chi phí cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống và chăm sóc vết mổ sẽ giúp bạn tối ưu hóa quá trình hồi phục. Hãy cùng khám phá để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi quyết định thực hiện cắt trĩ ngoại!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan