Viêm mũi xuất tiết là một tình trạng viêm nhiễm niêm mạc mũi dẫn đến sản xuất quá nhiều chất nhầy loãng, đặc. Bệnh lý này gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, viêm mũi xuất tiết tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ các triệu chứng, cách điều trị căn bệnh viêm mũi này.
Viêm mũi xuất tiết là gì?
Viêm mũi xuất tiết (xung huyết) là tình trạng nhiễm trùng bên trong làm xuất hiện dịch nhầy ở khoang mũi - họng. Bệnh này thường đi kèm với hiện tượng bị cảm hoặc viêm mũi họng cấp. Đối tượng dễ bị xung huyết là:
- Trẻ nhỏ đang bị viêm VA.
- Người viêm VA nhiều lần bị tái lại.
Bệnh này tác động lên niêm mạc mũi khiến nó dày hơn, cuốn dưới phì to, tuyết nhầy hoạt động quá nhiều. Người bệnh bị xuất tiết, mũi mất dần lồng chuyển.
Viêm mũi xuất tiết có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh này càng phát triển thì càng có nguy cơ lây cho các cơ quan hô hấp khác. Đặc biệt, nó ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cổ họng sưng, nang lympho xuất hiện hạt đỏ, gây biến chứng.
- Biến chứng tại chỗ: Viêm xoang, họng, hen suyễn,… do vi khuẩn có hại đồng thời tác động. Nếu không điều trị sớm, nó có thể khiến bạn bị viêm họng hạt hoặc mãn tính xơ teo. Hơn nữa, do bị nhiễm trùng lâu ngày nên thanh quản, phế quản, amidan đều có nguy cơ bị viêm cấp, mãn tính. Một số trường hợp viêm mũi - họng xuất tiết còn gây suy nhược thần kinh vì ho dữ dội về đêm.
- Biến chứng ở mắt: Các vi khuẩn, virus phát triển và tấn công ngày càng gần mắt. Nó khiến bạn bị viêm túi lệ, áp xe mí mắt, làm giảm thị lực và có thể gây mù.
- Ảnh hưởng đến não: Sự nhiễm khuẩn sâu làm não bộ bị ảnh hưởng gây biến chứng ở áp xe não, màng cứng…
Có thể nói viêm mũi xuất tiết có thể rất nguy hiểm nếu không điểu trị kịp thời và đúng cách. Cho nên ngay khi nhận biết các dấu hiệu, bạn nên chủ động tìm hiểu và điều trị.
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi xuất tiết
Làm thế nào để biết bạn đang bị viêm mũi xuất tiết hay chỉ là bệnh thông thường? Dưới đây là một số biểu hiện rõ nét mà chúng ta có thể lấy làm căn cứ.
Triệu chứng lâm sàng
- Xung huyết lây lan nặng gây phù nề ở niêm mạc: Biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với trường hợp viên mũi cấp tính.
- Ngạt mũi: Mũi chảy dịch nhiều và liên tiếp gây ngạt từng bên hoặc cả hai. Dịch nhầy không hôi nhưng có thể biến màu trắng đục.
- Biểu hiện ở niêm mạc: Sưng phù.
Triệu chứng cận lâm sàng
- Biểu hiện ở mũi: Phần da phía ngoài lỗ mũi tấy đỏ, cuốn mũi dưới to. Đồng thời sàn mũi và các ngách dưới chứa nhiều dịch nhầy khó lưu dẫn. Vì vậy người bệnh bị hẹp đường thở.
- Niêm mạc: Bằng que thăm đầu, bác sĩ kiểm tra thấy niêm mạc người bệnh bị phù nề. Mức độ tổn thương niêm mạc tùy thuộc tình trạng bệnh.
Khi thấy những biểu hiện bệnh này, bạn nên hỏi bác sĩ về nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả để tránh biến chứng.
Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết
Đa số các trường hợp bị tình trạng này khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu. Đồng thời lúc này lại chịu thêm tác động từ các yếu tố sau:
- Vi khuẩn, nấm mốc, virus xâm nhập gây ra các bệnh trong đường hô hấp.
- Tác động từ môi trường: Biến đổi khí hậu đột ngột hoặc không khí, nguồn nước bị nhiễm bụi bẩn.
- Chất dị nguyên: Một số loại phấn hoa, hóa chất hoặc mạt kim loại, lông thú cưng có thể gây viêm mũi dị ứng xuất tiết, làm niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh sẽ dễ tiến triển mạnh hơn do bạn ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, làm sẵn hoặc bia rượu...
Viêm mũi xuất tiết có gây biến chứng nguy hiểm không?
Nếu viêm mũi xuất tiết không được điều trị, về lâu dài có thể gây ra các biến chứng như:
- Viêm xoang cấp và mãn tính: Dịch nhầy ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm xoang. Viêm xoang cấp thường diễn ra đột ngột với các triệu chứng như sốt cao, đau nhức xoang dữ dội, chảy mũi mủ xanh vàng. Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm kéo dài trên 3 tháng, thường xuyên tái phát, gây ra các triệu chứng nhẹ hơn nhưng dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Viêm tai giữa: Dịch nhầy chặn vòi Eustache làm giảm lưu thông khí giữa họng và tai giữa, dễ dẫn đến viêm tai giữa. Biểu hiện của viêm tai giữa thường là đau tai dữ dội, nhất là về đêm, trẻ em có thể kèm theo sốt, quấy khóc.
- Ngưng thở khi ngủ: Nghẹt mũi kéo dài làm cản trở đường thở, gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ (ngừng thở tạm thời hoặc giảm đáng kể lưu thông khí trong khi ngủ). Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, huyết áp, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chức năng nhận thức.
- Các biến chứng hiếm gặp: Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm mũi xuất tiết không được điều trị có thể dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác hoặc áp xe ổ mắt.
Phương pháp chẩn đoán viêm mũi xuất tiết
Quá trình chẩn đoán viêm mũi xuất tiết thường bao gồm các bước sau:
Thăm khám lâm sàng:
- Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, bao gồm các yếu tố nguy cơ như dị ứng, viêm mũi dị ứng.
- Bác sĩ thăm khám tai, mũi, họng để kiểm tra tình trạng viêm, phù nề niêm mạc, dịch tiết mũi.
- Bác sĩ có thể thực hiện nội soi mũi bằng ống soi mềm (camera nội soi) để quan sát trực tiếp bên trong khoang mũi, đánh giá mức độ viêm, tình trạng tiết dịch nhầy, cũng như loại trừ các bệnh lý khác như polyp mũi, dị vật mũi.
Các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm tổng thể, hoặc loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như viêm mũi dị ứng.
- X-quang xoang mặt: X-quang xoang mặt có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng viêm xoang, đặc biệt khi nghi ngờ viêm xoang do viêm mũi xuất tiết lan tỏa.
- Chụp CT xoang mặt: Chụp CT xoang mặt cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về các xoang cạnh mũi, giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng viêm xoang, đặc biệt trong các trường hợp viêm xoang phức tạp.
Lưu ý: Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp chẩn đoán phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Không phải tất cả các xét nghiệm nêu trên đều cần thiết trong mọi trường hợp.
Đối tượng dễ mắc viêm mũi xuất tiết
Viêm mũi xuất tiết là bệnh lý lý thuyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Dưới đây là các yếu tố khiến một số đối tượng dễ mắc viêm mũi xuất tiết:
Trẻ em:
- Cấu trúc ống Eustache: Ống Eustache (ống nối họng với tai giữa) ở trẻ em ngắn và thẳng hơn người lớn. Điều này khiến dịch nhầy khó lưu thông và dễ ứ đọng lại, tạo môi trường thuận lợi cho viêm nhiễm.
- Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ em vẫn đang phát triển, khiến trẻ dễ bị kích ứng với các yếu tố gây viêm mũi như virus, vi khuẩn, dị nguyên.
- Thói quen: Trẻ em thường có thói quen cho tay bẩn lên mũi, làm tăng nguy cơ đưa virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
Người có cơ địa dị ứng:
- Những người có cơ địa dị ứng với các yếu tố như phấn hoa, bụi mite, lông động vật, khói bụi… dễ bị kích ứng niêm mạc mũi, dẫn đến tình trạng viêm mũi xuất tiết.
Người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích:
- Người sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi cao.
- Người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, mạt nhà.
- Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.
Người có các bệnh lý nền
- Người mắc các bệnh lý về đường hô hấp mạn tính như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn có nguy cơ cao mắc viêm mũi xuất tiết.
- Người có rối loạn chức năng vòi Eustache (ống nối họng với tai giữa) cũng dễ bị viêm mũi xuất tiết.
Lưu ý cách phòng ngừa bệnh
Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ tỳ, phế, thận là cách giảm nguy cơ bị viêm mũi xuất tiết từ gốc. Bạn cần:
- Tránh đến những nơi nhiều bụi bẩn, khói thải, bãi rác. Hạn chế ra đường khi không khí có nhiều bụi mịn. Trường hợp cần thiết, bạn cần đeo khẩu trang y tế đúng cách để bảo vệ.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là mũi, cổ, ngực trong những ngày giao mùa. Tránh thay đi từ môi trường quá lạnh sang môi trường quá nóng đột ngột.
- Vệ sinh không gian ở thoáng mát, bớt tụ tập.
- Dùng nước mũi sinh lý thường xuyên để rửa khoang mũi, họng.
- Dùng các loại thực phẩm giàu vitamin C và rau xanh để giúp mũi đề kháng với tác nhân bên ngoài. Đồng thời hạn chế dùng bia rượu, thuốc lá làm hại gan, phổi, thận.
- Tập luyện thể thao, hít thở sâu và mạnh đúng cách để tăng cường sức khỏe và bảo vệ phế.
- Khi có biểu hiện viêm mũi gây xung huyết, cần khám và điều trị ngay để giảm nguy cơ bị viêm mũi họng xuất tiết bội nhiễm.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Không nên chủ quan với các triệu chứng của viêm mũi xuất tiết. Hãy đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Triệu chứng viêm mũi xuất tiết kéo dài trên 2 tuần và không cải thiện.
- Sổ mũi có màu xanh hoặc vàng kèm theo sốt.
- Đau nhức xoang mặt dữ dội.
- Giảm thính lực.
- Ngưng thở khi ngủ.
Cách điều trị viêm mũi xuất tiết hiệu quả nên biết
Viêm mũi xung huyết có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm bằng nhiều cách. Tùy vào biểu hiệu mà người bệnh lựa chọn các giải pháp tương ứng hữu dụng.
Chữa viêm mũi xung huyết theo dân gian
Các tình trạng viêm mũi xoang xuất tiết xung huyết, phù nề khi chưa bội nhiễm, dân gian thường sử dụng các cách sau:
1. Rửa nước muối
Viêm mũi, xoang, xung huyết khiến người bệnh bị tắc, nghẹt đường thở. Rửa nước muối là cách đơn giản nhất để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và dẫn dịch ứ ra ngoài. Vào buổi sáng sau khi đánh răng rửa mặt, trưa ăn cơm xong và trước khi ngủ tối, bạn làm như sau:
- Lấy một lượng nước muối sinh lý 0.9% vừa đủ, cho vào lọ xịt.
- Xịt trực tiếp lượng nước này vào bên trong 2 cửa lỗ mũi.
- Để nước chảy ra ngoài tự nhiên hoặc dùng tay hỗ trợ xì dịch ra.
- Tiến hành mỗi lần vệ sinh mũi trong khoảng 5 phút.
2. Chữa viêm xoang mũi họng xuất tiết bằng mật ong và tỏi
Mật ong và tỏi đều là những sản phẩm có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên rất tốt. Dân gian thường dùng 2 nguyên liệu này kết hợp với nhau để trị nhiều bệnh. Trong đó, các bệnh viêm gây sung huyết ở mũi, họng, xoang mũi cũng dùng được.
Cách làm
- Chuẩn bị 1 củ tỏi bỏ hết phần vỏ rồi xay hoặc ép lấy nước cốt.
- Lấy khoảng 2 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt tỏi trộn lẫn với nhau.
- Cho dung dịch vào lọ rồi nhỏ vào lỗ mũi để mật ong và tỏi diệt khuẩn và thông mũi.
- Tiến hành đều đặn 3 lần mỗi ngày vào các thời điểm sáng, trưa, tối như đối với cách dùng muối.
- Nên thực hiện liên tục khoảng 1 tuần là biểu hiện xuất tiết sẽ thuyên giảm hẳn.
3. Xông hơi chữa trị bệnh
Đây là phương pháp có tác dụng lưu thông máu, giảm các triệu chứng của bệnh rất hữu hiệu. Xông hơi làm ấm khoang mũi, thay đổi môi trường không tốt cho vi khuẩn. Đồng thời, các tinh chất trong nước xông có tác dụng diệt khuẩn, lưu dẫn dịch ở mũi chảy ra ngoài.
Cách làm
- Bạn cần có một máy xông hơi, nước nóng và tinh dầu.
- Nếu không có tinh dầu, bạn chỉ cần đun nước nghệ, tía tô hoặc tỏi cho vào máy xông.
- Việc tiếp theo là vệ sinh da mặt và mũi, miệng sạch sẽ trước.
- Cuối cùng, bật máy xông hơi lên để hơi nước trong máy tác dụng vào trong lỗ mũi.
- Nếu không có máy xông hơi, bạn cũng có thể xông trực tiếp bằng nồi nước.
Các cách trị viêm xoang, mũi xuất tiết trên đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng là chủ yếu. Để đạt hiệu quả cao, bạn nên kết hợp cùng với cách chữa chính.
Cách chữa theo Đông y
Theo Đông y, viêm mũi xuất tiết thường do các yếu tố ngoại tà xâm nhập (phong hàn thấp) hoặc do cơ thể tỳ vị hư nhược, khí huyết không điều hòa. Điều trị bằng Đông y tập trung vào việc:
- Khu phong tán hàn: Sử dụng các vị thuốc có tính chất hàn như bạc hà, kinh giới giúp giải cảm, khu phong, thông mũi.
- Tán uất hóa thấp: Dùng các vị thuốc có tính nhiệt như thương truật, bán hạ giúp giảm tiết dịch nhầy, thông khí.
- Tăng cường chính khí: Bổ tỳ vị, ích khí huyết bằng các vị thuốc như hoàng kỳ, đẳng sâm giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường đề kháng.
Khi căn nguyên gây bệnh được loại bỏ hoàn toàn, các triệu chứng bên ngoài sẽ tự lui dần và biến mất.
Bài thuốc 1:
Bài thuốc này giúp giải cảm lạnh, khu phong, thông mũi, giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi trong giai đoạn đầu của viêm mũi xuất tiết.
Cách thực hiện: Người bệnh chuẩn bị 6g bạc hà, 10g kinh giới, 6g ngũ vị tử, 3 lát can khương, 1 củ hành tím. Sắc các vị thuốc với 500ml nước đến khi còn khoảng 150ml, chia thành 2-3 lần uống trong ngày. Nên uống ấm sau ăn.
Bài thuốc 2:
Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ vị, hóa thấp, thông khí trệ, giảm tiết dịch nhầy, thích hợp cho các trường hợp viêm mũi xuất tiết do cơ thể yếu, tỳ vị hư nhược.
Cách thực hiện: Chuẩn bị các loại thảo dược 12g hoàng kỳ, 10g đẳng sâm, 10g bạch chỉ, 6g tế tân, 6g xuyên khung, 10g thương truật, 10g bán hạ. Sắc thuốc với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml, chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
Điều trị viêm mũi xuất tiết bằng Tây y
Điều trị bằng thuốc Tây là giải pháp đem lại hiệu quả giảm xuất tiết nhanh chóng. Đa phần các tân dược được sử dụng có vai trò lưu thông dịch mũi, loại trừ ổ viêm trong các cơ quan hô hấp. Nhờ đó giúp bạn cải thiện chức năng hô hấp và trị viêm mũi xuất tiết phù nề.
Khi bị viêm gây xuất tiết ở mũi, họng, bạn có thể kiểm soát tình hình bằng cách:
- Dùng thuốc rửa mũi NaCl 0.9%: Để làm sạch mũi, loại bỏ dịch tiết và các tác nhân như bụi bẩn, hóa chất…
- Nước súc miệng BBM: Dung dịch này có tác dụng làm giảm nhanh hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức,rát ở mũi, họng do viêm sưng… Đây là loại thuốc ngăn sự kích ứng lên khoang mũi và họng hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh: Dùng các dược phẩm diệt khuẩn gây nhiễm trùng ở niêm mạc, hầu họng, xoang mũi, hốc mũi hay amidan.
- Khí dung loại có thành phần corticoid: Dùng kết hợp cùng thuốc kháng sinh để giảm tiết dịch và làm sạch dịch nhầy có trong mũi, cổ họng.
- Giảm đau, sốt: Dùng khi người bệnh viêm mũi họng xung huyết kèm theo biểu hiện sốt.
- Một số phương pháp điều trị Tây y khác: Trong một vài trường hợp đặc biệt, viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm, dễ biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng: điện di dung dịch Novocain 5%, sử dụng vật lý trị liệu, khí dung hoặc dùng côte điện đốt cuốn mũi dưới.
Ưu điểm:
- Hiệu quả nhanh: Các loại thuốc Tây y thường có tác dụng nhanh chóng, giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm mũi xuất tiết trong vài ngày. Điều này đặc biệt hữu ích trong các trường hợp viêm mũi cấp tính gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Kiểm soát triệu chứng hiệu quả: Thuốc Tây y có tác dụng nhắm trúng vào các triệu chứng cụ thể của viêm mũi xuất tiết. Bác sĩ có thể lựa chọn và phối hợp các loại thuốc khác nhau để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.
- Dạng bào chế đa dạng: Thuốc Tây y điều trị viêm mũi xuất tiết có nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm thuốc uống, thuốc xịt mũi, dạng nhỏ mũi. Điều này giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn và sử dụng thuốc phù hợp.
Nhược điểm:
- Tác dụng phụ: Giống như các loại thuốc khác, thuốc Tây y điều trị viêm mũi xuất tiết cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Mức độ và loại tác dụng phụ phụ thuộc vào từng loại thuốc và cơ địa của người bệnh. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, kích ứng niêm mạc mũi (đối với thuốc xịt mũi).
- Nguy cơ nhờn thuốc: Việc sử dụng thuốc Tây y, đặc biệt là thuốc xịt mũi chứa corticosteroid trong thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc. Khi đó, thuốc sẽ mất dần tác dụng, đòi hỏi bác sĩ phải điều chỉnh phác đồ điều trị.
- Không điều trị dứt điểm: Thuốc Tây y chủ yếu có tác dụng giảm triệu chứng và kiểm soát viên. Chúng không có khả năng điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Do đó, viêm mũi xuất tiết có thể tái phát lại nhiều lần, nhất là khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích.
Dược liệu chữa bệnh
Dược liệu đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm mũi xuất tiết theo Đông y. Các bài thuốc và dược liệu sử dụng chủ yếu có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề niêm mạc mũi, loãng dịch nhầy, đồng thời tăng cường sức đề kháng.
- Cây kim ngân hoa: Có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm tiết dịch mũi, tiêu viêm. Thường được dùng dưới dạng sắc thuốc uống hoặc nước xông mũi.
- Ké đầu khê: Lá ké đầu khê có tác dụng kháng khuẩn, giảm phù nề niêm mạc mũi, giảm ngứa rát họng. Dược liệu này được sử dụng bằng cách sắc uống hoặc kết hợp với các dược liệu khác.
Tỳ giải: Được biết đến với công dụng kiện tỳ, trừ thấp, giải độc, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Sử dụng tỳ giải giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên, trong đó có viêm mũi xuất tiết. Thường dùng tỳ giải dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. - Lá xoan: Lá xoan có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm phù nề niêm mạc mũi. Dược liệu này được sử dụng bằng cách hơ nóng lá cho ấm rồi xông mũi hoặc sắc nước uống.
- Hoa atiso: Atisô có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm phù nề niêm mạc mũi xoang. Thường dùng hoa atiso dưới dạng hãm trà uống hàng ngày.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh viêm mũi xuất tiết. Hy vọng qua đó sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả từ gốc. Không nên trần trừ để bệnh nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến người thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!