Ợ hơi khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa. Do đó, nếu tần suất gặp triệu chứng này thường xuyên, bạn nên tìm cách chữa sớm. Một số cách điều trị đang được dùng nhiều hiện nay là: Sử dụng thuốc Tây, dùng thuốc Đông Y hoặc thay đổi lối sống, sinh hoạt…
Ợ hơi khó thở là bệnh gì?
Ợ hơi khó thở có thể do nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây chính là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp ở những người bị ợ hơi. Nhiều nghiên cứu chứng minh: Có khoảng 70% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản gặp có hiện tượng ợ hơi khó thở.
Trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị trào ngược lên tới thực quản và khoang miệng. Lúc này, miệng buộc phải tiết nước bọt nhiều hơn bình thường để trung hòa axit khoang miệng. Quá trình này khiến dạ dày vô tình nuốt thêm nhiều không khí và gây ra hiện tượng ợ hơi khó thở.
Hội chứng ruột kích thích
Những người bị hội chứng ruột kích thích tức là chức năng ở ruột già bị rối loạn. Điều này khiến cơ thể bạn hay bị ợ hơi Kèm theo đó là các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón...
Viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ hơi khó thở. Lý do là vì khi bị viêm loét dạ dày, hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn. Điều này khiến thức ăn không được tiêu hóa hết mà bị lên men. Từ đó, làm tăng lượng khí trong dạ dày và gây ợ hơi.
Triệu chứng ợ hơi khó thở
Bình thường, bạn hay bị ợ hơi khó thở sau bữa ăn. Nguyên nhân là do lượng khí trong hệ tiêu hóa dư thừa quá nhiều. Lúc này, dạ dày sẽ bị căng cứng khiến khí dư thừa buộc phải tìm cách thoát ra ngoài. Khi đó, khí sẽ bị đẩy lên thực quản và gây ra hiện tượng ợ hơi.
Bên cạnh đó, khi bạn bị ợ hơi thì cơ hoành còn bị chèn ép. Từ đó gây nên tình trạng tức ngực khó thở. Nếu triệu chứng ợ hơi diễn ra thường xuyên thì bạn nên đi bệnh viện khám. Bởi nó chính là dấu hiệu của bệnh dạ dày.
Nguyên nhân gây ợ hơi khó thở là gì?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ợ hơi gồm:
- Sự mất cân đối trong chế độ ăn uống hàng ngày: Bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột. Lúc này, hệ tiêu hóa không kịp lên men để tiêu hóa thức ăn sẽ sản sinh ra khí gây ợ.
- Ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, thức ăn nhiều gia vị, đồ cay nóng… Đây là nhóm thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu, cản trở chức năng tiêu hóa.
- Bạn thường xuyên uống rượu bia, nước ngọt, đồ uống có gas… Nhóm thực phẩm này cực độc với dạ dày. Chúng có thể gây nên hiện tượng co thắt lỗ thực quản dưới. Từ đó dẫn tới tình trạng ợ hơi liên tục.
- Thói quen ăn uống không khoa học: Nhai không kỹ, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa cười đùa nói chuyện, ăn cơm chan canh… Những hành động này khiến dạ dày gặp khó khăn khi tiêu hóa thức ăn. Lúc này, bạn sẽ bị chướng bụng, khó tiêu và bị ợ hơi nhiều.
Nhận biết nguyên nhân, người bệnh cần phòng tránh và tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.
Ợ hơi khó thở có nguy hiểm không?
Ợ hơi nếu không có kèm triệu chứng khó thở, buồn nôn thì nó chỉ đơn giản là hiện tượng sinh lý nên không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Thế nhưng nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng ợ hơi khó thở thì hãy cẩn trọng. Lý do là vì nó chính là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh liên quan tới dạ dày.
Một số biến chứng của hiện tượng ợ hơi khó thở gồm:
- Trào ngược dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Viêm loét dạ dày
- Ung thư dạ dày
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp nguy hiểm tính mạng nếu tình trạng xuất huyết dạ dày xảy ra liên tục do mất máu quá nhiều.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ợ hơi và khó thở thường không nghiêm trọng, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Hãy đi khám ngay nếu gặp các trường hợp sau:
Khó thở cấp tính:
- Khó thở đột ngột, dữ dội, cảm giác nghẹt thở
- Thở nhanh, nông hoặc thở rít
- Đau ngực, tim đập nhanh, da xanh tái
Khó thở kèm triệu chứng khác:
- Sốt cao, ho ra máu, đau ngực tăng khi thở
- Sưng phù chân, mệt mỏi quá mức
Khó thở kéo dài hoặc tái phát: Triệu chứng không cải thiện sau khi tự điều trị tại nhà.
Khó thở sau khi dùng thuốc/tiếp xúc chất kích thích: Báo ngay cho bác sĩ nếu khó thở xuất hiện sau khi dùng thuốc mới hoặc tiếp xúc dị nguyên.
Cách chẩn đoán bệnh chính xác
Thu thập thông tin bệnh sử
- Triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng cụ thể như tần suất, mức độ ợ hơi, thời điểm xuất hiện (sau ăn, khi nằm,...), các triệu chứng khó thở kèm theo (khó thở khi gắng sức, khó thở về đêm,...).
- Tiền sử bệnh: Các bệnh lý có sẵn như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh phổi,...
- Thói quen sống: Chế độ ăn uống (thực phẩm gây đầy hơi, đồ uống có gas,...), sử dụng thuốc lá, rượu bia, mức độ stress.
Khám lâm sàng
- Khám tổng quát: Đánh giá toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhịp thở,...), khám các cơ quan liên quan như tim, phổi, bụng.
- Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng: Loại trừ các nguyên nhân gây khó thở từ đường hô hấp trên.
- Khám chuyên khoa Tiêu Hóa: Đánh giá tình trạng đường tiêu hóa, loại trừ các vấn đề như viêm loét dạ dày, tá tràng.
Chỉ định xét nghiệm
- Nội soi dạ dày - thực quản: Kiểm tra tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản, phát hiện vi khuẩn H. pylori (nếu có).
- Xét nghiệm hơi thở: Kiểm tra tình trạng nhiễm H. pylori.
- Xét nghiệm máu: Nhằm đánh giá chức năng đường huyết, gan, thận…
- Chụp X-quang phổi: Loại trừ các bệnh lý phổi gây khó thở.
- Điện tâm đồ: Đánh giá chức năng tim, loại trừ các bệnh lý tim mạch.
Cách chữa ợ hơi khó thở theo khuyến cáo chuyên gia
Ợ hơi khó thở là một hiện tượng nên chúng ta hoàn toàn có thể chữa được. Bạn có thể áp dụng phương pháp chữa bằng Tây y, Đông y, thảo dược. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần áp dụng một số cách như hít thở, massage...
Sử dụng thuốc Tây để trị chứng ợ hơi liên tục và khó thở
Theo các bác sĩ, để chữa dứt điểm chứng ợ hơi khó thở, bạn cần trị tận gốc bệnh dạ dày - căn nguyên gây bệnh. Vì thế, bạn cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn rõ nhất. Hiện nay, có một số loại thuốc đang được sử dụng để chữa ợ hơi khó thở như:
- Thuốc làm giảm tiết axit: Cimetidin, Ranitidin, Lansoprazol, Esomeprazol, Famotidin, Omeprazol,…
- Thuốc giúp cân bằng quá trình co bóp của dạ dày: Cisaprid, Domperidon và Metoclopramid
- Men tiêu hóa Enzyme Go, T.Pepsin, Neopeptine…
Cách dùng thuốc Tây để trị chứng khó thở ợ hơi luôn mang lại hiệu quả nhanh. Thế nhưng phương pháp này cũng tồn tại những điểm yếu như: chỉ trị được phần ngọn không trị được tận gốc. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có khả năng bị tái phát sau đó.
Sử dụng thảo mộc tự nhiên
Dùng thảo mộc tự nhiên cũng là cách chữa mang lại hiệu quả cao nên được dùng nhiều hiện nay. Chỉ có điều khi áp dụng biện pháp này, bạn cần kiên trì vì nó thẩm thấu từ sâu bên trong. Do đó phải qua một thời gian thì bệnh nhân mới cảm thấy rõ tác dụng mà nó mang lại. Hơn nữa, dùng thảo mộc tự nhiên để trị bệnh cũng chưa được các nhà khoa học kiểm chứng rõ ràng. Chính vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Dùng gừng chữa chứng ợ nhiều và khó thở
Bạn có thể lấy 1 củ gừng tươi mang nướng chín rồi gọt hết vỏ. Sau đó, bạn giã nát và cho vào bát cùng với ít nước nóng. Cuối cùng, bạn khuấy đều lên rồi uống cả nước lẫn cái là được. Bạn cũng có thể thêm chút mật ong vào cho dễ uống.
Dùng chanh
Chanh cũng có tác dụng chữa chứng ợ hơi khó thở hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy cốc nước ấm, thêm ít nước cốt chanh và mật ong vào, khuấy đều lên uống trước bữa ăn cũng rất hiệu quả.
Trà hoa cúc la mã trị chứng ợ hơi nhiều và khó thở
Trà hoa cúc la mã có công dụng làm dịu thần kinh, chống viêm. Nhờ đó có thể hạn chế khả năng hình thành nguy cơ gây ợ hơi khó thở.
Bạn chỉ cần lấy vài bông hoa cúc, thêm ít nước nóng rồi hãm như hãm trà bình thường. Sau đó, bạn uống trước bữa ăn là được. Ngoài việc chữa ợ hơi khó thở, trà cúc la mã còn có tác dụng chữa mất ngủ.
Đông y trị bệnh
Theo quan điểm của Đông y, ợ hơi và khó thở là những triệu chứng thường xuất phát từ sự mất cân bằng trong cơ thể, thường liên quan đến tỳ vị (dạ dày và lá lách) và phế quản (phổi).
Các triệu chứng này có thể do khí trệ (sự trì trệ của khí) hoặc khí nghịch (khí di chuyển ngược dòng) trong cơ thể. Đông y chú trọng vào việc cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết và cải thiện chức năng của các tạng phủ liên quan để điều trị các triệu chứng này.
Nguyên tắc điều trị theo quan điểm y học cổ truyền bao gồm:
- Điều hòa khí trệ: Giúp khí lưu thông một cách trôi chảy, giảm triệu chứng ợ hơi và khó thở.
- Tăng cường chức năng tỳ vị: Cải thiện tiêu hóa và hấp thu, hỗ trợ quá trình chuyển hóa của cơ thể.
- Hóa đờm và bổ phế: Loại bỏ đờm ứ và tăng cường chức năng của phế để cải thiện hô hấp.
- An thần và giảm căng thẳng: Giúp cơ thể thư giãn và cân bằng tâm trí, hỗ trợ điều trị triệu chứng khó thở do lo âu.
Các bài thuốc Đông y thường dùng và cho hiệu quả tốt như:
Bài thuốc cho trường hợp Tỳ Vị hư nhược:
- Sâm Linh Bạch Truật Tán: Đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, trần bì 6g, bán hạ 9g, liên nhục 12g, cát cánh 6g, sa nhân 3g (nếu ợ hơi nhiều). Mỗi ngày dùng 1 thang ở dạng sắc uống, có thể chia nhỏ thành 2-3 phần để dễ uống hơn.
- Hương Sa Lục Quân Tử Thang: Đẳng sâm 9g, bạch truật 9g, phục linh 9g, bán hạ 9g, trần bì 6g, mộc hương 3g, sa nhân 3g, cam thảo 3g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả. Mỗi ngày dùng 1 thang ở dạng sắc uống, có thể chia nhỏ thành 2-3 phần để dễ uống hơn.
Bài thuốc cho trường hợp Can Khí uất kết:
- Tiêu Dao Tán: Sài hồ 8g, bạch thược 12g, bạch truật 10g, đương quy 10g, phục linh 10g, cam thảo 6g, bạc hà 6g, gừng tươi 3 lát, đại táo 3 quả. Mỗi ngày dùng 1 thang ở dạng sắc uống, có thể chia nhỏ thành 2-3 phần để dễ uống hơn.
- Giải Trệ Tán: Chỉ xác 9g, bạch truật 9g, xuyên khung 6g, hương phụ 6g, sài hồ 6g, cam thảo 3g. Mỗi ngày dùng 1 thang ở dạng sắc uống, có thể chia nhỏ thành 2-3 phần để dễ uống hơn.
Bài thuốc cho trường hợp ngoại tà xâm nhập:
- Tam Nhân Thang: Bạch truật 12g, cát cánh 6g, bán hạ 9g, trần bì 6g, hậu phác 9g, chỉ thực 9g, trúc nhự 9g, thông bạch 9g. Mỗi ngày dùng 1 thang ở dạng sắc uống, có thể chia nhỏ thành 2-3 phần để dễ uống hơn.
- Ma Hoàng Thang: Ma hoàng 9g, hạnh nhân 9g, quế chi 6g, cam thảo 6g. Mỗi ngày dùng 1 thang ở dạng sắc uống, có thể chia nhỏ thành 2-3 phần để dễ uống hơn.
Các phương pháp khác để chữa hiện tượng ợ hơi nhiều
Bạn cũng có thể chữa chứng ợ hơi khó thở thông qua một số phương pháp như hít thở, massage… Những cách này cho hiệu quả nhanh, an toàn lại không gây tác dụng phụ. Vì vậy, bạn có thể tham khảo và áp dụng mỗi ngày.
Hít thở sâu
Thường xuyên hít thở sâu sẽ giúp kiểm soát hiện tượng ợ hơi. Cách làm như sau:
- Đầu tiên, bạn nằm ngửa và đặt 2 tay lên bụng. Sau đó, bạn hít thật sâu bằng mũi để phổi đầy không khí.
- Tiếp đó, bạn nín thở trong vài giây rồi từ từ thở ra bằng miệng. Khi phổi hết không khí thì bạn lặp lại trong 5 - 10 phút.
Hít hơi nước
Cách này tuy đơn giản nhưng cũng có thể trị chứng ợ hơi hiệu quả, giúp bạn thấy thoải mái, dễ chịu nhanh chóng. Cách làm như sau:
- Đầu tiên, bạn lấy chiếc bát rồi đổ đầy nước nóng vào.
- Tiếp theo, bạn thêm vào đó vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp.
- Bạn để mặt cúi sát với bát nước và dùng chiếc khăn mỏng trùm qua đầu. Lúc này, bạn hít thở thật sâu để hơi thở thông thoáng.
Bấm huyệt
Bạn có thể thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa ợ hơi nhiều như sau:
- Dùng tay ấn vào huyệt trung quản, đản trung, thiên khu, khí hải ở vùng ngực và bụng.
- Ấn liên tục từ 2 - 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.
- Mỗi ngày day 20 lần.
Massage vùng ngực bụng
Đây cũng là cách trị ợ hơi đơn giản mà bạn có thể làm ngay tại nhà. Bạn chỉ cần dùng tay massage theo vùng ngực theo chiều kim đồng hồ là được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm ấm cho bụng cũng có thể làm giảm triệu chứng ợ hơi này.
Phòng ngừa ợ hơi khó thở hiệu quả
Ợ hơi khó thở tuy thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa bạn có thể áp dụng:
Xây dựng lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh:
- Ăn chậm, nhai kỹ: Tránh nuốt không khí khi ăn hoặc uống.
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ để giảm áp lực lên dạ dày.
- Hạn chế thực phẩm gây đầy hơi: Đồ uống có gas, rượu bia, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, hoặc gia vị cay nóng có thể làm tăng ợ hơi và khó thở.
- Tránh ăn quá no: Đặc biệt là vào buổi tối gần giờ đi ngủ.
- Ngủ đủ giấc, đúng tư thế: Nâng cao đầu khi ngủ để giảm trào ngược axit.
- Giảm căng thẳng: Stress có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây ợ hơi và khó thở.
- Tập thể dục đều đặn: Giúp cải thiện tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý, trường hợp nếu gặp tình trạng béo phì cần giảm cân.
Thay đổi thói quen:
- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và các vấn đề hô hấp.
- Hạn chế đồ uống có cồn: Rượu bia kích thích dạ dày tiết axit và gây đầy hơi.
- Hạn chế đồ uống có caffeine: Cà phê, trà đặc có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng ợ hơi.
Kết luận
Sức khỏe vốn là thứ quý giá nhất, vì thế bạn hãy nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn phần nào hiểu được chứng ợ hơi khó thở, từ đó có biện pháp khắc phục hiện tượng này, tránh để ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.
Có thể bạn cần xem:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!