Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không?

Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục đĩa đệm cũng như thể trạng của người bệnh sau phẫu thuật. Thấu hiểu điều này, dưới đây là những thông tin giúp người bệnh xây dựng được khẩu phần ăn cân bằng, lành mạnh sau khi tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm.

Một chế độ dinh dưỡng tốt sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ giúp các tổn thương chóng lành
Một chế độ dinh dưỡng tốt sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ giúp các tổn thương chóng lành

Thực phẩm giàu protein

Protein là dưỡng chất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nên các tế bào của cơ thể. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động hình thành mô mới từ đó rút ngắn thời gian làm lành vết mổ.

Một số thực phẩm có chứa hàm lượng protein dồi dào là nấm, đậu, trứng, thịt, sữa…

Bổ sung Canxi sau mổ thoát vị đĩa đệm

Canxi là khoáng chất có tác dụng bảo đảm sự tồn tại và duy trì mật độ của xương ở mức ổn định. Đồng thời, khoáng chất này còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên hệ xương khớp, nhờ vậy, bổ sung canxi vào khẩu phần ăn sau phẫu thuật đĩa đệm sẽ giúp cột sống và đĩa đệm nhanh chóng phục hồi.

Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi dồi dào nên dùng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là phô mai, sữa chua, tôm, các loại hạt…

Vitamin

Việc bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe của người bệnh từ đó giúp giảm thiểu tình trạng sưng đau, viêm nhiễm sau khi phẫu thuật. Cụ thể, tác dụng của một số loại vitamin đem lại hiệu quả cao trong việc phục hồi thể trạng người bệnh là:

  • Vitamin B tham gia vào quá trình tạo máu, cải thiện khả năng tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ kháng viêm. Ngoài ra, vitamin B còn có khả năng giảm đau thần kinh giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn sau khi thực hiện các can thiệp ngoại khoa. Người bệnh có thể tìm thấy vitamin B có nhiều trong bông cải xanh, nấm, thịt nạc…
  • Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, tăng hấp thụ sắt từ đó thúc đẩy vết mổ chóng lành. Một số loại thực phẩm cung cấp hàm lượng vitamin C dồi dào là cam, quýt, chanh, ớt chuông…
  • Vitamin D giúp đảm bảo sự hấp thụ, phân phối Canxi giúp đảm bảo sức khỏe xương khớp. Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D là cá, tôm, trứng…

Glucosamine và Chondroitin

Glucosamine và Chondroitin là hai hợp chất có tác dụng kích thích sản sinh chất nhầy giúp làm liền bao xơ song song với ức chế các enzyme là nguyên nhân gây thoái hóa sụn khớp. Nhờ vậy, việc bổ sung Glucosamine và Chondroitin giúp tăng cường khả năng đàn hồi của đĩa đệm, cột sống từ đó thúc đẩy bệnh nhanh chóng hồi phục.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều Glucosamine và Chondroitin người bệnh có thể sử dụng là hạnh nhân, sụn động vật, canh hầm xương sườn…

Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên bổ sung Omega – 3

Omega – 3 có khả năng chuyển hóa thành Prostaglandin giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại đĩa đệm và cột sống. Đồng thời, việc bổ sung Omega – 3 vào trong khẩu phần ăn sau khi phẫu thuật đĩa đệm còn giúp giảm nhẹ các cơn đau nhức, khó chịu…

Omega - 3 giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm đĩa đệm đồng thời hỗ trợ làm giảm cơn đau
Omega – 3 giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm đĩa đệm đồng thời hỗ trợ làm giảm cơn đau

Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng Omega – 3 dồi dào là óc chó, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, hạnh nhân…

Rau xanh

Rau xanh là cái tên tiếp theo có mặt trong danh sách sau mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì. Sở dĩ có được điều này bởi trong rau xanh sở hữu hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Những hoạt chất này đều giúp cải thiện hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ chữa lành vết thương, thúc đẩy đĩa đệm nhanh chóng phục hồi.

Các loại rau xanh đem lại nhiều lợi ích cho người mới phẫu thuật đĩa đệm là súp lơ xanh, cải xoăn, cải bó xôi…

Sau mổ thoát vị đĩa đệm phải kiêng gì?

Ngoài việc hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng thì người bệnh còn cần chú ý thực hiện nghiêm túc chế độ kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm.

Trước tiên về chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần tránh dung nạp vào cơ thể những loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, tinh bột… dễ gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc bất cứ loại chất kích thích có hại, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
  • Tránh việc dung nạp vào cơ thể các loại đồ ăn cay nóng hoặc các loại thực phẩm có chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt lên men… dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng đau tại các khớp xương, đĩa đệm.

Ngoài các vấn đề dinh dưỡng, người bệnh cũng cần chú ý tránh thực hiện những điều sau:

  • Tránh mang, vác vật nặng hoặc làm việc quá sức sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • Tránh để cơ thể stress kéo dài, thiếu ngủ làm ảnh hưởng đến cơ thể cũng như khả năng phục hồi tổn thương.
  • Kiêng vận động mạnh, nhất là những cử động đòi hỏi sự tham gia đồng thời của hệ thống cột sống, đĩa đệm.
  • Tránh tình trạng ngồi làm việc trong một tư thế quá lâu hoặc ngồi sai tư thế.

Chế độ tập luyện giúp phục hồi đĩa đệm sau khi mổ

Sau phẫu thuật, ngoài việc dành thời gian để nghỉ ngơi, bồi bổ cơ thể thì người bệnh cùng cần thực hiện các bài tập bổ trợ nhằm giúp tổn thương chóng lành từ đó rút ngắn thời gian quay về nhịp sống sinh hoạt thường nhật.

Thực hiện các bài tập sau phẫu thuật giúp người bệnh sớm trở về cuộc sống thường nhật
Thực hiện các bài tập sau phẫu thuật giúp người bệnh sớm trở về cuộc sống thường nhật

Với người mới thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo chế độ tập luyện sau.

  • Sau mổ nửa ngày: Lúc này bệnh nhân còn rất yếu, thuốc tê hết tác dụng và cảm giác đau dần xuất hiện. Mặc dù vậy, người bệnh cũng không nên nằm yên một chỗ mà hãy bắt đầu bằng bài tập thở bụng nhằm giúp cơ hoành hoạt động tốt hơn. Cụ thể, người bệnh nằm trên giường, 2 chân chống, hai tay đặt lên bụng, đan vào nhau sau đó hít vào sâu bằng mũi và thở nhẹ ra bằng miệng. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh nên thực hiện 4 lần trong ngày, mỗi lần 10 phút.
  • Sau khi mổ một ngày: Người bệnh nằm ngửa trên giường, 2 chân duỗi thẳng sau đó tiến hành thực hiện các động tác gấp, duỗi các ngón chân. Tiếp đó, người bệnh từ từ tiến hành gấp gối sao cho chân gấp chạm sát mặt giường. Thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày để cơ thể dần quen với việc vận động trở lại.
  • Thực hiện bài tập nằm nghiêng: Sau bài tập gấp gối và cổ chân, người bệnh sẽ tiến hành tập nằm nghiêng. Cách thức khá đơn giản như sau, người bệnh nằm ngửa, chân trái duỗi thẳng đồng thời chân phải chống xuống giường làm trụ. Tiếp theo, người bệnh đưa tay phải sang bên trái để lấy lực nghiêng người sang bên trái. Để nghiêng bên phải, người bệnh thực hiện tương tự như trên theo hướng ngược lại.
  • Bài tập ngồi dậy: Sau khi đã nằm nghiêng được, người bệnh thực hiện ngồi dậy có sử dụng đai lưng. Cụ thể, người bệnh đưa 2 chân ra phía mép giường, hai tay chống xuống rồi từ từ ngồi dậy.
  • 4 ngày sau khi mổ: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể tập đi lại nhẹ nhàng với sự trợ giúp của đai lưng và dụng cụ tập đi.

Thông thường sau khoảng 1 tuần, người bệnh sẽ được cho về và tự thực hiện các bài tập hồi phục đĩa đệm tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Trong đó, các bài tập được khuyến khích thực hiện là giữ thăng bằng, đi bộ, đạp xe trên không…

Khoảng 4 tháng sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh mới được phép thực hiện các bài tập thể thao nhẹ (không mang tính đối kháng). Trong trường hợp thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để tiến hành các kiểm tra liên quan.

Chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phục hồi chức năng đĩa đệm của người bệnh. Hy vọng những thông tin được nêu ở trên sẽ cung cấp cho người bệnh nhiều kiến thức hữu ích để sớm lấy lại khả năng vận động bình thường.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Tư thế nào phù hợp? Dám chắc đây là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Để có được câu trả lời thỏa đáng, mời bạn đọc tham khảo sau đây. Đừng bỏ qua bởi những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong việc...
Viện Quân y 103 là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng được nhiều người đánh giá cao? Tại đây có nhiều chuyên khoa như xương khớp, tai mũi họng, phụ sản... Điều trị thoát vị đĩa đệm viện 103 có tốt không? Giá bao nhiêu? Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm, chúng ta hãy...
Tỷ lệ người mắc các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm đang ngày một gia tăng đặc biệt đối tượng người trẻ có xu hướng mắc bệnh đáng báo động. Đây là bệnh nguy hiểm, khả năng phải phẫu thuật là rất cao. Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 là một trong những...
Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc, mối quan tâm chung của nhiều người. Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây. Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Có nguy hiểm không? Đĩa đệm...
Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lựa chọn sau cùng khi các biện pháp khác áp dụng không hiệu quả. Nhưng tâm lý mọi người khá ái ngại khi thực hiện điều trị xâm lấn, thực tế mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin...
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm...
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền? Tỉ lệ thành công có cao không? Đây là thắc mắc chung của bệnh nhân thoát vị. Phẫu thuật là phương án cuối cùng của người bệnh khi các biện pháp bảo tồn không mang lại được kết quả như mong đợi. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, chúng...
Tập gym giúp kiểm soát vóc dáng, cải thiện sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Vậy, với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Nếu có thì đâu là các bài tập phù hợp với đối tượng này cùng các lưu ý khi tập là gì? Thoát vị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan