Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa được không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Việc nhận định đúng mức độ nguy hiểm của bệnh giúp bạn tránh được tâm lý chủ quan và điều trị sai phương pháp. Những thắc mắc đó của bạn đọc sẽ được làm rõ thông qua bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra phổ biến ở nhóm người lớn tuổi và đang có xu hướng ngày một trẻ hóa. Đĩa đệm là bộ phận quan trọng có cấu tạo bao gồm nhân nhầy và các vòng xơ bao bọc, được phân bố ở giữa các đốt sống giúp cơ thể thực hiện một cách dễ dàng việc mang vác, vận chuyển và hoạt động hằng ngày. Khi các vòng sơ bị bào mòn hoặc suy yếu có thể khiến phần nhân thoát ra ngoài, tạo lực ép lên dây thần kinh, tủy sống, tạo nên những cơn đau nhức.
Thoát vị đĩa đệm tiến triển theo 4 giai đoạn chính, bao gồm:
- Giai đoạn 1: Phình lồi đĩa đệm.
- Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm
- Giai đoạn 3: Thoát vị thực sự
- Giai đoạn 4: Thoát vị mảnh rời
Thông thường, để hiểu đúng thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?, người bệnh cần biết về các biến chứng. Biến chứng nguy hiểm thường diễn ra trong giai đoạn 3, 4, với tần suất đau nhức xảy ra thường xuyên hơn và hoạt động hằng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể như:
- Rối loạn dây thần kinh: Cột sống là một trong những bộ phận tập trung rất nhiều dây thần kinh. Không chỉ gây ra những cơn đau nhức xương khớp, tê bì chân tay. Dưới sức ép của lớp nhân nhầy bị tràn ra, người bệnh có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt bình thường.
- Rối loạn cảm giác: Tổn thương dây thần kinh lâu dài sẽ kéo theo các biểu hiện ngoài da. Dễ dàng nhận thấy sự thay đổi về sắc tố, rối loạn phản xạ, gặp khó khăn khi phân biệt nóng – lạnh…
- Rối loạn bài tiết: Trong số các trường hợp mắc thoát vị đĩa đệm có tới 90% mắc thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Khi đó, lực ép do lớp nhân nhầy tạo ra có thể tác động tới bó rễ thần kinh đuôi ngựa, nằm ở cuối tủy sống của cột sống thắt lưng. Điều này là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm như rối loạn cơ tròn, tiểu rắt, đau thắt lưng, tiểu tiện thụ động, mất phản xạ chức năng của chân…
- Teo cơ: Các rễ và dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày dẫn tới giảm lượng máu và dưỡng chất lưu thông tới các chi. Lâu dần sẽ khiến các cơ bị teo dần, khả năng vận động kém.
- Ảnh hưởng tới dáng đi: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hoặc đa tầng đều khiến người bệnh không thể cúi, gập người thậm chí đi lại. Thông thường, bạn sẽ mất nhiều thời gian để lấy lại sức lực hoặc đi khập khiễng để giảm cảm giác đau.
- Bại liệt: Nếu các dây thần kinh bị tổn thương kèm theo teo cơ, người bệnh có thể bị liệt nửa người thậm chí mất hoàn toàn khả năng lao động, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Bao lâu thì khỏi
Ngoài thắc mắc Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?, thì chủ đề thoát vị đĩa đệm có chữa được không cũng dành được sự quan tâm của cộng đồng người bệnh. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia đa chỉ ra rằng khi đĩa đệm đã bị thoát vị, cơ thể không thể sản sinh ra một bộ phận thay thế nó. Việc cắt bỏ hoặc thay thế nhân tạo chỉ mang tính chất tạm thời. Chính vì vậy, việc phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách là phương pháp được đánh giá là hoàn hảo nhất, giúp người bệnh phục hồi tới 95% so với tổn thương ban đầu. Tuy nhiên, thời gian để đạt được hiệu quả này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Thời điểm phát hiện và điều trị: Thông thường, thoát vị trong giai đoạn 1, 2, 3 sẽ dễ dàng khắc phục hơn so với giai đoạn 4.
- Phương pháp ứng dụng: Sử dụng thuốc Tây tuy tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nhưng lại đem đến hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt hơn so với khi điều trị bằng Đông y hoặc mẹo dân gian.
- Đặc điểm cơ địa: Tổn thương sụn khớp diễn ra ở người lớn tuổi thường khó có khả năng hồi phục so với nhóm người bệnh trung niên hoặc trẻ tuổi.
- Chế độ kiêng khem: Dinh dưỡng và thói quen hằng ngày có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh hoặc đòn bẩy giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bằng thuốc. Chính vì vậy, việc duy trì chế độ kiêng khem hợp lý, khoa học là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng cần lưu ý.
- Vật lý trị liệu: Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên áp dụng các bài tập tốt cho xương khớp, tăng cường độ dẻo dai cho cột sống như yoga, bơi lội, đạp xe, đồng thời tránh các bài tập mạnh như đẩy tạ, gym, cúi gập người…
Các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay
Để có thể xác định rõ diễn biến của bệnh và phương hướng điều trị phù hợp, bạn nên chủ động tới thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi nhận thấy các cơn đau bất thường của cơ thể, đặc biệt là vùng cột sống lưng và đốt sống cổ. Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo.
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Các sản phẩm Tây y luôn mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên người bệnh nên cân nhắc tới những tác dụng phụ kèm theo, tránh lạm dụng lâu ngày dẫn tới nhiều tác dụng trái ngược.
- Thuốc giảm đau: Các bác sĩ có thể chỉ định các sản phẩm giúp giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay dựa theo vị trí và cấp độ bệnh. Một số sản phẩm thường gặp như thuốc nhóm NSAID, thuốc paracetamol, aspirin hoặc tiêm steroid…
- Thuốc giãn cơ: Trong trường hợp bệnh nhân không có phản ứng với các sản phẩm giảm đau tại chỗ, có thể xem xét sử dụng thuốc giãn cơ. Những sản phẩm này giúp giảm áp lực tại dây thần kinh tủy sống, gây tê tạm thời và giảm đau thông qua việc giãn cơ vân.
- Thuốc bổ hệ thần kinh: Các sản phẩm bổ sung vitamin nhóm B (B6, B1, B12) có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu, dưỡng chất tới các chi. Từ đó giúp cho việc vận động trở nên dễ dàng hơn.
- Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới: Nếu quá trình xét nghiệm cho thấy nguy cơ biến chứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Bạn có thể tham khảo các biện pháp ít xâm lấn, sử dụng công nghệ cao như nội soi lấy nhân, nội soi hút nhân, sử dụng laser, sóng radio cao tần…
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng mẹo dân gian
Sử dụng mẹo dân gian giúp người bệnh giải quyết nỗi lo về tác dụng phụ do thuốc Tây. Nhưng với dược tính mang lại không cao, nên hầu hết các bài thuốc chỉ mang tính hỗ trợ.
- Chườm nóng/chườm lạnh: Sự tác động của nhiệt độ có thể làm giảm áp lực lên dây thần kinh, giảm đau trong thời gian ngắn. Khi cảm giác nhức mỏi xuất hiện bất chợt, bạn có thể chườm đá hoặc khăn ấm lên chỗ bị thoát vị. Tiến hành nhiều lần cho đến khi cơ thể cảm thấy dễ chịu.
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá đinh lăng: Sử dụng phần lá của cây đinh lăng, thái nhỏ phơi khô và đun lấy nước uống hằng ngày có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, trừ phong thấp, tăng cường sức đề kháng.
- Trị thoát vị bằng lá lốt: Bạn chỉ cần làm sạch lá lốt, thái nhỏ và sao khô cùng với muối hạt trên chảo nóng. Đảo đều tay cho đến khi các nguyên liệu chuyển sang màu vàng thì bọc lại trong khăn và chườm lên vùng bị đau nhức.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đưa ra đã giúp người đọc có được câu trả lời cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, có chữa được không. Qua đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!