Thói quen sinh hoạt không lành mạnh đi kèm với áp lực công việc khiến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm tăng mạnh và dần trẻ hóa trong thời gian gần đây. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí gây bại liệt. Vậy, thoát vị đĩa đệm có chữa được không và cách điều trị chính xác là gì?
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Thoát vị đĩa đệm được hiểu là tình trạng đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các dây thần kinh gây cảm giác đau nhức. Thoát vị đĩa đệm khởi phát từ nhiều nguyên nhân, từ nội sinh đến ngoại sinh, điển hình phải nhắc đến như do lão hóa, chấn thương, thói quen sinh hoạt, đặc tính công việc…
Thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn bao gồm phình đĩa đệm, lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm thực thụ và cuối cùng là thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Khi bệnh tiến triển về những giai đoạn sau sẽ khiến tỷ lệ chữa khỏi dần suy giảm kéo theo đó là sự xuất hiện của nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, yếu cơ, rối loạn vận động, bại liệt vĩnh viễn…
Như vậy, có thể nói việc thoát vị đĩa đệm có chữa được không phụ thuộc rất lớn vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể, ở giai đoạn nhẹ, bao xơ đĩa đệm chưa rách, nhân nhầy chưa thoát ra ngoài (lồi đĩa đệm) thì người bệnh có thể thông qua các phương pháp chữa trị, bảo tồn để phục hồi chức năng đĩa đệm. Theo thống kê, nếu được điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ thành công ở trường hợp này lên tới 95%.
Tuy nhiên, khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, phần lớn nhân nhầy đã thoát ra và đè nén lên các dây thần kinh đồng nghĩa với việc rất khó để người bệnh có thể điều trị bệnh triệt để ngay cả khi đã thực hiện can thiệp ngoại khoa. Do đó, việc sớm thực hiện khám, chữa bệnh là điều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm chính xác
Thoát vị đĩa đệm gây cảm giác đau nhức dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng. Hơn nữa, việc không sớm có biện pháp can thiệp còn khiến người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng khó lường, trong đó nghiêm trọng nhất là bại liệt. Vậy đâu là cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn?
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Đây là bước đầu tiên trong quá trình thăm, khám bệnh, được sử dụng nhằm đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh để từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất. Trong đó, các cách được sử dụng trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm như sau:
- Dựa trên tiền xử bệnh lý: Bác sĩ sẽ dựa trên các bệnh lý mà người bệnh đã mắc trước đó để khoanh vùng các vấn đề có thể là nguyên nhân làm khởi phát thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo tính trung thực trong việc khai báo các thông tin liên quan đến sức khỏe, bệnh lý của mình.
- Kiểm tra thực thể: Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát người bệnh thực hiện các động tác như cúi người, giơ chân, xoay người, đi lại… để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Sử dụng phương pháp kiểm tra hình ảnh: Một số cách chẩn đoán lâm sàng thông qua hình ảnh thường dùng là chụp X – Quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính, chụp bao rễ thần kinh…
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh
Dựa trên kết quả kiểm tra, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm riêng biệt, có thể là điều trị nội khoa dùng thuốc hoặc thực hiện can thiệp ngoại khoa.
Thông thường, điều trị nội khoa được sử dụng với các trường hợp bệnh nhẹ thông qua việc sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau, tiêu biểu là Paracetamol, Meloxicam, Piroxicam, Opioids…
- Thuốc giảm đau thần kinh, ví dụ như Pregabalin, Gabapentin…
- Nhóm thuốc giãn cơ như Eperisone…
- Thuốc tiêm Corticoid thường được dùng để tiêm quanh rễ thần kinh hoặc tiêm ngoài màng cứng.
Thuốc Tây giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn nhưng lại dễ gây ra các phản ứng tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh không được lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc không được kê đơn.
Ở trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật, tác động trực tiếp lên đĩa đệm để loại bỏ các tổn thương. Tuy nhiên, đĩa đệm, cột sống là khu vực có nhiều dây thần kinh nên việc phẫu thuật tại đây tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Do đó, để thực hiện phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.
Đông y trong điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Thuốc Đông y chữa bệnh theo cơ chế chậm mà chắc, thuốc đi vào gốc rễ, căn nguyên gây bệnh giúp bệnh “một đi không trở lại”. Ngoài ra, các vị thuốc Đông y còn giúp bồi bổ can thận, giúp hệ thống các đốt sống đĩa đệm chắc khỏe từ bên trong.
Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y đem lại công dụng cao, được nhiều người tin tưởng sử dụng là:
- Bài thuốc chữa bệnh thể hàn thấp bao gồm 9g độc hoạt – xuyên ô – cát căn – quế chi – ma hoàng, 6g cam thảo và 3g tế tân. Người bệnh cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc, nước thuốc được chia thành 3 phần và dùng sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.
- Bài thuốc trị khu phong, hóa thấp bao gồm 9g cỏ xước – đảng sâm – xuyên khung – độc hoạt, 3g tế tân – cam thảo, 12g tần giao, 15g thạch chi và 18g tang ký sinh. Người bệnh cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc cùng 1 lít nước, liều lượng mỗi ngày 1 thang. Lưu ý, để đảm bảo hiệu quả sử dụng, nước thuốc sau khi sắc được dùng luôn trong ngày.
Lưu ý, thuốc Đông y phát huy công dụng khá chậm vì vậy đòi hỏi thời gian chữa trị lâu. Trong đó, mức độ phát huy công dụng sẽ có sự khác biệt nhất định tùy theo cơ địa, khả năng hấp thụ thuốc ở mỗi người.
Ngoài ra, bài thuốc Đông y được xây dựng dựa trên căn nguyên và tình trạng bệnh cụ thể. Do đó, người bệnh chỉ nên bốc thuốc theo đơn sau khi đã tiến hành thăm khám tại các phòng khám, nhà thuốc Đông y.
Bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm an toàn
Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm đã được cha ông ta phát triển, gìn giữ qua nhiều đời. Các mẹo dân gian này sở hữu ưu điểm tiết kiệm, đơn giản, lành tính và mang đến hiệu quả điều trị lâu dài.
Một số bài thuốc dân gian người bệnh có thể tham khảo là:
- Sử dụng lá mật gấu: Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá mật gấu tươi, rửa sạch, có thể ngâm cùng nước muối để loại bỏ vi khuẩn sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn. Tiếp theo, người bệnh trộn lá mật gấu đã được xay nhuyễn với 1 lon bia, hỗn hợp tạo thành được sử dụng để uống ngay sau đó. Để đạt hiệu quả điều trị cao, người bệnh nên duy trì thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày.
- Sử dụng cây hầu vĩ tóc: Người bệnh đem sắc 30g hầu vĩ tóc trong vòng 20 phút, nước thuốc được chia thành 3 phần và được sử dụng luôn trong ngày.
Lưu ý, mẹo chữa thoát vị đĩa đệm dân gian chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát hoặc được sử dụng song song với những phương pháp chữa bệnh khác.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm
Một số vấn đề cần lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm là:
- Không mang, vác vật nặng, làm việc quá sức khiến đĩa đệm chịu tổn thương.
- Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp song song với thực hiện các bài tập tốt cho cột sống, xương khớp như bài tập gập gối, bài tập giãn cơ…
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp cung cấp độ ẩm cho đĩa đệm từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục của đĩa đệm.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe xương khớp như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán hoặc các loại chất kích thích có hại.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị, trong trường hợp thấy xuất hiện các vấn đề bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.
Thoát vị đĩa đệm mặc dù không phải bệnh nan y nhưng có thể khiến người bệnh đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng các thông tin chi tiết được nêu ở trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm có chữa được không và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!