Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trào ngược dạ dày có thể gây khó thở, tức ngực, đặc biệt sau khi ăn hoặc nằm. Tình trạng này tuy phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy tìm hiểu về mối liên hệ này và cách phòng ngừa để bảo vệ bản thân.

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở?

Trào ngược dạ dày gây khó thở là dấu hiệu cho thấy căn bệnh của bạn đã tiến triển nặng, có thể liên quan đến các bệnh lý như co thắt phế quản, viêm phổi hít và các biến chứng hô hấp nghiêm trọng khác.

Có nhiều nguyên nhân gây khó thở do trào ngược dạ dày. Trong đó, các nguyên nhân có thể xuất phát từ cơ chế phản xạ tự nhiên hoặc sự tổn thương của đường hô hấp:

  • Khi axit dạ dày trào ngược, đường thở thắt chặt lại như một cơ chế phòng vệ để ngăn axit đi vào phổi. Phản xạ này của hệ thần kinh và cơ quan hô hấp gây ra khó thở.
  • Axit dạ dày trào ngược lên thực quản, xâm nhập vào đường dẫn khí, lâu ngày gây ra viêm loét và sẹo gây khó thở.
Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày làm khó thở là tình trạng không thể coi thường. Người bệnh nên thăm khám và điều trị kịp thời để cải thiện. Bởi nếu không được điều trị đúng phương pháp, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Các vấn đề về hô hấp

Trào ngược dạ dày gây khó thở thưởng đi kèm các bệnh hô hấp như: ho, đau họng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Các biến chứng này dù không quá nghiêm trọng nhưng khó điều trị triệt để, dễ tái phát, vì thế người bệnh không nên coi thường.

Làm trầm trọng tình trạng bệnh hen suyễn

Trào ngược dạ dày không phải là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn nhưng nó lại là tác nhân khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy mà những người bị trào ngược dạ dày có bệnh lý nền hen suyễn sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng khó thở do những cơn hen xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Viêm phổi hít

Viêm phổi hít là một trong những biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày. Biến chứng viêm phổi hít xảy ra do axit dạ dày trào ngược đi vào phổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm phổi.

Khi bị viêm phổi hít, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho có đờm, khó thở… Tình trạng viêm phổi hít rất dễ xảy ra ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm phổi hít
Vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây viêm phổi hít

Barrett thực quản

Khi trào ngược dạ dày gây khó thở xảy ra, bệnh nhân có thể gặp phải một biến chứng khác là barrett thực quản. Đây là tình trạng mô thực quản bị tổn thương, tế bào lót và màu sắc tại vùng tấp thực quản bị thay đổi do phải tiếp xúc thường xuyên với axit dạ dày trào ngược. Người bị barrett thực quản có nguy cơ mắc phải ung thư thực quản cao hơn rất nhiều.

Viêm loét thực quản

Viêm thực quản là biến chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Tình trạng axit trào ngược thường xuyên khiến niêm mạc bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Viêm thực quản lâu ngày sẽ gây loét nếu không được điều trị đúng cách.

Viêm thực quản có triệu chứng là nóng rát và đau ở thực quản khi nuốt, khiến cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.

Hẹp thực quản

Khó thở vì trào ngược dạ dày cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng hẹp thực quản. Hẹp thực quản xảy ra nếu tình trạng viêm loét thực quản không được điều trị kịp thời mà kéo dài và tái diễn thường xuyên. Khi đó, các tổn thương tại niêm mạc thực quản sẽ để lại sẹo khiến thực quản co hẹp lại.

Ung thư thực quản

Biến chứng nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày chính là ung thư thực quản. Tỷ lệ người trào ngược dạ dày bị ung thư thực quản là ⅕.

Trào ngược dạ dày có thể gây ung thư thực quản
Trào ngược dạ dày có thể gây ung thư thực quản

Ung thư thực quản xảy ra khi bệnh trào ngược dạ dày không được điều trị đúng cách và triệt để. Những tổn thương lâu dài và tái đi tái lại sẽ dẫn đến ung thư. Đây là lý do mà chúng ta không thể coi thưởng căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Triệu chứng của ung thư thực quản là khàn tiếng, khó nuốt, sụt cân đột ngột và bất thường.

Trào ngược dạ dày gây khó thở phải làm sao?

Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm trên, việc điều trị sớm trào ngược dạ dày gây khó thở là vô cùng cần thiết. Khi có dấu hiệu khó thở, bệnh nhân cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng giải quyết phù hợp. Người bệnh luôn có 2 lựa chọn là điều trị bằng Đông y hoặc Tây y, kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.

Sử dụng thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở

Khi bị trào ngược dạ dày khó thở, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và được kê thuốc điều trị. Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định như:

  • Thuốc kháng axit: Thuốc phục hồi vùng thực quản bị tổn thương và hạn chế những ảnh hưởng về đường hô hấp như khó thở, viêm họng, viêm phế quản,…
  • Thuốc ức chế giải phóng H2: Thuốc giảm bài tiết axit trong dạ dày, bạn tham khảo một số thuốc như Cimetidin, Nizatidine, Famotidine
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc tác dụng ức chế axit trong dạ dày và phục hồi vùng thực quản  bị tổn thương

Người bệnh lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị trào ngược dạ dày để uống vì sử dụng thuốc không đúng liều lượng có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe.

Với trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, nguyên nhân gây khó thở là do tắc nghẽn đường thở hoặc các biến chứng nguy hiểm khác bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà, đặc biệt là việc điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt là biện pháp kết hợp gần như bắt buộc cùng với việc sử dụng thuốc khi điều trị bệnh dạ dày. Còn việc luyện tập các bài tập thở đặc biệt hữu ích trong khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở.

Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nếu muốn khỏi bệnh và không bị tái phát thì phải xây dựng được thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học:

  • Quá đói hoặc quá no đều gây ra tăng tiết axit dạ dày. Vì vậy người bệnh nên đảm bảo ăn uống điều độ, đúng bữa.
  • Thay vì chỉ ăn 3 bữa, người bệnh có thể giảm lượng thức ăn trong bữa chính và thêm vào các bữa phụ để giúp giảm tải gánh nặng tiêu hóa thức ăn cho dạ dày.
  • Tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho điều trị trào ngược dạ dày như: rau xanh, thịt ngan, thịt lợn, các loại đậu, bánh mì, trứng, yến mạch.
  • Giảm các loại thực phẩm có hại không nên ăn: thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, đồ chua, đồ ngọt, món chiên xào, đồ ăn chế biến sẵn và thực phẩm có chứa chất kích thích.
  • Ưu tiên các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như các món hầm, cháo, soup.
  • Uống đủ nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày để hỗ trợ trung hòa axit dạ dày.
  • Không vận động mạnh hoặc đi nằm ngay sau khi ăn để chức năng tiêu hóa vận hành thông suốt.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh thức khuya rất có hại cho dạ dày.
  • Cố gắng thư giãn, tận hưởng cuộc sống, sức khỏe tinh thần tốt hỗ trợ tích cực cho điều trị trào ngược dạ dày.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể vì thừa cân là một yếu tố không tốt cho chứng trào ngược dạ dày.

Luyện tập các bài tập thở

Các bài luyện tập thở là biện pháp hữu ích để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở
Các bài luyện tập thở là biện pháp hữu ích để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở

Ngoài việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập thở hữu ích nhằm đẩy lùi tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở:

  • Hít thở chậm và sâu: giúp cải thiện hoạt động hô hấp, ngăn ngừa triệu chứng khó thở. Bạn có thể tự thực hiện bài tập thở này khoảng 5-10 phút mỗi ngày hoặc tìm đến phương pháp tập thở chuyên nghiệp hơn với yoga hoặc thiền.
  • Tập yoga hoặc thiền: áp dụng phương pháp hít thở chậm và sâu bài bản và khoa học. Bạn nên tìm đến các lớp học để được hướng dẫn thực hiện đúng phương pháp mới đem lại hiệu quả cao.
  • Thở bằng cơ hoành: bài tập này giúp lấy hơi thở lành mạnh. Thực hiện bằng cách ngồi thoải mái, thả lỏng và hít thở bình thường. Sau đó, tập hít sâu vào cơ hoành sao cho bụng phình ra mà cơ ngực vẫn giữ nguyên. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đặt tay lên bụng và ngực trong khi tập hít thở.

Lời khuyên chuyên gia khi bị trào ngược dạ dày gây khó thở

Các chuyên gia nhận định rằng, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở cần được can thiệp kịp thời và điều trị đúng phương pháp để không gây nguy hiểm tới tính mạng.

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh cần tiến hành thăm khám thường xuyên, định kỳ để kiểm soát bệnh, không để bệnh tiến triển nặng gây khó thở mới tìm đến bác sĩ.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp điều trị trào ngược dạ dày triệt để
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp điều trị trào ngược dạ dày triệt để

Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ Nguyễn Thu Hà (bệnh viện Đại học Y Hà Nội) về chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản:

Chế độ ăn uống:

  • Các loại thực phẩm có lợi nên ăn: cá hồi, cá ngừ, rau xanh, đậu, hạt điều, hạt hạnh nhân, ngũ cốc, trứng, dưa hấu, táo, sữa chua….
  • Các loại thực phẩm có hại nên hạn chế: các loại thịt đỏ giàu cholesterol, socola, sữa, đồ uống có ga, cà phê, nước cam, nước chanh…

Lối sống: ăn ngủ điều độ, giảm cân, tập thể dục, không uống rượu bia, không hút thuốc lá.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của trào ngược dạ dày gây khó thở. Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và xây dựng thói quen sống lành mạnh là cách để đẩy lùi căn bệnh trào ngược dạ dày, không để cho những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Đừng bỏ lỡ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Trào ngược dạ dày gây khó thở là dấu hiệu cho thấy căn bệnh của bạn đã tiến triển nặng, có thể liên quan đến các bệnh lý như co thắt phế quản, viêm phổi hít và các biến chứng hô hấp nghiêm trọng khác. Có nhiều nguyên nhân gây khó thở do trào ngược dạ dày. Trong đó, các nguyên nhân có thể xuất phát từ cơ chế phản xạ tự nhiên hoặc sự tổn thương của đường hô hấp.

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Theo đó, nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế là rất quan trọng để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu là bệnh lý phổ biến khi mang thai, mẹ bầu khó chịu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Trong bài viết dưới đây Tapchidongy.org sẽ cung cấp thông tin các bài thuốc điều trị cũng như những biểu hiện của bệnh.  Định nghĩa Trào ngược dạ dày, hay còn gọi là...
Khám và điều trị trào ngược dạ dày ở đâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bởi lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ tay nghề cao giúp điều trị bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn. Bài viết dưới đây cung cấp Top 11+ cơ sở y tế giúp người bệnh năm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan