Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trào ngược dạ dày ở bà bầu là bệnh lý phổ biến khi mang thai, mẹ bầu khó chịu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Trong bài viết dưới đây Tapchidongy.org sẽ cung cấp thông tin các bài thuốc điều trị cũng như những biểu hiện của bệnh. 

Định nghĩa

Trào ngược dạ dày, hay còn gọi là ợ nóng, là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra cho người bệnh cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng. Hiện tượng này khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố và áp lực từ tử cung đang lớn dần lên dạ dày.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở bà bầu

Hiện tượng trào ngược dạ dày xuất hiện khi van nối giữa dạ dày và thực quản giãn nở rộng dẫn đến tình trạng suy yếu chức năng. Axit trong dạ dày “lợi dụng kẽ hở” đó rò rỉ lên trên.

Trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu xuất phát do đâu?
Trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu xuất phát do đâu?

Bệnh trào ngược dạ dày không chừa một ai, nhưng phổ biến ở hơn cả là trẻ em hệ miễn dịch kém và phụ nữ mang thai. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở bà bầu là do:

  • Sự phát triển của thai nhi: Kích thước và cân nặng của thai nhi phát triển mỗi ngày cùng với sự dãn nở ở cổ tử cung đã tạo áp lực lớn đè lên cơ vòng thực quản và dạ dày. Từ đó gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu. Thời kỳ cuối của thai kỳ là giai đoạn có nguy cơ mắc phải bệnh này cao nhất.
  • Nhiễm khuẩn vi khuẩn HP: Hầu hết các căn bệnh liên quan đến dạ dày đều do HP gây ra, bao gồm cả bệnh axit trào ngược. Thực ra, HP đã “ngự trị” sẵn trong cơ thể chúng ta nhưng với số lượng không nhiều, không có khả năng gây hại. Tuy nhiên, khi mang thai, hệ miễn dịch suy giảm tạo cơ hội cho vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ và gây nên bệnh.
  • Hormone thay đổi: Cơ vòng thực quản mềm giãn do axit trong dạ dày lợi dụng “kẽ hở” từ sự giãn của cơ vòng thực quản. Hiện tượng này xảy ra do lượng lượng Hormone Progesterone được “sản xuất” nhiều hơn khi mang thai.
  • Trang phục bó sát: Việc mặc các trang phục ôm sát cơ thể, đặc biệt ở vùng bụng là điều “tối kỵ”. Các mẹ bầu nên tránh vì đây là một trong những mầm mống phát sinh nên bệnh.
  • Stress, lo âu: Cortisol được sản sinh nhiều hơn khi trạng thái căng thẳng kéo dài, chất này lại kích thích sản xuất axit và giảm chức năng hoạt động của van cơ thắt dưới thực quản. Gây nên tình trạng axit bị dư thừa và trào ngược lên trên.
  • Cân nặng tăng: Tăng cân trong quá trình mang thai, gây áp lực nên thực quản và dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Dù là các bà mẹ đang mang thai, sinh viên, người lao động hay bất kỳ ai nếu có thói quen ăn uống “gấp gáp”, nằm sau khi ăn,… cũng sẽ trở thành đối tượng của căn bệnh này.

Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, mẹ bầu rất dễ mắc phải những căn bệnh này do một số các yếu tố như:

  • Có tiền sử mắc bệnh thoát vị Hiatal hoặc hen suyễn
  • Trước đây đã từng mắc bệnh trào ngược dạ dày
  • Bổ sung sắt sai cách
  • Thói quen hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá bị động
  • Đang sử dụng các loại thuốc tân dược như: thuốc chống dị ứng, thuốc NSAIDs, thuốc trị cao huyết áp,…
Đâu là những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày?
Đâu là những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày?

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày bà bầu

Khi bị trào ngược dạ dày, thai phụ có một số biểu hiện dưới đây:

  • Ợ nóng, ợ chua, đầy hơi: Sự ăn mòn axit trong dạ dày gây nên cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị và “lan tỏa” đến cổ họng. Cùng với đó là tình trạng ợ chua, ợ nóng và ợ hơi. Nếu bạn cảm nhận được vị chua axit trong miệng, điều này chứng tỏ bệnh đang “hoành hành dữ dội”.
  • Nôn ói, buồn nôn: Ban đêm là thời điểm mà biểu hiện này thường xuất hiện vì lúc này, hệ thần kinh cảm giác hoạt động mạnh cộng với vị trí dạ dày gần như ngang bằng với thực quản khi mẹ bầu nằm. Đã tạo môi trường thuận lợi cho axit xâm nhập lên trên gây nên cảm giác buồn nôn ở miệng và niêm mạc họng.
  • Khó nuốt thức ăn: Niêm mạc thực quản bị sưng tấy, phù nề khiến đường di chuyển thức ăn bị thu hẹp lại. Vì vậy mà mẹ bầu luôn cảm thấy cổ họng có “chướng ngại vật” gây vướng víu khi nuốt thức ăn.
  • Tiết nước bọt nhiều: Đây là hiện tượng cơ thể sẽ phản xạ lại khi axit trào ngược để giảm nồng độ và trung hòa lượng axit trong khoang miệng.
  • Tức ngực, đau thượng vị: Khi axit tiếp xúc, các đầu mút ở thực quản chịu tác động kích thích mạnh gây nên cảm giác đau nhức ở vùng thượng vị và khó chịu ở vùng ngực do bị đè nén.
  • Ho và khàn tiếng: Dây thanh quản sẽ bị tổn thương và phù nề do hiện tượng ăn mòn khi tiếp xúc với axit. Giọng nói của mẹ bầu từ đó cũng có ảnh hưởng trực tiếp, khàn tiếng hay thậm chí là mất tiếng. Đồng thời, khi dịch tràn xuống thanh phế quản sẽ kích thích ngứa họng và gây nên các cơn ho “dai dẳng”.

Ngoài ra, mẹ bầu xuất hiện triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, nấc cụt nhiều,…

Đối tượng bà bầu dễ bị trào ngược dạ dày

  • Bà bầu đang ở trong giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Bà bầu có tiền sử trào ngược dạ dày.
  • Bà bầu bị béo phì hoặc thừa cân.
  • Bà bầu có chế độ ăn uống không hợp lý (thực phẩm cay, chua, chứa caffeine).
  • Bà bầu bị căng thẳng, lo âu.
  • Bà bầu không hoạt động thể chất thường xuyên.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ khi có bầu bị trào ngược dạ dày là điều khá hiển nhiên vì nó là một trong triệu chứng khi mang thai. Về bản chất căn bệnh này không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm, kể cả các mẹ bầu đang trong thai kỳ.

Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách, trào ngược dạ dày sẽ diễn biến phức tạp và bệnh tình sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

  • Bé sẽ suy dinh dưỡng, thấp còi khi mẹ chán ăn và sụt cân do các triệu chứng nôn ói, buồn nôn “hoành hành” thường xuyên.
  • Trào ngược thường xảy ra vào ban đêm khiến mẹ mất ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
  • Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: chảy máu thực quản, viêm phổi, niêm mạc thực quản, ung thư thực quản, viêm tai, viêm xoang, loét dạ dày,… Những căn bệnh này cực kỳ khó chữa nên đã lỡ “tương phùng”.

Vì vậy hãy liên hệ ngay đến bác sĩ nếu bạn gặp những biểu hiện bất thường sau đây:

  • Đau đầu, sốt cao, chóng mặt
  • Đi ngoài hoặc nôn ra máu
  • Sụt cân “không phanh”
  • Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu phổ biến trở trên nặng hơn hoặc kéo dài không khỏi.

Chẩn đoán

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán trào ngược dạ dày dựa trên các triệu chứng bạn mô tả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ có thể đề nghị các xét nghiệm sau để loại trừ các vấn đề khác:

  • Nội soi dạ dày: Sử dụng một ống soi có gắn camera để quan sát trực tiếp thực quản và dạ dày.
  • Theo dõi pH thực quản: Đo lường mức độ axit trong thực quản trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Xét nghiệm barium: Uống một dung dịch barium để giúp bác sĩ nhìn thấy rõ hơn đường tiêu hóa trên phim X-quang.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu bạn gặp các triệu chứng trào ngược dạ dày thường xuyên hoặc nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Đặc biệt, nếu bạn có các triệu chứng sau, cần được thăm khám ngay lập tức:

  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài phân đen hoặc có máu
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đau ngực dữ dội

Cách chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu

Hiện nay có rất nhiều cách chữa trào ngược dạ dày, nhưng không phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng cho mẹ bầu. Mẹ bầu tham khảo các phương pháp điều trị đảm bảo an toàn cho mẹ và bé dưới đây.

Phương pháp dùng thuốc Tây y

Đây là cách trị trào ngược dạ dày cho bà bầu không được khuyến khích sử dụng vì các tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bệnh tình trở nặng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi thì thuốc Tây là phương án cuối cùng nên tìm đến.

4 nhóm thuốc tây thường được dùng để chữa các triệu chứng trào ngược dạ dày:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc ở dạ dày: Misoprostol, Sucralfat, Rebamipide
  • Thuốc kháng axit: Natri bicarbonat, các muối Magie, Nhôm hydroxit
  • Thuốc ức chế bơm Proton: Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole
  • Thuốc anti H2: Ranitidin, Nizatidine, Cimetidine, Famotidin

Để trị trào ngược dạ dày cho bà bầu, thông thường bác sĩ sẽ ưu tiên nhóm thuốc kháng axit. Nhóm thuốc này được đánh giá là khá an toàn và không chống chỉ định mẹ bầu. Tuy nhiên, các thành phần như Magnesium Trisilicate và Sodium Bicarbonate trong nhóm kháng axit bắt buộc các mẹ bầu cần phải tránh sử dụng.

Mẹ bầu cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình sử dụng thuốc Tây, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc tránh tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các bài thuốc Đông y – Giải pháp thích hợp cho mẹ bầu bị trào ngược

Mẹ bầu có thể tham khảo bài thuốc Đông y dưới đây có tác dụng giảm triệu chứng trào ngược axit rất hiệu quả, bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc đông y điều trị trào ngược dạ dày “dứt điểm” buồn nôn, nôn mửa

Nôn mửa, buồn nôn đã trở thành ác mộng của các mẹ bầu khi trào ngược dạ dày “hoành hành”. Để trị “dứt điểm” cảm giác buồn nôn, các nguyên liệu như can khương, nhân sâm, thục tiêu,… nên được dùng trong bài thuốc này.

Khi sử dụng bài thuốc này, mẹ bầu không chỉ giảm được các triệu chứng mà còn cải thiện được cơ chế hấp thụ dưỡng chất.

  • Nguyên liệu: 15g nhân sâm, 100g di đường, 10g thục tiêu, 30g can khương
  • Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu đến khi còn 300ml nước, chắt lấy nước thuốc và chia thành 4 phần cho 4 lần uống.
  • Liều lượng: 2 lần/ ngày, 1 thang thuốc/ 2 ngày

Bài thuốc đông y chữa khỏi trào ngược dạ dày cho bà bầu “dứt điểm” ợ chua, ợ hơi

Các nguyên liệu trần bì và thanh bì trong bài thuốc có tác dụng tiêu thực, điều khí và làm hơi thở thơm mát. Từ đó giảm được triệu chứng và đẩy lùi nguy cơ gây nên các bệnh nghiêm trọng như viêm thanh quản mãn tính, viêm amidan,…

  • Nguyên liệu: 12g bối mẫu, 20g thược dược, 20g đan bì, 8g thanh bì, 10g trần bì, 16g trạch tả
  • Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu đến khi còn 250ml nước, chắt lấy nước thuốc và chia thành 5 phần cho 5 lần uống.
  • Liều lượng: 5 lần/ ngày, 5 thang thuốc/ lần

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh điều trị, thai phụ thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh hiệu quả.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Mẹ bầu cần chú ý những hoạt động sinh hoạt hằng ngày để giảm tác động của các triệu chứng:

  • Giữ dáng đứng và ngồi thẳng lưng
  • Không cúi xuống hay ngồi sụp xuống một cách đột ngột
  • Mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi
  • Gối ngủ kê cao để tránh những cơn trào axit
  • Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động nhẹ
  • Không hút thuốc hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá
  • Tránh thức quá khuya hoặc “nướng” quá trưa
  • Duy trì đồng hồ sinh học lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách trị trào ngược dạ dày ở bà bầu
Chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách trị trào ngược dạ dày ở bà bầu

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học 

Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học để “đẩy lùi” các dấu hiệu bệnh.

Bạn có thể tham khảo một số thói quen ăn uống lành mạnh dưới đây:

  • Chia ba bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhằm giảm áp lực tiêu hóa lên dạ dày
  • Ăn đúng giờ và đầy đủ bữa
  • Ăn chín uống sôi và nhai kỹ khi ăn
  • Chỉ nên ăn vừa đủ no, không ăn quá mức cơ thể tiêu thụ
  • Tránh ăn thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, tiêu ớt, rượu bia,…
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn tẩm nhiều gia vị và thực phẩm chế biến sẵn
  • Nên kiêng thực phẩm chứa nhiều axit như xoài, cam, quýt, dưa muối,.. (sữa chua vẫn dùng được)
  • Không nên ăn quá khuya, nên ăn trước 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ
  • Tăng cường tiêu thụ rau xanh và các loại hoa quả tươi, trái cây
  • Tránh vận động mạnh khi vừa mới ăn xong và cũng không nên nằm ngay. Đi lại nhẹ nhàng để đường ruột dễ tiêu hóa.

Kiểm soát căng thẳng

Việc kiểm soát stress là một trong những cách làm giảm trào ngược dạ dày ở bà bầu rất hiệu quả mà các mẹ nên áp dụng. Nếu để tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến lượng axit trong dạ dày tiết ra càng nhiều.

Lối suy nghĩ tích cực, lạc quan là yếu tố quan trọng quyết định không nhỏ đến hiệu quả chữa trị các bài thuốc. Giữ tâm trạng thoải mái với những bài tập thiền, tập yoga hay nghe nhạc, đọc báo,… Đặc biệt, việc tâm lý thoải mái, lạc quan còn giúp hạn chế nguy cơ trầm cảm sau khi sinh

Giải tỏa căng thẳng giảm các triệu chứng đau dạ dày
Giải tỏa căng thẳng giảm các triệu chứng đau dạ dày

Huyệt đạo

Trào ngược dạ dày là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bà bầu. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, việc áp dụng các huyệt đạo trong y học cổ truyền có thể giúp hỗ trợ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.

Nội quan (PC6)

Huyệt này có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, giảm nôn mửa, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả trào ngược dạ dày.

  • Vị trí: Nằm ở mặt trong cẳng tay, trên lằn chỉ cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn (khoảng 3 ngón tay).

Trung quản (CV12)

Là huyệt mộ của Vị, có tác dụng điều hòa chức năng dạ dày, giảm đau, giảm nôn mửa, ợ hơi, đầy bụng. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày, bao gồm cả trào ngược dạ dày và viêm dạ dày.

  • Vị trí: Nằm trên đường trung tuyến trước bụng, cách rốn 4 thốn (khoảng 6 ngón tay).

Túc tam lý (ST36)

Huyệt này có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm đau, giảm mệt mỏi. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả trào ngược dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, và táo bón.

  • Vị trí: Nằm ở mặt trước ngoài cẳng chân, dưới xương bánh chè khoảng 3 thốn (khoảng 4 ngón tay), cách bờ ngoài xương chày 1 khoát ngón tay.

Thần môn (HT7)

Huyệt này có tác dụng an thần, giảm đau, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về tâm lý và thần kinh, bao gồm cả mất ngủ, lo âu, và căng thẳng, những yếu tố có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược dạ dày.

  • Vị trí: Nằm ở phía xương trụ của cổ tay, trong chỗ lõm ở góc xương trụ, nơi gặp nếp gấp cổ tay.

Huyệt Tam Âm Giao (SP6)

Huyệt này có tác dụng điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm đau. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về phụ nữ, bao gồm cả rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, và các vấn đề trong thai kỳ, bao gồm cả trào ngược dạ dày.

  • Vị trí: Nằm ở mặt trong cẳng chân, trên mắt cá chân trong 3 thốn (khoảng 4 ngón tay), ngay sau bờ trong xương chày.

Lưu ý:

  • Việc bấm huyệt chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị y tế khác.
  • Trong quá trình mang thai, việc bấm huyệt cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng và thận trọng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp bấm huyệt nào.

Dược liệu

Trào ngược dạ dày là một vấn đề phổ biến mà nhiều bà bầu phải đối mặt trong thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để giảm thiểu triệu chứng và hỗ trợ điều trị, nhiều bà bầu tìm đến các dược liệu tự nhiên.

Lá bạc hà

Lá bạc hà chứa menthol, có tác dụng làm dịu cơ thể và giảm cơn co thắt ở dạ dày. Menthol cũng giúp làm mát niêm mạc thực quản, giảm cảm giác nóng rát do trào ngược.

  • Cách sử dụng:
    • Rửa sạch khoảng 10-15 lá bạc hà tươi.
    • Đun sôi 300ml nước trong khoảng thời gian là 10 phút.
    • Uống nước bạc hà khi còn ấm, có thể thêm một ít mật ong để tăng hương vị.

Lá tía tô

Lá tía tô có tính ấm, giúp cân bằng nhiệt độ trong cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Chúng cũng chứa các chất chống viêm giúp làm dịu dạ dày và thực quản.

  • Cách sử dụng:
    • Rửa sạch 10-20 lá tía tô tươi, giã nhuyễn.
    • Trộn với một ít nước ấm và lọc lấy nước.
    • Uống 1-2 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng trào ngược.

Lá lô hội

Lá lô hội (nha đam) có chứa nhiều enzym và vitamin, có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm.

  • Cách sử dụng:
    • Lấy gel lô hội từ 1-2 lá tươi.
    • Trộn gel với một ít nước để dễ uống.
    • Sử dụng 1-2 thìa gel lô hội mỗi ngày.

Lá khôi (khôi nhung)

Lá khôi có tính mát, giúp giảm đau và làm dịu cơn co thắt dạ dày. Chúng cũng có tác dụng thanh nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa.

  • Cách sử dụng:
    • Rửa sạch khoảng 20-30 lá khôi tươi.
    • Đun sôi 500ml nước trong khoảng thời gian là 15 phút.
    • Uống nước lá khôi khi còn ấm, có thể uống hàng ngày.

Lá gừng

Lá gừng có tác dụng chống buồn nôn và kích thích tiêu hóa. Chúng giúp làm ấm dạ dày và giảm cảm giác khó chịu.

  • Cách sử dụng:
    • Rửa sạch 10-15 lá gừng tươi, cắt nhỏ.
    • Đun sôi 300ml nước trong khoảng thời gian là 10 phút.
    • Uống nước gừng khi còn ấm, có thể thêm một ít mật ong hoặc chanh để tăng hương vị.

Những loại lá dược liệu trên đều có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Lời khuyên của bác sĩ điều trị trào ngược dạ dày

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản bà bầu mặc dù có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng bạn không cần quá lo lắng. Hầu hết các triệu chứng đều sẽ khỏi hẳn khi bé ra đời. Một vài trường hợp chủ quan, không điều trị kịp thời mới dẫn đến các diễn biến trầm trọng.

Mẹ bầu đặc biệt lưu ý không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa trị vì nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé. từ các loại thảo dược hay các bài thuốc Đông y, thuốc Tây y cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình điều trị, nếu các triệu chứng  tiến triển ngày một nặng hơn hoặc kéo dài quá lâu không khỏi, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng bệnh. Đồng thời, kết hợp thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm các triệu chứng khó chịu bạn nhé.

Bài viết trên đây đã mang đến những thông tin cần thiết về trào ngược dạ dày ở bà bầu mà chị em cần trang bị khi bước vào thời kỳ thai nghén. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ và tránh được tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Đừng bở lỡ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Nội soi dạ dày xong bị đau họng, đau bụng là tình trạng không hiếm gặp. Đây là những vấn đề thường xảy ra do tác động của ống nội soi và thao tác chưa chuẩn xác của bác sĩ. Tình trạng này có nguy hiểm cho sức khỏe không và nên làm gì để khắc phục? Những thông tin...
Khám và điều trị trào ngược dạ dày ở đâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bởi lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ tay nghề cao giúp điều trị bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn. Bài viết dưới đây cung cấp Top 11+ cơ sở y tế giúp người bệnh năm...

Trào ngược dạ dày gây khó thở là dấu hiệu cho thấy căn bệnh của bạn đã tiến triển nặng, có thể liên quan đến các bệnh lý như co thắt phế quản, viêm phổi hít và các biến chứng hô hấp nghiêm trọng khác. Có nhiều nguyên nhân gây khó thở do trào ngược dạ dày. Trong đó, các nguyên nhân có thể xuất phát từ cơ chế phản xạ tự nhiên hoặc sự tổn thương của đường hô hấp.

Ợ hơi là tình trạng không khí ứ đọng trong dạ dày được đẩy ra khỏi cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là triệu chứng bệnh lý về hệ tiêu hóa, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không khoa học. Bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới...
Có rất nhiều người bệnh thắc mắc nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn? Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ với từng loại thuốc và tùy theo nguyên nhân của cơn đau sẽ có những cách uống khác nhau. Bạn cần tìm hiểu và cân...
Thuốc Dạ dày Trần Kim Huyền được nghiên cứu và bào chế theo bài thuốc Đông y gia truyền với công thức từ các loại thảo dược quý hiếm. Thuốc phát huy công dụng tuyệt vời cho người bệnh dạ dày giảm nhanh các triệu chứng. Dạ dày gia truyền Trần Kim Huyền được sự ủng hộ của đông đảo...
Viêm dạ dày ruột cấp là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra những triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hãy tìm hiểu về viêm dạ dày ruột cấp, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp Dạ dày và...
Nội soi dạ dày là thủ thuật Y khoa được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh thông qua nhiều quy trình và phương pháp khác nhau. Mặc dù thủ thuật rất phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân chưa biết thời gian thực hiện mất bao lâu, chi phí bao nhiêu tiền, có lây không? Tham khảo bài...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan