Nóng gan nổi mề đay là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, đây là hiện tượng mẩn ngứa, khó chịu khi chức năng của gan suy giảm. Tình trạng này rất dễ bị tái phát và gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của người bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết và nguyên của tình trạng này là gì? Có những biện pháp khắc phục nào hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết bên dưới đây.
Nóng gan là gì? Vì sao gây nên tình trạng nổi mề đay?
Hiện tượng nóng gan xảy ra khi chức năng gan bị suy giảm, việc đào thải độc tố lúc này sẽ không hoạt động được như bình thường. Những độc tố trong cơ thể lúc này sẽ tích tụ lại, gây nên hiện tượng uất tích tại bì, phát ban, mẩn ngứa.
Gan là một trong ngũ tạng của cơ thể, có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, đào thải độc tố. Nhiệm vụ chính của gan là thải độc, đào thải muối mật trong cơ thể, đồng thời giúp chuyển hóa thức ăn nhanh chóng.
Quá trình nghiền nát thức ăn ở dạ dày - ruột thường lọc ra được chất thải, độc tố và những tạp chất không mong muốn. Trong đó, độc tố và những tạp chất không mong muốn đều được gan thu nhận và chuyển hóa, bài trừ ra khỏi cơ thể qua 4 con đường: Đại tiện, Trung tiện, Tiểu tiện, Mồ hôi.
Tình trạng này sẽ gây nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời, đúng cách thì có thể chuyển thành thể mạn tính. Lúc này, chức năng gan dễ bị suy giảm trầm trọng hơn, dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và khắc phục đúng cách, hiện tượng nóng gan sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Biểu hiện của bệnh nhân bị nóng gan nổi mề đay
Khi gặp phải tình trạng nóng gan, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Khi độc tố tích tụ trong cơ thể quá lâu sẽ hình thành lên mụn nhọt, mẩn đỏ, mề đay và nếu không khắc phục sớm, tình trạng này sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
- Sẩn ngứa nốt li ti lan rộng: Bạn có thể nhận thấy trên da có sự xuất hiện của các nốt nhỏ li ti, thường có màu đỏ. Nếu ở mức độ nhẹ, các nốt chỉ xuất hiện ở vùng nhỏ và sau đó sẽ lan dần ra toàn bộ vùng da trong thời gian ngắn. Bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, khi làm việc sẽ không thể tập trung. Bạn nên hạn chế gãi để tránh làm tổn thương da và lây lan sang các vùng lân cận. Triệu chứng này sẽ càng nghiêm trọng nếu bạn thường xuyên ăn các đồ cay nóng, tiếp xúc với hóa chất và khi thời tiết thay đổi.
- Thay đổi màu sắc của da: Lượng sắc tố bilirubin ở những bệnh nhân bị nóng gan thường tăng cao, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng vàng da. Lúc này, bạn có thể quan sát lòng bàn tay, chân của mình có màu khác biệt so với bình thường.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu: Hơi thở của bệnh nhân bị nóng gan thường có mùi có chịu. Nguyên nhân là vì lúc này cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều ammonia. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy chán ăn, thường xuyên mệt mỏi do hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Màu sắc phân và nước tiểu bất thường: Phân và nước tiểu cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết đối với tình trạng sức khỏe của bạn. Đối với trường hợp nước tiểu có màu đậm, phân bạc màu rất có thể là bạn đang gặp phải tình trạng nóng gan.
- Quầng thâm xung quanh mắt, mỏi mắt: Khi có quầng thâm mắt, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nóng gan. Nếu vẫn ngủ đầy đủ mà lại xuất hiện tình trạng quầng thâm mắt, mỏi mắt thì cần phải lưu ý kiểm tra sức khỏe gan.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng gan?
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nóng gan, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
- Chế độ ăn uống không khoa học: Nếu không xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ dẫn tới tình trạng độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể, làm suy giảm chức năng của gan.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Việc thường xuyên thức đêm, chịu áp từ cuộc sống, công việc hằng ngày hay làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể suy nhược, làm ảnh hưởng tới các chức năng gan cấp tính hay còn gọi là tình trạng nóng gan.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp. Nếu lạm dụng thuốc rất có thể sẽ gây hại, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Các thành phần có trong thuốc sẽ gây hại tới gan và làm suy giảm chức năng của bộ phận này.
- Sử dụng chất kích thích: Nếu thường xuyên sử dụng chất kích thích chẳng hạn như rượu bia, thuốc lá,… sẽ khiến gan chịu áp lực lớn, gây tích tụ độc tố và gây nóng gan. Bạn nên hạn chế sử dụng để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe chung.
- Một số nguyên nhân khác: Khi thời tiết thay đổi, quá trình chuyển hóa của cơ thể tăng lên sẽ khiến các bộ phận trên cơ thể phải làm việc nhiều hơn, sinh ra nhiệt và làm nóng gan.
Nóng gan nổi mề đay điều trị như thế nào?
Dưới đây là các phương pháp điều trị tình trạng nổi mề đay do nóng gan hiệu quả mà bạn có thể áp dụng, cụ thể như sau:
Các phương pháp điều trị tại nhà
Có nhiều cách để giảm nóng gan và làm dịu triệu chứng nổi mề đay. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để cải thiện:
- Điều trị trực tiếp các nốt mẩn mề đay: Khi cảm thấy khó chịu, ngứa rát do da nổi mẩn. Có thể dùng khăn ấm để chườm lên vùng da này, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng khoai tây xay nhuyễn thành bột và đắp lên vùng da mẩn trong khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày cũng giúp cải thiện tình trạng này.
- Sử dụng phương pháp tự nhiên thải độc cơ thể: Bạn có thể tiến hành xông hơi toàn thân để loại bỏ độc tố trong cơ thể qua da. Kết hợp với các loại tinh dầu, loại lá thảo dược sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.
- Dùng chè xanh chữa nóng gan nổi mề đay: Chè xanh là một loại lá có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, mát gan và chống viêm hiệu quả. Bạn có thể hãm chè với nước nóng và sử dụng thay nước lọc, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Dùng rau má: Đây là loại rau đã rất quen thuộc với cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể sử dụng rau má để giã lấy nước cốt và uống. Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, lợi tiểu, chữa các bệnh mày đay, ngứa da, nóng gan, mụn nhọt…
- Sử dụng hoa atiso làm mát gan: Loại cây này có tính thanh nhiệt, tiêu độc, khi sử dụng trong thời gian dài sẽ giúp phục hồi chức năng của gan. Bạn có thể chuẩn bị atiso và đun cùng nước cho tới khi sôi được khoảng 10 phút. Lọc bỏ bã và sử dụng nước uống trong ngày.
Thuốc Tây y chữa nóng gan nổi mề đay
Nếu nổi mề đay xảy ra do suy giảm chức năng gan, bác sĩ thường kết hợp nhóm thuốc trị nổi mề đay với nhóm thuốc tăng cường chức năng gan gồm:
- Flumeciol, Methionine... Đây là nhóm thuốc tổng hợp giúp bảo vệ nhu mô gan, giúp gan khỏe hơn.
- Silymarin, Silibinin, Liverite Liver Aid… Đây là những thuốc có tác dụng bổ gan, tăng cường khả năng giải độc.
- Mega Liver, Hewel... Đây là nhóm thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện chức năng gan, bổ gan, giải độc.
- Thuốc kháng histamin H1, H2 trị nổi mề đay như Loratadine, Fexofenadine, Cetirizine, Doxepin… hay các loại thuốc bôi ngoài da.
Mặc dù nhóm thuốc này được kê toa cho người bệnh, nhưng cũng có một số tác dụng phụ như sau: Buồn ngủ, kích ứng da, lệ thuộc thuốc. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý điều trị mà cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
Đông y chữa nóng gan nổi mề đay
Nếu lo lắng về việc sử dụng thuốc Tây y sẽ có tác dụng phụ, bạn có thể dùng Đông y để chữa bệnh tận gốc. Dưới đây là các bài thuốc đã được lưu truyền nhiều đời để trị bệnh nóng gan nổi mề đay, mời bạn đọc tham khảo:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá mã đề khô 30g.
- Cách thực hiện: Làm sạch lá mã đề khô rồi cho vào nồi đun sôi để sử dụng uống trong ngày. Kiên trì dùng trong một thời gian có thể giúp bạn thải độc, thanh lọc trong cơ thể hiệu quả.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá cây biển súc khô (rau đắng): 20g.
- Cách thực hiện: Rửa sạch rau đắng và đun sôi với nửa lít nước cho tới khi cạn còn một nửa thì tắt bếp. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, nhất định để nhận thấy được sự thay đổi này.
Bài thuốc 3
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá cây chó đẻ (diệp hạ châu).
- Cách thực hiện: Chó đẻ đen rửa sạch, loại bó lá héo, khô và đun sôi cùng 300ml nước. Đun khoảng 30 phút để các dưỡng chất có thể tiết ra, lọc bỏ bã và uống thuốc trong ngày.
Lưu ý khi gặp tình trạng nổi mề đay do nóng gan
Dưới đây là những yếu tố mà bạn cần đặc biệt lưu ý để tình trạng bệnh sớm được cải thiện như sau:
- Uống đủ nước: Bạn cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giải độc, làm mát hiệu quả. Có thể kết hợp sử dụng cùng các loại hoa cúc, khổ qua hay chanh để tránh tình trạng nổi mụn nhọt.
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung thật nhiều chất xơ trong rau hay trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tăng cường các dưỡng chất cần thiết để phục hồi chức năng gan.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Ngủ đầy đủ giấc, tránh thức khuya và làm việc quá sức giúp cơ thể phục hồi và tái tạo chức năng.
- Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên vận động mỗi ngày 30 phút để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Kết luận
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được các thông tin chi tiết liên quan đến tình trạng nóng gan nổi mề đay. Những triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị hiệu quả. Hơn hết, bạn vẫn nên sớm thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín để nhận được lời khuyên và giải pháp khắc phục hợp lý nhất từ chuyên gia. Hy vọng những thông tin trên đây đã có thể giúp ích được cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!