Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau dạ dày ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến do hệ tiêu hóa bé chưa hoàn chỉnh sức đề kháng yếu vi khuẩn dễ xâm nhập làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng của bé không khoa học, căng thẳng kéo dài hay do di truyền cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở trẻ. Vậy triệu chứng đau dạ dày ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Bệnh đau dạ dày trẻ em là gì?

Dạ dày dày là bộ phận lớn nhất trong cơ quan tiêu hóa, nằm gừa tá tràng và thực quản. Với chức năng chứa và tiêu hóa thực phẩm. Đau dạ dày (đau bao tử) là khi lớp niêm mạc dạ dày tổn thương do yếu tố bên trong và bên trong.

Bệnh phổ biến ở mọi đối tượng trong đó đau dạ dày ở trẻ em khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Trẻ em bị đau dạ dày khi chức năng đường ruột bị rối loạn, thường xảy ra ở tràng đạo. Bệnh đau dạ dày ở trẻ em chia thành 2 giai đoạn:

  • Đau dạ dày cấp tính: Giai đoạn này dạ dày trẻ chưa bị tổn thương nhiều, các triệu chứng xuất hiện đột ngột. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do căng thẳng, chế độ dinh dưỡng hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Bệnh đau dạ dày mãn tính: Tình trạng đau dạ dày cấp tính kéo dài dẫn đến mãn tính, triệu chứng xuất hiện tần suất thường xuyên, cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, đau vùng thượng vị, cơn đau kéo dài âm ỉ và dữ dội. Cha mẹ cần đưa bé đi khám sớm để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra

Đau dạ dày ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ
Đau dạ dày ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ

Triệu chứng đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Khác với vị trí đau của người lớn, cơn đau của trẻ thường xung quanh rốn hoặc bên trên vùng rốn. Bên cạnh đó kèm một số biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em như:

  • Cơ thể bé mệt mỏi: Cơn đau thường xuyên xuất hiện cùng triệu chứng khác khiến cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn, không vận động, chậm phát triển.
  • Ăn không ngon miệng và chán ăn: Bé thường cảm giác khó chịu, ăn không ngon miệng
  • Chướng bụng khó tiêu, ợ hơi, ợ chua: Khi dịch vị gồm thức ăn, axit bị trào ngược lên kèm theo ợ hơi, ợ chua. Tình trạng bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng viêm loét dạ dày, viêm loét thực quản, xuất huyết dạ dày.
  • Đi ngoài ra máu và phân có màu đen: Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết khi đến 50% trường hợp mắc bệnh tiêu hoá đi ngoài ra máu và có phân đen
  • Trẻ bị thiếu máu: Lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn tổn thương mạch máu và xuất huyết. Một số bé bị thiết máu cấp tính và nặng.
Triệu chứng Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày ở trẻ em

Trẻ em là một trong những đối tượng phổ biến bị đau dày bởi hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng kém. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, một trong những nguyên nhân như:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): vi khuẩn Hp xâm nhập và phát triển quá mức tấn công và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn này gây ổ viêm loét, cơn đau cùng triệu chứng ợ hơi, ợ chua, cơ thể mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn
  • Chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng khoa học: Chế độ ăn của bổ sung chứa nhiều đồ ăn cay, đồ nướng, dầu mỡ, khó tiêu là nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày ở trẻ. Hoặc trẻ ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn, tổn thương niêm mạc và đau dạ dày.
  • Trẻ lo âu, căng thẳng mệt mỏi: Trẻ gặp áp lực trong học tập, thường xuyên lo âu căng thẳng khiến hệ tiêu hóa ảnh hưởng, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và đau dạ dày
  • Lạm dụng thuốc: Bậc phụ huynh cho bé uống thuốc sai liều lượng chỉ định, lạm dụng thuốc kháng sinh làm tổn thương dạ dày gây viêm loét, xuất hiện cơn đau và một số bệnh lý khác.
  • Yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu, trẻ có nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa  nếu cha mẹ đang mắc bệnh hoặc tiểu sử mắc bệnh. Do vậy, một số trẻ sinh ra có thể bị bệnh dạ dày bẩm sinh.

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ

Đau dạ dày ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Trẻ bị đau dạ dày không chỉ khiến bé mệt mỏi, chậm phát triển và ảnh hưởng đến cuộc sống của bé. Hơn nữa, cha mẹ chủ quan không điều trị sớm dẫn đến biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm loét dạ dày: Tình trạng đau dạ dày ở bé kéo dài, vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương viêm loét triệu chứng ợ hơi, ợ chua, cơn đau xuất hiện tần suất thường xuyên
  • Hẹp môn vị: Viêm loét dạ dày ở bé nghiêm trọng gây sưng và hẹp môn vị, Trẻ thường bị đau bụng mỗi khi nằm, buồn nôn,... dẫn đến bé chán ăn cơ thể mệt mỏi
  • Xuất huyết dạ dày: Lớp niêm mạc tổn thương nặng nề ảnh hưởng đến mao mạch máu dẫn đến xuất  huyết. Biến chứng này ít xảy ra ở trẻ, tuy nhiên cha mẹ không nên chủ quan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
  • Trào ngược dạ dày: Cơn đau dạ dày khiến axit trong dạ dày bài tiết nhiều hơn gây ra hiện tượng trào ngược.

Ngoài ra đau dạ dày còn dẫn đến biến chứng thủng dạ dày, ung thư dạ dày, viêm đường hô hấp, hẹp thực quản,...

Chẩn đoán đau dạ đày ở trẻ em

Để phòng tránh biến chứng, cha mẹ cần nhận biết biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em, đưa bé đến cơ sở làm chẩn đoán xét nghiệm:

Kiểm tra triệu chứng lâm sàng

Bác sĩ tiến hành hỏi mẹ về triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng này, từ đó tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho bé.

Xét nghiệm y khoa

Sau khi kiểm tra phòng tràng triệu chứng lâm sàng, bé được đưa xét nghiệm y khoa:

  • Nội soi dạ dày: Giúp xác định vị trí dạ dày bị tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Xét nghiệm phân: Giúp tìm ra nguyên  nhân gây bệnh và kiểm tra bé có bị mắc bệnh lý về đường ruột nữa hay không
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm giúp nguyên nhân gây bệnh có phải vi khuẩn Hp
  • Chụp X quang: Giúp xác định vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và thay thế với trường hợp bé không hợp tác xét nghiệm bằng nội soi
  • Test hơi thở (thổi bong bóng HP):  nhận biết vi khuẩn H. pylori khi được uống viên thuốc và thở vào dụng cụ xét nghiệm

Bé được tiến hành nội soi để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh
Bé được tiến hành nội soi để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh

Đối tượng trẻ có nguy cơ mắc đau dạ dày

Dạ dày của trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên dễ bị tổn thương hơn. Các nhóm trẻ sau đây có nguy cơ cao mắc các bệnh lý dạ dày:

  • Trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh: Trẻ có người thân mắc bệnh dạ dày dễ bị ảnh hưởng di truyền.
  • Trẻ có chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều đồ ăn nhanh, cay nóng, uống nước ngọt có gas gây kích thích dạ dày.
  • Trẻ bị stress, căng thẳng kéo dài: Ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tiêu hóa, gây co thắt dạ dày.
  • Trẻ sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm thường xuyên: Các loại thuốc này có thể tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Gây viêm, loét dạ dày tá tràng.
  • Trẻ mắc bệnh lý mạn tính: Hen suyễn, bệnh tim, tiểu đường... cũng làm tăng nguy cơ.

Biện pháp phòng và tránh đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Bệnh đau dạ dày ảnh hưởng đến sự phát triển và cuộc sống của bé, do đó cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây giúp điều trị và phòng ngừa bệnh ở trẻ:

  • Tập thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không dùng chung đồ cá nhân với người khác,
  • Không gian sông thoáng mát, tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm
  • Không nên nhai thức ăn hay mớm cho trẻ là nguy cơ lây nhiễm bệnh do Hp
  • Cho bé nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng stress
  • Đưa trẻ đi thăm khám và điều trị sớm khi nhận biết dấu hiệu của bệnh
  • Cha mẹ không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc hoặc kết hợp thuốc Đông y và Tây y

Luôn giữ cho trẻ vui vẻ là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Luôn giữ cho trẻ vui vẻ là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

  • Đau bụng dữ dội kéo dài: Không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc, kéo dài hơn 2 giờ.
  • Nôn mửa kéo dài: Nôn liên tục, không giữ được thức ăn, nước uống, có thể dẫn đến mất nước.
  • Nôn ra máu: Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, cần xử trí khẩn cấp.
  • Đi ngoài phân đen: Cảnh báo chảy máu đường tiêu hóa trên.
  • Sốt cao kèm đau bụng: Có thể là nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Có thể là dấu hiệu bệnh lý mạn tính.
  • Chậm tăng trưởng, thiếu máu: Đau dạ dày kéo dài ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.

Ngoài ra, cần theo dõi và đưa trẻ đi khám nếu các triệu chứng sau không cải thiện:

  • Đau bụng âm ỉ, tái phát.
  • Ợ nóng, ợ chua.
  • Buồn nôn, chán ăn.
  • Đầy bụng, khó tiêu.

Phương pháp điều trị đau dạ dày ở trẻ em

Bệnh đau dạ dày ở trẻ hoàn toàn khắc phục nếu cha mẹ nhận biết triệu chứng, đưa bé đi thăm khám và điều trị sớm. Các phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến như:

Sử dụng thuốc Tây điều trị đau dạ dày ở trẻ em

Thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ, nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng thuốc tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

  • Thuốc Yumangel: Thuốc giúp cải thiện cơn đau và triệu chứng đầy hơi, buồn nôn và thuốc chứa tác dụng phụ như táo bón hay tiêu chảy,...
  • Thuốc Gastropulgite: Với tác dụng giảm triệu chứng đầy hơi, ợ chua, giảm đau và tốt cho hệ tiêu hóa nên được cha mẹ tin tưởng sử dụng
  • Thuốc Phosphalugel: Đây là một trong những thuốc được sử dụng phổ biến điều trị đau dạ dày cho trẻ. Tác dụng giảm đau và cải thiện triệu chứng, sản xuất dưới dạng sữa, sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Thuốc Nexium: Thuốc được sản xuất dưới dạng bột và dạng cốm giúp bé dễ dàng sử dụng, giúp phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương cải thiện cơn đau nhanh chóng

Thuốc Nexium
Thuốc Nexium

Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh bé được bác sĩ kê đơn thuốc tăng sức đề kháng, chống buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,... Thuốc Tây giúp giảm nhanh cơn đau và triệu chứng, tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ và bệnh dễ dàng tái phát trở lại

Bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày trẻ nhỏ

Phương pháp Đông y sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính được nhiều cha mẹ tin tưởng sử dụng cho bé. Trong y học cổ truyền, đau dạ dày hay còn gọi quản vị thống, nguyên nhân gây nên tình trạng này do ăn uống không khoa học, căng thẳng kéo dài tỳ vị tổn thương.

Bài thuốc Đông y điều trị căn nguyên, tăng cường sức khỏe cho bé và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Cha mẹ sử dụng bài thuốc Đông y như:

Bé bị đau dạ dày do can vị khí trệ

Bé xuất hiện triệu chứng ợ hơi ợ chua, buồn nôn, cơn đau không cố định. Sử dụng bài thuốc với thảo dược: 12g mỗi thảo dược Sài hồ, Hương phụ, Bạch thược, Bạch linh, Diên hồ, Tô ngạnh, Chỉ xác, 4g Cam thảo.

Cơn đau do âm hư vị nhiệt 

Cơn đau kéo dài thường về đơn và lúc bé đói, miệng đắng, buồn nôn phân màu đen

Sử dụng bài thuốc tác dụng với thành phần: 12g mỗi loại Thanh bì, Bạch thược, Trần bị, Đơn bì, sa sâm, ngọc trúc, mạch môi, thạch hộc, diên hồ sách, 10g Xuyên luyện tử.

Cách dùng các bài thuốc uống: Cha mẹ đem sắc và sử dụng 2 lần/ngày cho bé, kiên trì sử dụng cải thiện cơn đau và triệu chứng.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Biện pháp chăm sóc tại nhà như sử dụng mẹo dân gian, chế độ ăn uống khoa học hay massage giúp hỗ trợ  điều trị và cải thiện bệnh hiệu quả.

Kết hợp gừng và mật ong 

Trong Đông y gừng và mật ong là nguyên liệu được sử dụng phổ biến điều trị bệnh về dạ dày, giúp giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua và cơn đau dạ dày hiệu quả. Cha mẹ đem gừng rửa sạch, gọt vỏ xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt. Sau đó pha nước cốt gừng với mật ong cho bé sử dụng.

Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này với bé dưới 1 tuổi, tránh gây ngộ độc ảnh  hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hơn nữa gừng có tính nóng không nên sử dụng quá nhiều mang đến tác dụng ngược ảnh hưởng đến dạ dày.

Tinh bột nghệ và mật ong

Bên cạnh sử dụng gừng và mật ong, cha mẹ có thể cho bé sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong và sử dụng 2 lần/ ngày. Bởi hoạt chất curcumin trong tinh bột nghệ tác dụng kháng viêm, giảm đau và giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp nghệ với nước dừa, khoảng 10 phút và sử dụng 3 lần/ ngày.

Bài thuốc kết hợp nghệ và mật ong
Bài thuốc kết hợp nghệ và mật ong

Chườm ấm giảm đau cho bé hiệu quả

Phương pháp này giúp giảm nhanh cơn đau cho bé, khi kích thích hệ tiêu hóa giúp dạ dày hấp thụ tốt, cải thiện triệu chứng của bệnh. Người bệnh sử dụng chườm ấm hoặc tắm bằng nước ấm cho trẻ. Tuy nhiên với túi chườm nên sử dụng nhiệt độ vừa phải để giảm bớt cơn đau cho bé.

Massage nhẹ nhàng

Cha mẹ xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng, theo chiều kim đồng hồ giúp bụng ấp hơn và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bậc phụ huynh có thể kết hợp tinh dầu tràm để xoa bóp

Cho trẻ uống nhiều nước

Bổ sung đầy đủ nước cho bé giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, dạ dày co bóp ổn định và hấp thụ thức ăn tốt nhất.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn không hợp lý thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ. Do đó phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, cha mẹ nên bổ sung thực phẩm như:

  • Đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh hoặc sữa nóng giúp trung hòa axit dạ dày
  • Thức ăn giảm bài tiết axit trong dạ dày như mật ong, bánh quy, ngũ cốc, dầu thực vật
  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, hoa quả, cây họ đậu
  • Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày cho bé: bột sắn, bánh mỳ, gạo nếp,....

Không nên bổ sung thực phẩm:

  • Đồ ăn cay, đồ nước, các món chiên, thức ăn nhanh
  • Không bổ sung trái cây, thực phẩm có vị chua chó bé như chanh, cam, quýt,... khiến tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn
  • Không sử dụng đồ uống có gas, cafein

Dược liệu hỗ trợ chữa đau dạ dày

Y học cổ truyền từ lâu đã nổi tiếng với kho tàng dược liệu đa dạng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người, đặc biệt là trẻ em. Trong số đó, nhiều loại thảo dược quý đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề về dạ dày ở trẻ nhỏ.

Đau dạ dày ở trẻ em thường do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn, căng thẳng tâm lý,... Sử dụng các dược liệu trong điều trị mang đến tác dụng đa chiều, vừa giúp giảm đau, kháng viêm, làm lành vết loét dạ dày, vừa tăng cường chức năng tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nâng cao sức đề kháng của trẻ.

Bên cạnh đó, một số loại thảo dược còn có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, giúp trẻ ngủ ngon hơn, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Hoàng liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, giảm viêm
Hoàng liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, giảm viêm

Một số dược liệu thường dùng như:

  • Cam thảo
  • Hoàng liên
  • Mạch nha
  • Sơn tra
  • Bạch truật

Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu Đông y cần có sự tư vấn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Đau dạ dày ở trẻ em không quá nguy hiểm, nhưng cha mẹ không nên lơ là chủ quan ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của bé. Bên cạnh đó cha mẹ chuẩn bị chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ hơi hợp lý,... giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ở trẻ

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Khi bị đau dạ dày, việc lựa chọn hoa quả phù hợp không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục của hệ tiêu hóa. Người bị đau dạ dày nên ăn quả chuối, táo, ổi, bơ, lựu, na... Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn quả hồng, dứa, các loại quả giàu vitamin C.

Trong giai đoạn mang thai, nhiều phụ nữ thường gặp phải tình trạng đau dạ dày do sự thay đổi hormone và áp lực từ thai nhi lên hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giảm đau dạ dày hiệu quả trong thời gian mang thai:

  • Cải thiện chế độ ăn uống, tập luyện
  • Áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian
  • Hãy sử dụng thuốc Tây
Đau dạ dày buồn nôn là bệnh gì? Trên thực tế thì đây là triệu chứng thường gặp ở người bệnh kèm theo một số hiện tượng khác khiến cơ thể mệt mỏi. Vậy người bệnh cần phải có phải làm sao, nên ăn gì? Tham khảo ngay bài viết để có hướng xử lý và điều trị kịp thời....

Theo quy luật tự nhiên, mãn kinh là giai đoạn mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Thời gian này, cơ thể không còn sản sinh hai nội tiết quan trọng là estrogen và progesterone. Đây chính là nguyên nhân chính khiến người phụ nữ không còn ham muốn tình dục khi bước vào thời kỳ mãn kinh.

Người bị đau dạ dày VẪN NÊN UỐNG SỮA vì sữa có tác dụng trung hòa axit dịch vị, giảm đau, giảm áp lực lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và quá trình phục hồi của cơ thể như chất đạm, vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn loại sữa phù hợp để tránh gây kích ứng dạ dày.

Một số loại sữa người bệnh nên uống gồm: Sữa tươi không đường, sữa ông thọ, sữa chua, sữa Ensure.

Đau dạ dày có thể xem là nỗi ác mộng đối với rất nhiều người. Những cơn đau dai dẳng nếu không tìm được giải pháp điều trị phù hợp sẽ rất dễ phát sinh biến chứng. Đau dạ dày có mấy cấp độ? Giải pháp khắc phục căn bệnh này là gì? Mời bạn xem ngay những lý giải...
Đau dạ dày gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Nhiều người lầm tưởng căn bệnh này với các triệu chứng đau bụng thông thường và kết quả là gây ra viêm, loét, thậm chí là ung thư dạ dày. Mấu chốt ở đây là người bệnh cần đi khám và thực hiện các...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan