Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu và mệt mỏi là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý. Đặc biệt, nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến vận mạch hoặc thần kinh thì đau đầu sẽ là triệu chứng chính dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Vậy, cụ thể đau đầu mệt mỏi là dấu hiệu của những bệnh gì? Có nguy hiểm không? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Đau đầu mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu người bệnh gặp cùng lúc 2 triệu chứng đau đầu mệt mỏi và kéo dài trên 2 tuần, bạn không nên xem thường bởi đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Đó có thể là tình trạng hạ đường huyết, thiếu máu não, đau nửa đầu.

Đau đầu mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như hạ đường huyết, thiếu máu não, đau nửa đầu
Đau đầu mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như hạ đường huyết, thiếu máu não, đau nửa đầu
  • Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu thấp thường là do cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cần thiết. Các biểu hiện của hạ đường huyết thường bao gồm nhức đầu, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, dễ cáu kỉnh. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như chóng mặt, đổ mồ hôi, mất ý thức…
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Hội chứng này là nguyên nhân gây ra tình trạng nhức đầu thường xuyên và mệt mỏi. Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi liên tục, ngay cả khi ngủ đủ giấc hay nghỉ ngơi.
  • Thiếu máu não: Khi bị thiếu máu não, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Nguyên nhân chính gây ra chứng thiếu máu não là do các gốc tự do, gây cản trở sự lưu thông máu lên não, dẫn đến tình trạng thiếu máu não.
  • Đau nửa đầu: Người bệnh khi gặp phải các cơn đau nửa đầu thường cảm thấy mệt mỏi. Cụ thể, sự mệt mỏi được mô tả là cảm giác suy yếu, khó chịu hoặc khó tập trung. Ngoài ra, người bị đau nửa đầu còn cảm thấy uể oải, cáu kỉnh, thậm chí là rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài.

Cách điều trị tình trạng đau đầu mệt mỏi

Đau đầu mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, chính vì vậy cách khắc phục mỗi bệnh cũng hoàn toàn khác biệt. Tùy vào từng tình trạng bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân sẽ có những cách điều trị khác nhau.

Áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà

Nếu tình trạng đau đầu mệt mỏi mới khởi phát hoặc tình trạng còn nhẹ thì người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục và điều trị bệnh tại nhà thông qua một số mẹo đơn giản. Những phương pháp này đều là các bài thuốc dân gian nên vô cùng an toàn và lành tính.

Sử dụng tinh dầu là một trong những mẹo điều trị đau đầu hiệu quả
Sử dụng tinh dầu là một trong những mẹo điều trị đau đầu hiệu quả
  • Mật ong: Mật ong có tính sát khuẩn và tính kháng viêm cao lại có vị ngọt nên rất dễ uống. Uống nước mật ong có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm các triệu chứng viêm nhiễm và đau đầu hiệu quả.
  • Gừng: Trong gừng có nhiều hoạt chất có khả năng ức chế quá trình tổng hợp thành phần trung gian gây viêm nhiễm. Ngoài ra, tinh dầu có trong gừng còn có khả năng giúp thư giãn hệ thần kinh, nhờ đó giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi.
  • Sử dụng các loại tinh dầu: Người bệnh bị đau đầu, mệt mỏi có thể xoa bóp cơ thể với tinh dầu, xông hơi hoặc tắm với tinh dầu để thư giãn cơ thể, làm dịu thần kinh và tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Nếu đau đầu, người bệnh cũng có thể dùng một ít tinh dầu xoa kết hợp massage hai bên thái dương.

Điều trị bệnh theo Đông y

Đông y ngày càng được nhiều người bệnh ưa chuộng bởi những ưu điểm như lành tính và có thể chữa được tận gốc căn bệnh. Theo Đông y, đầu là nơi hội tụ của não tủy và của tất cả kinh dương, do đó, khi ngoại cảm xâm nhập thường gây ra đau đầu, âm dương và khí huyết bị hư tổn.

Tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa đau đầu mệt mỏi sau đây:

  • Bài thuốc 1: Xuyên khung, kinh giới, bạc hà, phòng phong, chích thảo, khương hoạt, bạch chỉ, tế tân.
  • Bài thuốc 2: Thiên ma, thạch quyết minh, câu đằng, chi tử, ngưu tất, hoàng cầm, ích mẫu, bạch linh, dạ đằng giao.
  • Bài thuốc 3: Thục địa, hoài sơn, sơn thù, phục linh, đơn bì,  trạch tả, bạch thược, đương quy, cúc hoa, mẫu lệ, long cốt, câu kỷ tử.

Đem tất cả các vị thuốc này rửa sạch, sắc thành thang rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Kiên trì áp dụng trong một thời gian dài để thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt.

Sử dụng thuốc Tây trị bệnh

Sử dụng thuốc là lựa chọn đầu tiên của người bệnh hoặc chỉ định của bác sĩ trong trường hợp đau đầu. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau đầu bao gồm:

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau đầu
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau đầu
  • Thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau tạm thời như Opioid, NSAID
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng được kê phòng tình trạng đau đầu do căng thẳng gây nên.
  • Thuốc làm co nhánh ở các động mạch ngoài như naproxen, gynergen…
  • Thuốc an thần giúp kiểm soát tình trạng lo lắng, căng thẳng của người bệnh.

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng cũng như thời gian sử dụng để tránh các tác dụng phụ của thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống và tăng thời gian sử dụng thuốc khi chưa thấy hiệu quả.

Phòng tránh tình trạng đau đầu mệt mỏi

Để tránh cho cơ thể không rơi vào tình trạng đau đầu mệt mỏi và những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh lý này mang lại thì người bệnh cần biết cách phòng tránh hiệu quả. Những điều người bệnh cần lưu ý để không gặp phải tình trạng đau đầu:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và sức đề kháng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
  • Tránh xa các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá.
  • Luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, suy nghĩ tích cực và học cách loại bỏ lo lắng, suy nghĩ tiêu cực trong đầu, hạn chế đau đầu căng thẳng.
  • Sắp xếp mọi việc một cách khoa học, có tổ chức và có kế hoạch để không bị quá tải công việc.

Đau đầu mệt mỏi kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu của một số bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khi xuất hiện cùng lúc hai triệu chứng này.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Mệt Mỏi


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan