Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Từ xưa tới nay yến được coi là một thực phẩm “tiến vua”. Tổ yến thuộc hàng cao lương mỹ vị, được xếp hạng là một trong tám món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên yến là món ăn khá kén người, không phải ai cũng có thể ăn được yến. Người suy thận có ăn yến được không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về món ăn này để có thể trả lời chính xác nhất.

Người bị bệnh suy thận có ăn yến được không?

Theo quan điểm Đông y, yến có vị ngọt và tính bình vào hai kinh phế . Ngoài là một thực phẩm bổ dưỡng yến còn được coi như một vị thuốc. Các nghiên cứu đã chỉ trong tổ yến chứa hàm lượng protein cao (45 – 55%), đây là thành phần chính của yến.

Ngoài ra, trong yến có chứa 18 loại axit amin như: Serine, Leucine, Proline, Arginine, Histidine, Lysine, Cystine, Tryptophan, Threonine, Glutamic… Cùng nhiều các nguyên tố vi lượng có lợi khác như: Carbohydrate giúp kích thích sự phân chia và phát triển của tế bào, tăng cường sự phát triển, tái tạo mô; Valine giúp phục hồi các tế bào đang bị tổn thương và cân bằng đường huyết;….

Tổ yến có tác dụng rất cần thiết giúp tăng sức đề kháng và phục hồi cơ thể. Loại thực phẩm này còn giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, làm đẹp da; tăng cường sinh lực; bồi bổ sức khỏe cho người già yếu hay người bệnh trong giai đoạn chữa trị hay đang trong giai đoạn đang hồi phục; đặc biệt rất tốt với người bị bệnh suy thận hay các bệnh ung thư,…Như vậy câu trả lời cho “Người bị suy thận có ăn yến được không?“ đã quá rõ ràng.

Suy thận có ăn yến được không ? Các chất dinh dưỡng có trong yến
Suy thận có ăn yến được không ? Các chất dinh dưỡng có trong yến

Nên chế biến tổ yến như thế nào tốt nhất?

Để lấy được tổ yến khá khó khăn và nguy hiểm vì chúng thường nằm cheo leo trên các vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống. Chế biến yến cũng đòi hỏi rất kỳ công. Để yến phát huy được công dụng tốt nhất cần có cách chế biến hợp lý. Sau đây là một số gợi ý các món làm từ yến thơm ngon, bổ dưỡng.

Yến sào chưng sữa, đường phèn, hạt sen

Yến sào chưng sữa đường phèn là một món dễ ăn, dễ hấp thụ. Cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Tổ yến tinh chế 10g, hạt sen 50g, sữa tươi không đường 100ml, đường phèn tùy theo khẩu vị.

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến trong nước lạnh khoảng 30 phút đến khi nở ra. Hạt sen ngâm nước ấm khoảng 1 tiếng sau đó xay nhuyễn cùng một chút nước.
  • Chưng hỗn hợp hạt sen đã xay. Khi hạt sen gần chín thì thêm đường phèn rồi cho ra cốc sứ có nắp ( Làm như vậy để đảm bảo hương vị của món ăn).
  • Đổ sữa vào cốc đựng hạt sen rồi quấy đều. Cho tổ yến đã ngâm vào cốc hạt sen sữa. Hấp cách thủy khoảng 30 phút để yến chín rồi lấy ra. Ăn nóng để thưởng thức hương vị thơm ngon của món ăn.
Yến sào chưng sữa, đường phèn, hạt sen vô cùng hấp dẫn
Yến sào chưng sữa, đường phèn, hạt sen vô cùng hấp dẫn

Suy thận có ăn yến được không? Tổ yến nấu cháo hạt sen rất tốt cho người bị suy thận

Món ăn này phù hợp với nhiều người, không chỉ những người bị suy thận vì giúp tăng đề kháng, phù hợp với những ai có thể trạng yếu. Cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Gạo tẻ loại ngon (Nên dùng gạo tám thơm) 100 g, hạt sen 50g, yến sào 20g, thịt thăn 50g, hành, rau thơm.

Cách thực hiện:

  • Ngâm yến ngập trong nước lạnh đến khi nở to. Hạt sen, gạo ngâm nước 30 phút trước khi nấu. Xay thịt nạc hoặc băm nhỏ. Các loại rau thơm thái nhỏ.
  • Cho gạo và hạt sen vào nồi, đổ ngập nước gấp 3 lần số nguyên liệu. Đun lửa to đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa để cháo không bị cháy. Đun thêm khoảng gần 1 tiếng để hạt sen và gạo chín nhuyễn. Nếu thường xuyên nấu bạn nên sử dụng nồi áp suất sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn.
  • Sau khi nguyên liệu trong nồi chín, cho yến vào đun thêm 15 phút. Tiếp tục cho thịt băm vào nấu thêm 5 phút đến khi thịt chín. Thêm gia vị theo sở thích rồi tắt bếp. Rắc thêm rau thơm rồi múc ra bát để ăn luôn cho nóng hổi.

Tổ yến gà tiềm thuốc bắc

Tổ yến gà tiềm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng thường được lựa chọn trong thực đơn của các bữa tiệc quan trọng. Chế biến món ăn này cũng không quá phức tạp:

Chuẩn bị nguyên liệu: Yến sào 1 lạng, gà ác 1 con, táo đỏ, sâm,…(Hiện nay các cửa hàng có bán sẵn các túi thuốc bắc hầm gà khá tiện lợi), vỏ quýt khô, 2 chén nước, thịt xá xíu 4 miếng, hạt nêm, nước mắm.

Cách thực hiện:

  • Mổ gà rồi làm sạch. Ngâm yến cùng nước lạnh 30 phút để nở. Vỏ quýt ngâm nước cho mềm. Chuẩn bị một bát sứ sạch có nắp.
  • Đặt gà đã làm sạch vào âu sứ. Cho tất cả các nguyên liệu vào trong âu. Đổ nước lạnh vào ngập nửa con gà. Đậy nắp lại và mang hấp cách thủy trong vòng 1 tiếng.
  • Sau khi đun được 1 giờ thấy gà đã mềm thì cho tổ yến và đun thêm một tiếng nữa. Chúng ta thu được món tổ yến gà tiềm thuốc bắc vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng.
  • Món ăn này rất giàu dinh dưỡng vì vậy bạn nên ăn vừa đủ để cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ. Nên ăn vào buổi sáng khi bụng còn đói sẽ tốt hơn.
Không thể bỏ qua món tổ yến gà hầm thuốc bắc nếu muốn bồi bổ sức khỏe
Không thể bỏ qua món tổ yến gà hầm thuốc bắc nếu muốn bồi bổ sức khỏe

Suy thận có ăn yến được không? Yến sào hạnh nhân

Ngoài món ăn từ tổ yến như yến chưng sữa đường phèn, cháo tổ yến, gà hầm thì món yến sào hạnh nhân còn khá mới mẻ. Tuy nhiên không vì vậy mà cách chế biến này thiếu hấp dẫn so với các cách nấu quen thuộc. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Tổ yến 1 tai, hạnh nhân ngọt 80 g, bột ngô 5 thìa, đường 110 g, dầu hạnh nhân.

Cách thực hiện:

  • Hạt hạnh nhân rửa sạch, ngâm nửa tiếng cho nở rồi xay nhuyễn cùng một chút nước. Lọc qua rây để loại bỏ bã. Sau đó cho hỗn hợp thu được vào máy xay lại một lần nữa. Đổ vào bát sứ đã chuẩn bị rồi thêm đường, tổ yến.
  • Mang các nguyên liệu chưng cách thủy trong khoảng nửa tiếng. Thêm chút bột ngô và nước vào hỗn hợp hạnh nhân tổ yến rồi khuấy đều. Chưng thêm khoảng 10 phút nữa cho món ăn chín thì tắt bếp.
  • Món yến sào hạnh nhân cần ăn nóng ngay sau khi nấu để đảm bảo chất dinh dưỡng. Nếu nấu vào mùa hè bạn có thể để mát ăn cũng rất ngon.

[pr_middle_post]

Lưu ý khi dùng tổ yến cho người suy thận

Sau khi hết thắc mắc về bệnh suy thận có ăn được tổ yến không thì chúng ta cũng cần chú ý một vài điểm khi sử dụng món ăn quý giá này. Tổ yến rất tốt cho quá trình hồi phục của bệnh suy thận nhưng nên ăn liều lượng ra sao để phát huy tối đa lợi ích mà yến mang lại.

  • Lựa chọn yến: Nên sử dụng yến tươi. Tuy giá yến tươi khá cao nhưng chúng đảm bảo chất lượng hơn các loại yến đóng hộp. Các sản phẩm chế biến sẵn thường có chứa nhiều chất bảo quản, đường hóa học, không hề có lợi cho người bị suy thận mạn tính. Người mua cần biết cách phân biệt yến sào kém chất lượng. Tổ yến thật thường có màu hơi ngả vàng, không bị phai màu khi ngâm trong nước nóng.
  • Cách sử dụng: Thời gian ăn yến tốt nhất là khi mới ngủ dậy, lúc này dạ dày còn rỗng, dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể ăn yến vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng. Người bị suy thận trên 18 tuổi có thể dùng tối đa 15g yến một lần, tuần ăn 2 – 3 lần và duy trì thường xuyên để mang lại hiệu quả rõ rệt.
  • Chế biến yến đúng cách: Nếu không chế biến đúng cách yến dễ bị biến chất. Không nên nấu yến vượt quá 100 độ C. Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều đường khi nấu yến. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì cách chế biến yến tốt nhất là chưng, hấp cách thủy với thời gian tối đa là 30 phút.
  • Trao đổi với bác sĩ điều trị: Người bị suy thận có sức khỏe yếu hơn người bình thường nên khi muốn bổ sung thức ăn bổ dưỡng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một số người có các bệnh lý khác hoặc cơ thể mẫn cảm, dễ bị dị ứng cũng cần thận trọng khi sử dụng yến. Nên thử ăn từ ít đến nhiều để xem cơ thể mình có phù hợp với yến hay không.
Sử dụng yến rất tốt nhưng nên bổ sung lượng vừa đủ
Sử dụng yến rất tốt nhưng nên bổ sung lượng vừa đủ

Chắc rằng sau khi đọc bài viết này bạn đã trang bị đủ kiến thức về việc suy thận có ăn yến được không. Hãy sử dụng nguyên liệu quý hiếm này để chế biến những món ăn giàu dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh chóng cải thiện bệnh tật.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan