Suy thận có uống được nước dừa không là câu hỏi của nhiều người bệnh. Nước dừa là loại nước hoa quả lành tính, mang nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên không phải loại nước giải khát này sẽ phù hợp với tất cả mọi người. Để không bỏ lỡ giải đáp chi tiết nhất, xin mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung sau đây.
Suy thận có uống được nước dừa không?
Từ xưa đến nay, nước dừa vốn nổi tiếng là loại nước giải khát tự nhiên bổ sung nhiều dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Trong nước dừa có chứa nhiều loại vitamin, canxi, natri, kali,…Các công dụng không thể không kể đến của nước dừa như:
- Giải nhiệt, bổ sung nước, bù chất điện giải cho cơ thể
- Cải thiện chức năng hoạt động của hệ bài tiết, giúp lợi tiểu
- Nâng cao miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng
Nếu vậy, liệu người bị suy thận có uống được nước dừa được không? Người bị suy thận vẫn có thể sử dụng nước dừa nhưng ở mức độ hạn chế, không nên uống thường xuyên. Đặc biệt đối với những người bị suy thận mạn nếu muốn uống nước dừa cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân suy thận khi uống nhiều nước dừa sẽ làm tăng hàm lượng Kali, Natri trong máu khiến thận phải hoạt động nhiều gây ra:
- Chức năng của thận hoạt động kém dẫn tới suy thận.
- Kích thích bài tiết nhiều gây mất chất điện phân, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Tạo sức ép lên hai quả thận khiến chúng phải làm việc quá sức để đào thải lượng nước ra ngoài.
Kết luận, suy thận có uống được nước dừa không? Người bệnh vẫn CÓ THỂ UỐNG nước dừa nhưng không nên sử dụng thường xuyên.
Suy thận nên uống nước gì tốt? Nên tránh uống nước nào?
Việc ăn uống phù hợp góp phần rất lớn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Vậy người bị suy thận nên uống loại nước nào và nên hạn chế những loại nước nào?
Suy thận có uống được nước dừa không? Các loại nước tốt cho người bị suy thận
Các thức uống phổ biến, dễ thực hiện đồng thời giúp người bệnh suy thận khỏe mạnh hơn gồm:
- Nước đậu đen: Sử dụng hạt đỗ đen đã phơi khô hoặc rang cùng nước nóng như hãm trà rồi uống. Bạn cũng có thể đun đỗ đen tươi với một lượng nhỏ đường cho dễ uống rồi chắt lấy nước. Trong đỗ đen có chứa nhiều muối khoáng, vitamin B, sắt,…giúp thận thải độc tốt hơn.
- Nước râu ngô: Râu ngô rửa sạch đun cùng nước rồi chắt lấy nước uống hàng ngày. Nước râu ngô có tác dụng giảm đi tiểu, thải độc tố, thanh lọc cơ thể.
- Nước ép dâu tây: Có chứa chất chống oxy hóa giúp tạo màng bảo vệ cho thận trước sự tấn công của các tác nhân có hại. Ngoài ra chúng còn giúp cải thiện khả năng đào thải độc tố của thận.
- Nước ép dứa: Chứa enzyme giúp phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch của thận.
- Nước ép dưa hấu: Giúp thận loại bỏ các chất độc tích tụ trong cơ thể, giảm áp lực đào thải.
- Nước ép củ cải: Betaine trong nước ép củ cải giúp tăng nồng độ axit trong nước tiểu giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất thải của thận.
- Nước bí đao: Bí gọt sạch vỏ rồi ép lấy nước uống hàng ngày.
- Nước đỗ đen, sắc quế nhục và đại táo: Nguyên liệu gồm 15g quế nhục, 50g đỗ đen, 50g đại táo. Đun tất cả nguyên liệu cùng 1 lít nước đến khi cô lại còn khoảng 200ml. Chia lượng nước thu được thành 2 phần để uống vào buổi sáng và tối.
- Nước bầu khô: Nguyên liệu gồm 120g bầu khô. Đun bầu khô cùng nước rồi chắt lấy nước uống ngày 2 lần. Có thể điều chỉnh liều lượng để phù hợp với từng tình trạng bệnh.
- Nước rễ cây vạn niên thanh, lá chè: Nguyên liệu gồm rễ cây vạn niên thanh , lá chè mỗi loại 4g. Sắc nguyên liệu cùng nước rồi chắt lấy nước uống.
- Nước lá sen: Nghe tên thức uống có vẻ lạ nhưng đây là thức uống có tác dụng bổ thận, thanh nhiệt. Theo y học, lá sen có vị đắng chát, tính bình. Nguyên liệu gồm lá sen, trần bì. Rửa sạch rồi mang nguyên liệu đun cùng nước, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày thay nước lọc.
Người bị suy thận nên tránh uống nước nào?
Người bị suy thận không nên sử dụng đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích, cụ thể:
- Nước có ga: Trong nước có ga có chứa nhiều caffeine khiến huyết áp thiếu sự ổn định, dẫn tới suy giảm chức năng thận, thận yếu. Những chất hóa học trong nước có ga rất có hại cho cơ thể, đặc biệt đối với những người có thói quen uống nước có ga.
- Đồ uống có cồn: Thường xuyên uống rượu bia sẽ gây hại cho cả những người khỏe mạnh lẫn người bị suy thận. Nồng độ cồn trong máu cao khiến thận phải làm việc liên tục để lọc máu. Bên cạnh đó các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
- Nước có chứa muối: Các loại nước có chứa muối cũng đều không tốt cho người bị suy thận. Dư thừa natri khiến thận phải làm việc nhiều hơn bình thường để cân bằng khoáng chất và lọc máu dẫn tới tổn thương thận.
Các lưu ý điều trị bệnh suy thận
Ngoài việc điều trị suy thận bằng thuốc thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học sẽ phần nào hỗ trợ việc chữa bệnh hiệu quả hơn.
Chế độ sinh hoạt:
- Người bị bệnh thận không nên vận động quá mạnh gây mất sức.
- Tránh thức khuya sau 11 giờ, làm việc căng thẳng. Khi cơ thể mệt mỏi thì các cơ quan trong cơ thể đều bị trì trệ, suy giảm chức năng.
- Nên tập thể thao với các bộ môn nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga, bơi lội,…Duy trì tập luyện hàng ngày để cải thiện sức khỏe.
- Nếu muốn tập các bài xây dựng cơ bắp, người mắc bệnh suy thận nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Thực hiện các bài tập từ đơn giản đến phức tạp để cơ thể có thêm thời gian thích nghi.
Chế độ dinh dưỡng:
- Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, kali, canxi, phốt pho,…Các chất kể trên sẽ khiến thận phải làm việc nhiều, gây khó khăn trong quá trình đào thải.
- Bổ sung lượng protein phù hợp cho cơ thể. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều protein sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận.
- Nên ăn nhiều các thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như: Gạo, ngô, khoai,…để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng cần thiết
- Các loại hoa quả, rau xanh giàu vitamin ( A, C, B) và khoáng chất (Sắt, axit folic) rất cần được bổ sung để cơ thể tăng sức đề kháng và khả năng tái tạo máu. Các loại rau cụ thể như: Bắp cải, súp lơ, su su,…
- Không nên ăn nhiều rau ngót, các loại đậu vì chúng chứa nhiều kali và chất đạm.
- Mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể một lượng chất béo nhất định từ mỡ, dầu, bơ. Lượng chất béo khuyến cáo là khoảng 40 – 50 gam/ngày.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng và các chất kích thích vì không hề có lợi cho thận.
Một số chú ý khác:
- Khi buồn tiểu cần đi ngay, người bị suy thận không nên nhịn tiểu. Nếu nhịn đi tiểu các độc tố sẽ bị tích tụ, ứ đọng trong cơ thể, lâu dần sẽ khó được đào thải ra bên ngoài.
- Uống nhiều nước lọc để cơ thể được bổ sung lượng nước cần thiết hỗ trợ cho quá trình thanh lọc và trao đổi chất.
- Bệnh nhân suy thận khi mắc thêm các loại bệnh khác như dị ứng, viêm nhiễm cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ sẽ làm bệnh suy thận ngày càng nặng hơn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc có đầy đủ thông tin về vấn đề “Suy thận có uống được nước dừa không?” Với những kiến thức sẵn có cùng tinh thần lạc quan, vui vẻ nhất định bệnh nhân suy thận sẽ có những tiến triển sức khỏe tốt, nhanh chóng đẩy lùi những triệu chứng của bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!