Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Phình đại tràng ở người lớn xảy ra khá phổ biến, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều khó chịu và mệt mỏi khi mắc chứng bệnh đường tiêu hóa này. Vậy phình đại tràng thực chất là bệnh gì, có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào? Thông tin dưới đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp những băn khoăn này.

Phình đại tràng là bệnh gì?

Phình đại tràng là bệnh lý tiêu hóa xảy ra khi đại tràng bị giãn nở bất thường khiến cho nhu động ruột giảm. Hiện tượng này dẫn đến phân di chuyển qua đại tràng chậm hơn và bị hút hết nước ở lại, trở lên khô cứng rồi không thể đào thải được ra ngoài mà ứ đọng lâu ngày khiến đại tràng bị phình ra. Phình đại tràng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, đồng thời cũng dễ gặp ở cả người lớn.

Phình đại tràng là hiện tượng đại tràng bị giãn nở bất thường
Phình đại tràng là hiện tượng đại tràng bị giãn nở bất thường.

Triệu chứng của bệnh phình đại tràng ở người lớn

Phình đại tràng ở người lớn có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu điển hình dưới đây:

  • Đau bụng: phân không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ lại trong đường ruột, thậm chí có thể sờ thấy ở thành bụng. Những khối phân cứng ứ đọng này có thể gây ra những cơn đau quặn bụng cho người bệnh.
  • Táo bón kéo dài: giãn đại tràng khiến phân bị tắc nghẽn bên trong đường ruột gây táo bón. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí 4-5 ngày bệnh nhân mới có thể đại tiện được 1 lần.
  • Mệt mỏi, chán ăn: khi bệnh phình đại tràng ở mức nặng, táo bón thường xuyên cùng cảm giác căng tức bụng sẽ khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn và ăn uống không ngon.
  • Tâm trạng thất thường: những triệu chứng khó chịu của phình đại tràng khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, bứt rứt nên dễ nổi nóng và cáu gắt vô cớ.
  • Ngoài ra, trong trường hợp phình đại tràng nhiễm độc, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng hơn như: tiêu chảy ra máu, sốt, tim đập nhanh.
Đau bụng, táo bón là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh phình đại tràng
Đau bụng, táo bón là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh phình đại tràng.

Nguyên nhân gây phình đại tràng

Có 2 nguyên nhân chính gây ra phình đại tràng là: do yếu tố bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân thứ phát. Phình đại tràng mạn tính có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc nguyên nhân thứ phát gây ra trong khi tất cả các trường hợp phình đại tràng cấp tính đều xuất phát từ các nguyên nhân thứ phát.

Phình đại tràng bẩm sinh:

Phình đại tràng bẩm sinh hay còn gọi là vô hạch đại tràng bẩm sinh xảy ra ở những trẻ không có hạch thần kinh ruột từ khi mới chào đời. Phần đại tràng không có hạch thần kinh sẽ không thể co bóp để đào thải phân ra ngoài dẫn đến tình trạng ứ đọng gây phình to đại tràng. Phình đại tràng bẩm sinh có thể do đột biến gen hoặc yếu tố di truyền trong gia đình.

Các nguyên nhân thứ phát:

Ngoài yếu tố bẩm sinh, phình đại tràng cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân bên ngoài sau đây:

  • Nhiễm độc đại tràng: chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không đảm bảo vệ sinh rất dễ khiến đại tràng bị nhiễm độc và không thể thực hiện tốt chức năng đào thải phân. Do vậy, phân bị ứ đọng lại gây phình to đại tràng.
  • Sử dụng thuốc: dùng các loại thuốc như: morphine, codein, risperidone trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ là giãn đại tràng.
  • Mắc các bệnh lý liên quan: người mắc các bệnh như: viêm đại tràng, viêm ruột, suy giáp gây phù niêm mạc hay bệnh Chagas đều có nguy cơ giãn đại tràng.
Viêm đại tràng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh phình đại tràng ở người lớn
Viêm đại tràng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh phình đại tràng ở người lớn.

Phình đại tràng ở người lớn có nguy hiểm không?

Bệnh phình đại tràng thông thường đi kèm với táo bón thường xuyên, lâu ngày sẽ khiến bệnh nhân bị chán ăn, mệt mỏi. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt mà khi xảy ra trong thời gian dài còn có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như: nhiễm độc, viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường huyết, thủng đại tràng, ung thư đại tràng

Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường về tiêu hóa dù là rất nhỏ, bệnh nhân cũng không nên chủ quan. Đặc biệt nếu bị táo bón thường xuyên mà không khắc phục được bằng ăn uống thì nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân.

Phát hiện và điều trị phình đại tràng sớm không chỉ giúp người bệnh tránh được nguy cơ gặp biến chứng mà còn giúp tăng cường sức khỏe và chất lượng cuộc sống khi hoạt động của cơ quan tiêu hóa trở lại bình thường.

Chẩn đoán và điều trị phình đại tràng ở người lớn

Phình đại tràng ở người lớn thường được chẩn đoán bằng phương pháp chụp X-quang để xác định đoạn ruột phình to. Bên cạnh đó, một phương pháp chẩn đoán khác ít được sử dụng hơn là đo khả năng kiểm soát của các cơ xung quanh trực tràng.

Sau khi chẩn đoán xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, phình đại tràng có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp cần thiết.

Điều trị bằng thuốc Tây

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn với các loại thuốc phù hợp. Phình đại tràng do nhiễm khuẩn sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh, trong khi nhiễm độc phình đại tràng sẽ sử dụng thuốc chống viêm để chữa trị.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được dùng thêm thuốc nhuận tràng kết hợp với chế độ ăn giàu chất xơ để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Điều trị bằng thuốc Tây đem lại hiệu quả nhanh nhưng thường gặp phải tác dụng phụ và dễ tái phát
Điều trị bằng thuốc Tây đem lại hiệu quả nhanh nhưng thường gặp phải tác dụng phụ và dễ tái phát.

Phẫu thuật điều trị bệnh phình đại tràng ở người lớn

Phẫu thuật điều trị phình đại tràng được thực hiện phổ biến với các trường hợp bị bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, phình đại tràng mắc phải ở người lớn cũng có thể cần sử dụng tới can thiệp ngoại khoa nếu bệnh nặng hoặc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả tốt.

Trong các trường hợp này, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ phần đại tràng có vấn đề cùng thời điểm phẫu thuật phù hợp dựa trên mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh phình đại tràng ở người lớn

Để giảm bớt những triệu chứng khó chịu khi bị phình đại tràng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả; bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho hợp lý và có thể sử dụng tới một số mẹo dân gian chữa phình đại tràng đơn giản.

Sử dụng mẹo dân gian

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới phình đại tràng ở người lớn là bệnh viêm đại tràng. Bởi vậy, sử dụng các mẹo dân gian chữa viêm đại tràng rất có ích trong phòng ngừa và cải thiện triệu chứng phình đại tràng. Một số bài thuốc nam trị viêm đại tràng có thể kể đến dưới đây:

  • Nghệ mật ong: sự kết hợp giữa nghệ và mật ong đem tới một bài thuốc dân gian có tác dụng giải độc, giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường dưỡng chất cho cơ thể, từ đó hỗ trợ làm lành các vết viêm loét đại tràng hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng nghệ mật ong bằng cách trộn 2 thìa cà phê tinh bột nghệ với 1 thìa mật ong thành hỗn hợp sệt rồi dùng ăn trực tiếp. Sử dụng 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút sẽ đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh.
  • Nha đam: nha đam cũng là một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn, nhuận tràng nên đem lại hiệu quả tốt trong việc cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng. Người bệnh sử dụng bằng cách tách lấy phần thịt của nha đam (5 lá), đem đi xay nhuyễn, trộn đều với mật ong (500ml) rồi để ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 60-90ml hỗn hợp nha đam mật ong vì dùng quá liều sẽ gây ra tiêu chảy.
  • Lá mơ lông: sử dụng lá mơ lông giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, làm thuyên giảm các triệu chứng chướng bụng khó tiêu. Bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng với lá mơ lông thường được sử dụng là lấy 50g lá mơ lông thái nhỏ trộn đều với 1 lòng đỏ trứng gà và một chút gừng, hấp cách thủy rồi dùng ăn nóng mỗi ngày 1 lần.
Mẹo dân gian trị bệnh đại tràng từ lá mơ lông và trứng
Mẹo dân gian trị bệnh đại tràng từ lá mơ lông và trứng.

Điều chỉnh lối sống

Để việc điều trị bệnh phình đại tràng ở người lớn đạt kết quả tốt, dưới đây là một số lời khuyên liên quan tới việc điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bệnh:

  • Sử dụng nhiều các loại hoa quả, rau xanh: để bổ sung chất xơ và vitamin giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên, cần chú ý dùng thực phẩm giàu chất xơ ở mức độ hợp lý, tránh dung nạp quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày: uống đủ nước giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón; đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và vô cùng cần thiết đối với người bị phình đại tràng.
  • Tập thể dục: vận động giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời giúp ích cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Người bị giãn đại tràng nên duy trì tập luyện đều đặn mỗi ngày.

Hy vọng những thông tin được tổng hợp trên đây đã giúp độc giả hiểu hơn về chứng bệnh phình đại tràng ở người lớn. Để kiểm soát tốt bệnh lý này, cần chú ý tới các triệu chứng báo hiệu vấn đề ở đường tiêu hóa và chủ động đi khám. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân tránh được những phiền toái và ảnh hưởng sức khỏe không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Ung thư đại tràng di căn là tình trạng tế bào ung thư lây lan sang cơ quan xung quanh như gan, phổi, xương... Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu và điều trị sớm tránh di căn đến nhiều cơ quan khác, nguy hiểm đến tính mạng.  Ung thư đại tràng di căn là gì Ung thư đại tràng...
Trĩ là bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện nội soi đại tràng bởi đây là thủ thuật can thiệp thông qua đường hậu môn. Vì vậy mà bị trĩ có nội soi đại tràng được không là lo lắng phổ biến của nhiều người mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa dưới. Băn khoăn...
Phình đại tràng ở người lớn xảy ra khá phổ biến, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều khó chịu và mệt mỏi khi mắc chứng bệnh đường tiêu hóa này. Vậy phình đại tràng thực chất là bệnh gì, có nguy hiểm không và cần điều trị như thế nào? Thông tin dưới đây sẽ giúp quý độc giả...
Nội soi đại tràng có đau không là thắc mắc nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người có bệnh lý liên quan tới ruột già. Quá trình nội soi thông thường có thể gây ra căng tức, khó chịu hay đau quặn tùy từng trường hợp. Bệnh nhân không cần quá lo lắng vì có những biện...
Ung thư đại tràng là bệnh ung thư phổ biến của hệ tiêu hóa, bệnh phát triển quan 4 giai đoạn. Xác định đúng các giai đoạn của ung thư đại tràng giúp nhận biết mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách. Cách xác định giai đoạn của ung thư đại tràng...
Nội soi đại tràng ở đâu tốt là băn khoăn phổ biến của nhiều bệnh nhân và những người có nhu cầu tầm soát bệnh đại tràng. Dưới đây là thông tin về 7 cơ sở y tế uy tín, có khả năng thực hiện phương pháp nội soi đại tràng với kết quả chính xác và độ an toàn...
Hóa trị ung thư đại tràng là phương pháp được sử dụng phổ biến bên cạnh phẫu thuật, xạ trị... Phương pháp này sử dụng thuốc ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư thông qua đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Vậy khi nào sử dụng hóa trị ung thư đại tràng? Chi phí điều trị như thế...
Cắt polyp đại tràng có mọc lại không là câu hỏi mà đa số bệnh nhân quan tâm, bởi điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của họ. Ngoài ra, việc tiến hành cắt bỏ hay thời gian tái khám đều phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Vậy nên người bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan