Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt hiệu quả không? Sử dụng trong trường hợp nào?

Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền, hoạt động dựa trên cơ chế dùng lực ngón tay, mu bàn tay, cổ tay để tác động lên vị trí đau nhức nhằm đả thông kinh mạch. Cụ thể, phương pháp này có tác dụng thư giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu từ đó tăng cường hàm lượng dưỡng chất nuôi đĩa đệm.

Bấm huyệt giúp kích thích cơ quan thụ cảm, thư giãn cơ từ đó  làm giảm các giác đau nhức
Bấm huyệt giúp kích thích cơ quan thụ cảm, thư giãn cơ từ đó  làm giảm các giác đau nhức

Ngoài ra, khi xoa bóp, bấm huyệt còn tạo kích thích vật lý lên các dây thần kinh, mạch máu, cơ quan thụ cảm giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Đồng thời, biện pháp này còn có khả năng giúp hồi phục chức năng vận động, đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu và ngăn ngừa thoái hóa xương khớp.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng trong các trường hợp dưới đây:

  • Giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm, chỉ gây ra các tổn thương nhẹ, đĩa đệm mới phồng hoặc lồi.
  • Trường hợp thoát vị đĩa đệm loại I, II, III (theo Wood) hoặc thoát vị lệch bên.
  • Người bệnh có cơ thể khỏe mạnh, có thể chịu được các tác động mạnh.

Về vấn đề, thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như cơ địa của từng người. Tuy nhiên, theo ghi nhận, tỷ lệ cải thiện tình trạng bệnh tình cũng như khỏi hẳn sau khi thực hiện các liệu trình bấm huyệt, xoa bóp chữa bệnh là khá cao.

Các cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, không phẫu thuật vì vậy việc thực hiện cách thức điều trị này gần như không xảy ra tác dụng phụ.

Phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện lần lượt theo trình tự sau.

Xoa bóp cơ vùng lưng và mông

Xoa bóp cơ vùng lưng và mông giúp thư giãn cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu từ đó làm nóng vùng cột sống bị đau nhức. Nhờ vậy, người bệnh sẽ tránh được tình trạng co cứng, co thắt quá mức khi tiến hành bấm huyệt vị.

Các bước xoa bóp vùng cơ lưng và mông như sau:

  • Day: Người thực hiện dùng ngón tay cái, mô ngón tay út và gốc bàn tay ấn mạnh theo chiều di chuyển tròn lên da 2 bên cột sống tính từ đốt D7 đến vùng hông khoảng 3 lần.
  • Lăn: Người thực hiện dùng các khớp ngón tay, mu bàn tay lăn nhẹ nhàng lên vùng da bị đau nhức nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu và kích thích các dây thần kinh. Tương tự như phương pháp day, người thực hiện tiến hành lăn dọc theo hai bên cột sống tính từ đốt sống D7 đến  vùng hông khoảng 3 lần.
  • Bóp: Người thực hiện đặt tay lên vùng cột sống D7 sau đó lần lượt thực hiện bóp, kéo thịt lên và thả xuống. Tương tự 2 phương pháp trên, hoạt động bóp được tiến hành từ đốt sống D7 đến vùng hông khoảng 3 lần.

Lưu ý, khi tiến hành xoa bóp, người thực hiện cần điều chỉnh lực sao cho phù hợp với thể trạng của người bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng kèm theo các loại dầu xoa bóp để tăng hiệu quả điều trị.

Thực hiện day ấn huyệt vị và nắn chỉnh đĩa đệm

Sau khi day, ấn, xoa bóp vùng hông, mông trong khoảng vài phút, người thực hiện sẽ tiến hành tác động lên các huyệt vị nhằm giải phóng kinh mạch ứ trệ, thúc đẩy tuần hoàn máu từ đó đẩy lùi các cơn đau song song với cải thiện cấu trúc cột sống.

Thực hiện bấm huyệt, nắn chỉnh đĩa đệm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện cấu trúc cột sống
Thực hiện bấm huyệt, nắn chỉnh đĩa đệm giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện cấu trúc cột sống

Để thực hiện công đoạn này, trước tiên người thực hiện cần xác định chính xác vị trí các huyệt vị tương ứng như sau:

  • Huyệt Thận du: Huyệt Thận du có tác dụng lợi thủy, tráng hỏa, cường kiện gân cốt. Vị trí của huyệt thận du nằm ở gai đốt sống thắt lưng thứ 2 đo ngang ra khoảng 1.5 thốn.
  • Huyệt Đại trường du: Huyệt Đại trường du nằm ở gai đốt sống thắt lưng số 4 đo ngang khoảng 1.5 thốn. Huyệt này nằm ngang với huyệt Yêu Dương Quan, có tác dụng giúp hóa trệ, lý khí và điều Trường Vị.
  • Huyệt Giáp tích: Huyệt Giáp tích nằm ở mỏm gai mỗi đốt sống đo ngang khoảng 0.5 thốn. Khi tác động lực vào huyệt này sẽ giúp chữa các bệnh về đau mãn tính, lao, hen suyễn…
  • Huyệt Cách du: Bấm vào huyệt Cách du đem lại công dụng thanh huyết nhiệt, thư giãn vùng ngực, bổ hư lao đồng thời giúp hóa ứ và lý khí. Huyệt Cách du có vị trí nằm tại đốt sống thắt lưng số 7 đo ngang khoảng 1.5 thốn.
  • A thị huyệt: A thị huyệt là huyệt khá đặc biệt, không có vị trí cố định. Tuy nhiên, người thực hiện có thể xác định huyệt bằng cách ấn vào vùng da thịt của đốt sống bị đau nhức trong đó vị trí đau nhức nhất được xác định là A thị huyệt.

Sau khi đã xác định chính xác các huyệt vị thì việc thực hiện bấm huyệt sẽ được thực hiện theo các bước sau:

  • Ấn – day – xoay: Người thực hiện sử dụng mô ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Thận du, Đại trường du và Giáp tích (L5 – S1). Lưu ý, người thực hiện ấn, xoay theo chiều kim đồng hồ trong vòng 3 – 5 phút nhằm làm mềm cơ, tăng hiệu quả làm giảm tình trạng co cứng cơ.
  • Bấm huyệt: Tiếp theo, người thực hiện sử dụng đầu ngón tay ấn vào huyệt Thận du, Giáp tích L1 – S1, Cách du, Đại trường du và A thị huyệt sao cho ngón tay tạo với huyệt vị một góc 90 độ. Lưu ý, khi bắt đầu chỉ nên dùng lực nhẹ sau đó tăng dần đến khi có cảm giác ê tức thì dừng lại.
  • Nắn chỉnh đĩa đệm: Người thực hiện sử dụng ngón tay cái ấn, nắm chỉnh các đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí vốn có theo nguyên tắc nghịch hướng, đối lực. Trong đó, lực sử dụng cần được điều chỉnh dựa theo ngưỡng chịu đựng của người bệnh. Thời gian thực hiện bước này kéo dài trong khoảng 3 – 5 phút. Lưu ý, để đảm bảo tính hiệu quả và tính an toàn thì nên tiến hành chụp MRI, CT trước khi tiến hành nắn chỉnh.

Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Để đạt được hiệu quả điều trị, bên cạnh việc tiến hành xoa bóp, bấm huyệt, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các lưu ý kèm theo khác nghỉ ngơi, xây dựng thói quen sống khoa học.

Tuân thủ các lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm giúp làm tăng hiệu quả trị bệnh
Tuân thủ các lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm giúp làm tăng hiệu quả trị bệnh

Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm:

  • Thay vì việc tự chữa bệnh tại nhà thì người bệnh nên đến các cơ sở xoa bóp, bấm huyệt uy tín để được hỗ trợ từ phía bác sĩ, chuyên gia.
  • Bấm huyệt chỉ là biện pháp bảo tồn vì vậy người bệnh kết hợp xoa bóp, bấm huyệt với các phương pháp điều trị khác như châm cứu, vật lý trị liệu, dùng thuốc… để tăng hiệu quả chữa bệnh.
  • Tránh tình trạng mang vác, lao động quá sức trong quá trình điều trị bệnh.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý và không nên duy trì một tư thế ngồi trong thời gian quá lâu.
  • Xây dựng chất dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho việc phục hồi sức khỏe xương khớp như tôm, thịt, trứng, cá hồi, rau xanh, xương hầm, hoa quả tươi…
  • Không sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán… làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục đĩa đệm.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu, bia… khiến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giảm sút. Từ đó có thể gây ra các phản ứng viêm nhiễm xương khớp và làm tăng tốc độ lão hóa.

Trên đây là những thông tin về phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm, hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không? Sau...
Tỷ lệ người mắc các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm đang ngày một gia tăng đặc biệt đối tượng người trẻ có xu hướng mắc bệnh đáng báo động. Đây là bệnh nguy hiểm, khả năng phải phẫu thuật là rất cao. Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 là một trong những...
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý cột sống thắt lưng phổ biến. Nếu không được phát hiện và điều trị, triệu chứng đau nhức kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động và tâm lý bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng...
Hiện nay, phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn đang nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người bệnh. Bởi đây là phương pháp chữa trị an toàn, không để lại biến chứng có hại đến sức khỏe của người bệnh mà lại tiết kiệm về chi phí. Cùng tìm hiểu ngay diện chẩn chữa...
Khi các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa tỏ ra không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tâm lý lo lắng do áp dụng biện pháp xâm lấn khiến nhiều người thắc mắc “Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?” Trong bài viết sau đây, tapchidongy.org sẽ chia sẻ...
Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu TPHCM và Hà Nội tốt nhất? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân bị thoát vị nói riêng và các bệnh lý về cột sống nói chung. Dưới đây là danh sách các địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà...
Theo các chuyên gia, câu hỏi nhiều người băn khoăn nhất khi tham gia tập luyện là người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Để giải đáp câu hỏi, hãy cùng tapchidongy.org tìm hiểu một số thông tin ngay sau đây. Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Người bị bệnh thoát vị đĩa...
Dùng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là mẹo dân gian được lưu truyền từ nhiều đời. Vậy hiệu quả, cách dùng của phương pháp này như thế nào? Tapchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm của cây mần ri trong bài viết dưới đây....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan