Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý cột sống thắt lưng phổ biến. Nếu không được phát hiện và điều trị, triệu chứng đau nhức kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động và tâm lý bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 L5 và cách điều trị dứt điểm, thông tin hữu ích sau đây, mọi người đừng bỏ qua.  

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?

Vị trí và cấu tạo của đĩa đệm

Đĩa đệm là mô mềm nằm giữa các đốt sống trên cột sống có chức năng giảm ma sát, giảm chấn động khi cơ thể vận động khiến con người hoạt động linh hoạt hơn. Cấu trúc của đĩa đệm được xếp theo vòng tròn đồng tâm bao gồm: nhân nhầy và bao xơ.

Hình minh họa cấu tạo đĩa đệm
Hình minh họa cấu tạo đĩa đệm

Khi đĩa đệm bị tác động, suy yếu có thể dẫn đến tình trạng bao xơ bên ngoài bị biến dạng, rách, nứt, khiến nhân nhầy bên trong tràn ra bên ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh gây tê bì và đau nhức.

Xác định vị trí đốt sống L4 L5

Trong số các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm thì có tới 64% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5.

Theo giải phẫu học, cột sống là phần trụ cột duy nhất giúp nâng đỡ cơ thể con người, thực hiện các vận động đi đứng, xoay vặn mình. Cột sống có cấu tạo gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, xen kẽ bởi các đĩa đệm chia làm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ (C1-C7), 12 đốt sống lưng (D1-D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1-L5), 5 đốt sống ở hông (S1-S5) và 4 đốt sống cụt.

Đốt sống L4-L5 là hai đốt sống thắt lưng nằm ở vị trí thấp nhất, chịu nhiều tác động về lực nhất do chức năng nâng đỡ nửa trên cơ thể, góp phần giúp con người xoay gập vặn mình…Vì chịu nhiều áp lực nên đây là hai đốt sống có nguy cơ bị thoái hóa và chịu tổn thương nhiều hơn so với các vị trí khác.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 L5

Những dấu hiệu thường thấy của thoát vị đĩa đệm L4 L5 mọi người cần nắm được sau đây, mục đích là phát hiện bệnh sớm, chủ động điều trị:

  • Đau vùng thắt lưng: Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng, tăng dần theo thời gian nếu không được xử lý.
  • Đau dây thần kinh tọa: Đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa dẫn đến cơn đau kéo dài từ hông xuống đến chân, dọc theo đường dây thần kinh này chạy qua, gây khó khăn trong việc đi lại, vận động.
  • Tê bì, mất cảm giác: Người bệnh có cảm giác bị tê như kiến bò hoặc mất cảm giác ở nửa dưới cơ thể, dọc từ phần cột sống lưng xuống chân.
  • Teo và yếu cơ: Khối thoát vị chèn ép lên tủy sống, rễ thần kinh lâu ngày dẫn đến quá trình lưu thông dinh dưỡng và máu đến các khu vực cơ bị cản trở khiến các cơ trở nên  yếu và teo dần.
  • Suy nhược cơ thể: Những cơn đau kéo dài khiến bệnh nhân khó khăn trong vận động, hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày, dẫn đến tâm trạng chán nản, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm nói chung và vị trí thoát vị đĩa đệm L4 L5 nói riêng là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh.

Nếu không phát hiện kịp thời, can thiệp sớm bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau rễ thần kinh: Đây là biến chứng trong giai đoạn sớm khi các chất nhầy bên trong đĩa đệm chưa bị tràn ra ngoài nhưng đĩa đệm bị phình lồi, chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra cơn đau âm ỉ, theo thời gian sẽ đau dữ dội và tái phát nhiều hơn làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
  • Rối loạn cảm giác: Khi các rễ thần kinh bị tổn thương do chèn ép sẽ dẫn đến phần da khu vực đó mất cảm giác, tê bì, không phân biệt được nóng lạnh.
  • Rối loạn cơ thắt: Vị trí đốt sống L4-L5 ở đoạn thấp nhất của thắt lưng, khi các rễ thần kinh tại đây bị chèn ép sẽ gây ra tình trạng rối loạn đại tiểu tiện, đi ngoài không tự chủ.
  • Rối loạn vận động thậm chí bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc đầu người bệnh sẽ khó khăn khi vận động, không được chữa sớm, càng về sau nguy cơ bại liệt càng cao.

Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, y học đã trở nên tiến bộ hơn rất nhiều vì thế việc chẩn đoán và phát hiện ra bệnh thoát vị đĩa đệm cũng trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.

  • Khám lâm sàng: Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện ra người bệnh bị thoát vị đĩa đệm bằng một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng, quan sát tư thế người bệnh.
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Với những máy móc hiện đại, bác sĩ dễ dàng xem được hình ảnh cột sống thông qua các phương pháp như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp CT. Từ đó sẽ xác định vị trí và mức độ thoát vị tại khu vực cột sống chính xác nhất.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Tùy vào tình trạng của người bệnh, giai đoạn phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị nội khoa: 

Trong giai đoạn đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được khuyến khích sử dụng phương pháp điều trị nội khoa để bảo tồn thay vì phẫu thuật xâm lấn. Phương pháp này cho phép điều trị bằng thuốc Đông hoặc Tây y kết hợp với vật lý trị liệu.

  • Sử dụng thuốc Tây y: Các loại thuốc Tây thường được dùng trong điều trị ví dụ như nhóm thuốc giảm đau (aspirin, paracetamol,…); kháng viêm không steroid (diclofenac, meloxicam, ibuprofen…); ngoài ra còn có một số thuốc bổ thần kinh giúp bổ sung vi chất giúp hệ vận động của người bệnh trở nên linh hoạt hơn như vitamin B1, B6, B12. Thuốc này không giúp chưa khỏi hẳn bệnh mà chỉ giảm đau, giảm các triệu chứng, bắt buộc dùng trong thời gian dài vì nếu ngừng cơn đau sẽ tái phát. Những loại thuốc Tây điều trị xương khớp thường chứa corticoid vì vậy gây ra tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, giảm chức năng của gan thận,..
  • Sử dụng thuốc Đông y: Thuốc Đông y có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên nên an toàn hơn, hiếm khi gặp tác dụng phụ. Theo quan điểm, chữa bệnh thì phải chữa từ gốc nên khi dùng thuốc Đông y sẽ mất nhiều thời gian hơn và hiệu quả theo từng cơ địa mỗi người.
  • Các phương pháp dân gian: Có một số loại lá cây thường được dùng để đắp lên vị trí thoát vị đĩa đệm công dụng giảm đau như lá ngải cứu sao khô với muối hạt, nhánh xương rồng hơ nóng…Những loại lá này dễ tìm và chuẩn bị tại nhà nhưng chỉ có thể giảm đau và phải làm thường xuyên mới thấy kết quả.
  • Vật lý trị liệu: Những bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh kéo giãn cột sống, giảm đau, nắn chỉnh đĩa đệm trở lại vị trí. Kết hợp cùng massage, châm cứu bấm huyệt hỗ trợ khai thông kinh lạc, tăng tuần hoàn máu giúp các cơ vận động trở nên linh hoạt hơn. Đối với phương pháp này, cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Phương pháp vật lý trị liệu giúp người bệnh giảm đau, kéo giãn cột sống
Phương pháp vật lý trị liệu giúp người bệnh giảm đau, kéo giãn cột sống

Điều trị ngoại khoa:

Trong các trường hợp điều trị nội khoa thất bại sau khoảng thời gian 5-8 tuần hoặc người bệnh có nguy cơ bại liệt thì buộc phải can thiệp bằng điều trị ngoại khoa.

Các phương pháp phẫu thuật như:

  • Phẫu thuật mổ mở hoặc qua ống banh giúp giải phóng các rễ thần kinh.
  • Phẫu thuật nội soi loại bỏ nhân thoát vị.

Ngoài ra, còn có một số phương pháp hiện đại mới như phẫu thuật bằng sóng radio, phẫu thuật bằng robot. Những phương pháp này còn tùy thuộc vào hệ thống máy móc, cơ sở vật chất của các bệnh viện khác nhau.

Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau tùy theo tính chất, mức độ tổn thương của người bệnh. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất, tránh tái phát bệnh.

Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 mỗi người cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung canxi, vitamin D và các khoáng chất giúp xương khỏe mạnh. Ngoài ra, thường xuyên tập luyện vận động để tăng cường dẻo dai cho xương khớp. Đặc biệt, những người đã bị thoát vị đĩa đệm nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tích cực tham gia điều trị để ngăn ngừa biến chứng xấu của bệnh.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Mổ thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp cuối cùng người bệnh phải lựa chọn khi các biện pháp bảo tồn không mang lại kết quả. Với những người sống tại thành phố Hồ Chí Minh, mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy là sự lựa chọn đầu tiên. Chi phí mổ tại Chợ...
Viện Quân y 103 là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng được nhiều người đánh giá cao? Tại đây có nhiều chuyên khoa như xương khớp, tai mũi họng, phụ sản... Điều trị thoát vị đĩa đệm viện 103 có tốt không? Giá bao nhiêu? Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm, chúng ta hãy...
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý cột sống thắt lưng phổ biến. Nếu không được phát hiện và điều trị, triệu chứng đau nhức kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động và tâm lý bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng...
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không có lẽ là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh. Nhiều người nghĩ rằng việc nằm nghỉ ngơi nhiều sẽ tốt cho quá trình điều trị. Thực tế, liệu có phải như thế không? Chúng ta hãy cùng giải đáp câu hỏi đó qua bài viết dưới đây của Tạp...
Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu TPHCM và Hà Nội tốt nhất? Đây là thắc mắc của nhiều bệnh nhân bị thoát vị nói riêng và các bệnh lý về cột sống nói chung. Dưới đây là danh sách các địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà...
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm...
Thoát vị đĩa đệm tiếng Anh là gì? Thuật ngữ tiếng anh chỉ bệnh thoát vị đĩa đệm là thông tin được khá nhiều người quan tâm. Bởi đôi khi họ muốn đọc thêm các tài liệu tiếng anh nhằm hiểu sâu hơn về bệnh lý. Chúng ta hãy cùng tham khảo bài chia sẻ sau đây để có được...
Tập gym giúp kiểm soát vóc dáng, cải thiện sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Vậy, với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Nếu có thì đâu là các bài tập phù hợp với đối tượng này cùng các lưu ý khi tập là gì? Thoát vị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan