Người mắc bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người. Các phương pháp điều trị hiện nay thường chỉ tập trung vào giảm nhẹ triệu chứng mà chưa đẩy lùi tận gốc căn nguyên gây bệnh. Điều này khiến viêm da cơ địa thường xuyên tái phát gây lo lắng, hoang mang cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết về câu hỏi bênh có chữa được không và cách điều trị hiệu quả.
Viêm da cơ địa là gì? Đây là căn bệnh da liễu được xếp vào những chứng viêm da tự miễn. Bệnh xuất hiện với các triệu chứng đặc trưng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nước li ti ngoài da, hiện tượng da khô và nứt nẻ… Các triệu chứng đeo bám dai dẳng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe người bệnh.
Giải đáp: Viêm da cơ địa có thể chữa khỏi được không?
Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính. Triệu chứng của bệnh xuất hiện theo từng đợt. Nhiều trường hợp thuyên giảm sau đó rồi lại nhanh chóng tái phát, khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh hoặc sinh hoạt ăn uống không khoa học.
Việc điều trị khỏi hoàn toàn viêm da cơ địa thường khó khăn. Tuy nhiên nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa khả năng tái phát của bệnh. Các triệu chứng cũng theo đó thuyên giảm nhiều sau những đợt bùng phát của bệnh. Viêm da cơ địa có khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị có ngăn chặn hoàn toàn được nguyên nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng tự nhiên của làn da hay không?
- Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, triệu chứng có thể được cải thiện hoàn toàn. Trong suốt giai đoạn điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Việc xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học cũng tác động lớn đến khả năng khỏi bệnh.
- Một số trường hợp viêm da cơ địa đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đây là giai đoạn nghiêm trọng, có nhiều biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm… Khi này việc chữa bệnh sẽ tập trung vào kiểm soát cảm giác ngứa ngáy, viêm loét ngoài da. Người bệnh có thể đối mặt với việc phải sống chung với viêm da cơ địa.
Ngoài ra, thời gian điều trị cho bệnh nhân viêm da cơ địa có thể kéo dài từ 1 – 3 tháng hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý. Tốt hơn hết người bệnh nên sớm đi khám ở cơ sở y tế uy tín khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm da cơ địa.
Giải đáp: Viêm da cơ địa có gây nguy hiểm không?
Bên cạnh băn khoăn viêm da cơ địa có chữa được không thì nỗi lo lắng bệnh có nguy hiểm không cũng đeo bám bệnh nhân. Căn bệnh viêm da cơ địa tác động đến các đối tượng ở mọi độ tuổi. Bệnh không gây ra những nguy hiểm trực tiếp đến sức khoẻ nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu tới làn da và tâm lý.
Hiện tượng ngứa rát ngoài da gây ra nhiều khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Khi gãi quá mạnh dẫn đến tổn thương trầy xước tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm và mưng mủ… Khi này bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng tăng nguy cơ bội nhiễm ngoài da, khó điều trị.
Người bệnh nếu không được chăm sóc và điều trị da liễu đúng cách có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng. Viêm da cơ địa thường đi kèm với các bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn, suy hô hấp… Tổn thương viêm da vùng quanh mắt ảnh hưởng đến thị giác, viêm kết mạc…
Viêm da cơ địa có để lại sẹo? Các vết thâm sẹo, sẹo lồi lõm xuất hiện do chính thói quen gãi mạnh ngoài da cũng như vệ sinh làn da bị bệnh không đúng cách. Thẩm mỹ của làn da bị ảnh hưởng tạo nên sự tự ti trong giao tiếp, tâm lý trầm cảm của người bệnh.
Viêm da cơ địa nguyên nhân và cách điều trị
Viêm da cơ địa có thể chữa khỏi được nếu kịp thời có biện pháp phòng và chữa bệnh. Dưới đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân gây bệnh cũng như những cách điều trị bệnh phổ biến hiện nay.
Tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh
Rất khó để xác định chính xác tác nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên dựa vào cơ chế phát bệnh cơ bản dưới đây, có thể xác định được nhưng yếu tố tác động khiến bùng phát viêm da cơ địa.
Nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có cha mẹ hay người thân mắc bệnh, tỷ lệ trẻ sinh ra có khả năng phải đối mặt với chứng viêm da cơ địa lên đến 60-80%.
- Hệ miễn dịch yếu: Cơ địa nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn, virus tạo điều kiện cho viêm da cơ địa bùng phát.
- Yếu tố thời tiết: Thời điểm giao mùa, hay thời tiết quá khô hay ẩm thấp khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn.
- Môi trường ô nhiễm: Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa hay lông động vật, tác động lên da gây viêm da cơ địa. Bên cạnh đó việc vệ sinh làn da không đảm bảo cũng là môi trường thuận lợi để phát bệnh.
- Dị ứng thực phẩm: Dị ứng hải sản, trứng, sữa đậu cá cũng là nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Sử dụng rượu bia, chất kích thích khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn và khó điều trị…
- Tác động tâm lý: Quá căng thẳng, stress do công việc, cuộc sống, học tập được coi là một trong những nguyên nhân gián tiếp của viêm da cơ địa.
Những cách điều trị viêm da cơ địa phổ biến
Một số phương pháp đẩy lùi viêm da cơ địa hiệu quả bạn đọc nên tham khảo:
Chữa viêm da cơ địa bằng phương pháp dân gian tiện lợi, an toàn
Ở mức độ bệnh mới khởi phát và mức độ còn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dân gian. Cách này có thể sử dụng nhiều những thảo dược quen thuộc quanh cuộc sống. Ưu điểm mang lại là tiện lợi, tiết kiệm chi phí.
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế: Ngâm lá khế trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Vớt ra để ráo rồi giã nát cùng một ít muối. Chà nhẹ phần bã đã giã lên vùng da bị viêm.
- Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại: Lấy 200gr lá ngải dại rửa sạch, đun cùng 500ml nước cho đến khi cạn còn 1 nửa. Chia thành 2 phần uống trong ngày.
- Cây lược vàng chữa viêm da cơ địa: Lá cây lược vàng có thể dùng để giã nát và đắp ngoài da. Bên cạnh đó nước sắc từ lá lược vàng có thể uống mang lại công dụng thanh nhiệt giải độc.
- Cách chữa viêm da cơ địa từ cây vòi voi: Dùng 2-3 nhánh vòi voi rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn. Đăp hỗn hợp lên da khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt: Có thể dùng lá lốt để đắp lên da, cách thực hiện như với cây sài đất hay lá khế. Ngoài ra lá lốt dùng sắc nước, dùng phần nước để uống giúp cải thiện bệnh từ bên trong.
Sử dụng các loại thuốc chữa viêm da cơ địa phổ biến từ Tây y
Thuốc Tây y là lựa chọn chữa bệnh của phần lớn bệnh nhân. Cách này giúp giảm nhẹ triệu chứng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc chưa chữa được dứt điểm bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ.
Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê cho người bệnh viêm da cơ địa:
- Kem dưỡng ẩm dùng làm dịu nhẹ da, giảm ngứa
- Thuốc bôi ngoài chứa Corticoisteroid làm ức chế miễn dịch tại chỗ. Một số loại tiêu biểu gồm: Tacrolimus, Pimecrolimu…
- Thuốc uống Corticosteroid: Cần dùng theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan nên người dùng cần cân nhắc và cẩn trọng.
- Thuốc kháng histamin được kê theo liều lương cụ thể dựa trên tình trạng bệnh nhằm giảm cơn ngứa.
Ngoài ra hiện nay y học đang phát triển liệu pháp ánh sáng trong trị các bệnh viêm da. Cách này không phù hợp với làn da nhạy cảm bởi dễ gây bỏng rát thậm chí ung thư da.
Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng bừa bãi thuốc Tây y, Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gây nhờn thuốc, tác dụng phụ…
Giải pháp điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y dứt điểm tận gốc
Đông y là cách chữa bệnh được nhiều người ưa chuộng. Bệnh viêm da cơ địa nếu sử dụng thuốc Đông y có thể được cải thiện tận gốc, hạn chế tối đa khả năng tái phát của bệnh. Y học cổ truyền sử dụng các loại thảo dược lành tính, giúp thanh nhiệt, bổ gan thận, đào thải độc tố…
Một số bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ y học cổ truyền hiệu quả gồm:
- Bài thuốc số 1 – Tiêu phong tán: Gồm các dược liệu như sinh địa, kim ngân, hương truật, sài đất, thổ phục linh, rau má mỗi loại 12gr, đương quy, kinh giới, khổ sâm, lấy 10gr mỗi loại, ngưu bàng tử, phòng phong, tri mẫu,thạch cao 8gr, 6gr dược liệu thuyền thoái, 4gr cam thảo.
- Bài thuốc số 2- Tiêu độc thang: Bồ công anh 16gr, sài đất 16gr, kim ngân dây 12gr, cam thảo 12gr, thương nhĩ tử 12g
- Bài thuốc số 3 – Tán độc bổ huyết: Được bào chế từ rau má 30gr, trúc diệp 20gr,mạch đông 20gr, sài đất 10gr, liên kiều 10gr, đan sâm10gr
- Bài thuốc số 4 – An bì thang: Thành phần chiết xuất từ nhiều loại thảo dược có công dụng thanh nhiệt, khu phong, dưỡng huyết như tang bạch bì, bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ và hồng hoa… Với 3 chế phẩm thuốc uống – thanh nhiệt, giải độc, điều hòa khí huyết, thuốc rửa- sát khuẩn, ngừa viêm; thuốc bôi – dưỡng ẩm, mềm da.
Trên đây là những giải đáp cho người bệnh về vướng mắc bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? có tự hết không? Hy vọng bạn đọc đã có cho mình kiến thức bổ ích về bệnh để phòng và điều trị hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!