Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền? Tỉ lệ thành công có cao không? Đây là thắc mắc chung của bệnh nhân thoát vị. Phẫu thuật là phương án cuối cùng của người bệnh khi các biện pháp bảo tồn không mang lại được kết quả như mong đợi. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây.
Mổ thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi nào?
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa 2 đốt sống, có tác dụng giúp hệ xương khớp được dẻo dai mỗi khi vận động, di chuyển. Một khi bộ phận này bị rách, lệch ra khỏi vị trí vốn có nó sẽ gây ra các cơn đau nhức. Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nó đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh, nguy cơ bại liệt cao nếu không được xử lý.
Điều trị thoát vị đĩa đệm có 2 cách là điều trị bảo tồn và phẫu thuật. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi và chỉ khi các phương pháp bảo tồn không mang lại tác dụng.
Cụ thể bạn sẽ được chỉ định mổ phẫu thuật khi:
- Điều trị nội khoa (dùng thuốc, vật lý trị liệu) không có dấu hiệu thuyên giảm sau 5-8 tuần.
- Thoát vị đĩa đệm cấp tính: Bao xơ bị rách, đĩa đệm di trú chèn ép dây thần kinh cấp tính.
- Bị hội chứng đuôi ngựa, gây liệt: khối thoát vị lớn chui vào tủy sống, gây liệt các chi, rối loạn cảm giác và cơ tròn ở tầng sinh môn.
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng và chi phí mổ cũng không cố định. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp. Chi phí một ca mổ thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào độ khó của kỹ thuật, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ của từng bệnh viện.
Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật với mức giá để bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền:
Phẫu thuật hở:
Đây là phương pháp mổ truyền thống, bác sĩ can thiệp bằng cách mở vị trí bị thoát vị đĩa đệm, loại bỏ khối thoát vị để giải phóng hệ thống rễ thần kinh. Đây là phương pháp phẫu thuật chi phí thấp nhất khoảng chừng 15 – 20 triệu.
Phẫu thuật nội soi:
Phương pháp mổ nội soi là phương pháp tân tiến sử dụng ống nội soi gắn camera qua lỗ liên hợp để loại bỏ khối thoát vị. Do đây là phương pháp mổ mới, ít gây xâm lấn nên chi phí cao hơn so với phẫu thuật hở. Một ca phẫu thuật đĩa đệm nội soi giá khoảng chừng 20 – 25 triệu.
Phẫu thuật bằng laser:
Đây là phương pháp rất tân tiến, sử dụng tia laser có tần số sóng phù hợp chiếu qua da ở khu vực bị thoát vị, đốt một lượng nhỏ nhân nhầy của khối thoát vị, giảm áp lực chèn ép lên các dây thần kinh và hạn chế rách bao xơ bên ngoài đĩa đệm. Với phương pháp phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ không bị chảy máu, xâm lấn và thời gian nằm viện ngắn ngày.
Chi phí cho một ca phẫu thuật bằng laser dao động trong khoảng 30 – 50 triệu. Bệnh nhân có thể xuất viện thậm chí đi lại vài giờ sau phẫu thuật.
Phẫu thuật bằng robot:
Đây là phương pháp phẫu thuật thoát vị đắt tiền nhất nhưng ưu điểm là độ chính xác rất cao. Giá mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot dao động từ 80 – 100 triệu.
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?
Để có thể đánh giá được địa chỉ phẫu thuật tốt hay không, chúng ta cần dựa vào: chất lượng dịch vụ, máy móc trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ. Tùy vào nhu cầu của người bệnh, lời khuyên từ bác sĩ để lựa chọn mổ thoát vị ở bệnh viện công hoặc bệnh viện tư.
Sự khác nhau lớn nhất giữa bệnh viện công và bệnh viện tư là về dịch vụ chăm sóc và giá cả. Ở bệnh viện công, do nhà nước quản lý và có kinh phí duy trì hàng năm nên chi phí tương đối rẻ hơn đồng thời chấp nhận bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải đặc biệt là các bệnh viện công ở những thành phố lớn gây ra bất tiện với bệnh nhân và người nhà.
Bệnh viện tư có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ chăm sóc rất tốt, người bệnh không phải chờ đợi lâu, không diễn ra tình trạng thiếu phòng, thiếu giường. Nhược điểm lớn nhất là chi phí cao hơn nhiều so với bệnh viện công và ở một số nơi chưa có khả năng điều trị bệnh lý phức tạp.
Một số địa chỉ uy tín để mổ thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:
- Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội): Ngoài điều kiện cơ bản như kỹ thuật mổ, máy móc, trang thiết bị…đây còn là nơi tập trung nhiều bác sĩ đầu ngành về xương khớp.
- Bệnh viện 108 (Hà Nội): Là một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt cấp nhà nước, đi đầu trong công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu y khoa. Trang thiết bị y tế hàng đầu cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, ở cả điều trị nội và ngoại khoa.
- Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ Chí Minh): Thành lập từ năm 1900, nằm trong top cơ sở y tế tốt nhất nước ta, quy tụ các bác sĩ đầu ngành xương khớp, không ngừng cải tiến kỹ thuật y học tiên tiến.
- Bệnh viện Vinmec: Là bệnh viện đa khoa vận hành theo tiêu chuẩn Quốc tế, nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ phía những bệnh nhân về chất lượng dịch vụ, thiết bị máy móc hiện đại, tay nghề bác sĩ cao.
- Bệnh viện đa khoa Thu Cúc: Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, bệnh viện Thu Cúc đến nay được đông đảo người bệnh đánh giá cao cả về chất lượng khám chữa bệnh và cơ sở vật chất hiện đại vượt trội, trang thiết bị tiên tiến.
Những Rủi Ro Khi Phẫu Thuật Thoát Vị Đĩa Đệm
Bất kỳ điều trị ngoại khoa nào cũng có thể tiềm ẩn rủi ro, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không ngoại lệ. Đặc biệt, đối với người cao tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch càng không đơn giản khi lựa chọn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm.
Một số rủi ro cần lưu ý mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh như sau:
- Tái phát: Đây là trường hợp thường xảy ra, khi người bệnh không có chế độ nghỉ ngơi, tập vận động phù hợp sau khi phẫu thuật. Theo thống kế, có 85-95% ca bị tái phát sau phẫu thuật.
- Nhiễm trùng vết mổ: Trường hợp này xảy ra khi trong quá trình phẫu thuật hở vị trí thoát vị không được đảm bảo dẫn đến vết thương sau mổ bị nhiễm trùng.
- Thoái hóa: Với những người đã có tiền sử thoát vị, cột sống ngày càng yếu đi và nguy cơ thoái hóa cao. Phẫu thuật chỉ phần nào giải phóng chèn ép dây thần kinh tại thời điểm đó mà thôi.
Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Sau Phẫu Thuật
Chế độ dinh dưỡng:
Người bệnh sau phẫu thuật cần có khẩu phần ăn hợp lý, không chỉ để hồi phục sức khỏe mà còn góp phần thúc đẩy quá trình điều trị, củng cố xương khớp. Một số loại thực phẩm được khuyên dùng như:
- Các thực phẩm giàu Axit béo Omega-3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, tôm, cua… giúp giảm tổn thương sụn, đĩa đệm.
- Các loại rau có màu xanh đậm như cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải và bông cải không chỉ bổ sung chất xơ cho cơ thể mà cung cấp nhiều loại vitamin (vitamin A, C, K) và những khoáng chất như sắt, canxi tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Vitamin D có thể tìm thấy trong trứng, yến mạch, hàu, nấm…được coi như đường dẫn để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
- Các loại sữa giúp bổ sung canxi cho xương khớp chắc khỏe như sữa bò, sữa công thức (bao gồm cả sữa bột, sữa nước), sữa đậu nành…
Vật lý trị liệu:
Bên cạnh xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cùng chế độ nghỉ ngơi, người bệnh sẽ được chỉ định tham gia những buổi vật lý trị liệu tại các cơ sở uy tín dưới sự theo dõi của bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục.
Với một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể cho phép người bệnh tự tập một vài động tác nhẹ nhàng tại nhà ví dụ như yoga, bơi lội, đi bộ…Những bài tập vận động đơn giản, không mất nhiều sức sẽ giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn, thư giãn gân cốt, kéo giãn cột sống.
Trên đây là một số chia sẻ liên quan đến câu hỏi mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền. Thực tế, bệnh hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi mà không cần dùng biện pháp can thiệp xâm lấn với điều kiện cần được phát hiện kịp thời. Ngay khi có dấu hiệu đau nhức cổ vai gáy, vùng thắt lưng dài ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, mọi người nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, được tư vấn cụ thể.
Thông tin hữu ích với người xem
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!