Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vào mùa hè, tình trạng nổi mẩn ngứa, dị ứng thường hay xuất hiện hơn so với các thời điểm khác trong năm. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người thường sử dụng các sản phẩm trị mẩn ngứa. Chúng có tác dụng xọa dịu cảm giác ngứa rát khó chịu tạm thời và hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy. Thuốc trị mẩn ngứa nào tốt hiện nay? Tham khảo 7+ sản phẩm được đánh giá an toàn, lành tính sau:

Các nhóm thuốc trị mẩn ngứa mang lại hiệu quả cao

Mẩn ngứa là tình trạng bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Mặt khác, nó còn có thể tái đi tái lại nhiều lần trong năm, gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

Khi bị nổi mẩn ngứa, nhiều người thường sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là một số nhóm thuốc mang lại hiệu quả cao, an toàn, tiết kiệm chi phí:

Thuốc kháng histamin

Histamin là một chất trung gian trong phản ứng quá mẫn, dị ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa trên da. Do đó, nếu không may bị nổi mẩn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng Histamin.

Về bản chất, chúng có sự đối kháng cạnh tranh với Histamin. Hiểu đơn giản, nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của histamin, ức chế các phản ứng dị ứng nổi mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay…. Một số loại thuốc kháng Histamin thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Loratadine: Có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa.
  • Levocetirizine Dihydrochloride: Giúp giảm cảm giác châm chích, ngứa ngáy khó chịu.
  • Fexofenadine: Làm giảm tình trạng sẩn phù, mụn nhọt.
  • Cetirizine: Hỗ trợ giảm mẩn, mụn, giảm ngứa.
Cetirizine có tác dụng giảm ngứa
Cetirizine có tác dụng giảm ngứa

Trường hợp bị nổi mẩn ngứa không xác định được nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc trị mẩn ngứa với cơ chế mạnh hơn như:

  • Vistaril: Giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm mụn nhọt, sưng phù trên da.
  • Clarinex: Thường được dùng trong trường hợp nổi mẩn ngứa khắp người, các triệu chứng lan nhanh, khó kiểm soát.

Mặc dù mang tới hiệu quả, tuy nhiên trong thời gian sử dụng thuốc mẩn ngứa kháng Histamin, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, táo bón… Một số loại thuốc kháng Histamin còn gây ra tình trạng buồn ngủ kéo dài suốt cả ngày.

Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da là loại thuốc chữa mẩn ngứa được sử dụng khá phổ biến. Chúng thẩm thấu nhanh qua da và phát huy công cụng nhanh chóng. Nhờ vậy, tình trạng ngứa rát được xoa dịu, ngăn ngừa viêm nhiễm xuất hiện.

Trong các loại thuốc bôi ngoài da trị mẩn ngứa thường có các thành phần như thuốc kháng Histamin, chất cấp ẩm làm mềm da, thuốc chống viêm…

Thuốc chống viêm

Các loại thuốc chống viêm corticoid thường được sử dụng trong những trường hợp dị ứng, nổi mẩn đỏ nghiêm trọng có kèm theo các triệu chứng khó thở, nôn mửa liên tục… Ngoài ra, loại thuốc trị mẩn ngứa này cũng thường được kê đơn trong trường hợp người bệnh bị mề đay mãn tính, không còn khả năng đáp ứng với thuốc kháng Histamin.

Thuốc chống viêm hoạt động dựa trên cơ chế ức chế quá trình sản sinh ra Histamin. Do đó, chúng phát huy tác dụng một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao.

Tuy vậy, sử dụng thuốc chống viêm cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: Gây ức chế miễn dịch, loét dạ dày, phù tích nước…

Thuốc trị mẩn ngứa nào tốt? Top 6 sản phẩm an toàn, hiệu quả hàng đầu.

Việc tìm kiếm được loại thuốc chữa trị mẩn ngứa để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu là mong muốn của nhiều người. Dưới đây là 6+ sản phẩm an toàn, hiệu quả và được các bác sĩ khuyên dùng:

Thuốc chữa trị mẩn ngứa Phenergan

Phenergan là một trong những loại thuốc mẩn ngứa thuộc nhóm kháng Histamin. Loại thuốc này hoạt động dựa trên khả năng ức chế phản ứng viêm do hoạt chất Histamin gây ra, giảm bớt triệu chứng ngứa, nổi mẩn khó chịu.

  • Thành phần chính: Hoạt chất Promethazine và một số thành phần khác.
  • Cách dùng: Làm sạch vùng da bị mẩn ngứa và thoa đều một lượng vừa đủ Phenergan, mỗi ngày thoa khoảng 3 – 4 lần.
  • Giá tham khảo: 13.000 VNĐ.
Phenergan là một trong những loại thuốc mẩn ngứa thuộc nhóm kháng Histamin
Phenergan là một trong những loại thuốc mẩn ngứa thuộc nhóm kháng Histamin

Không nên sử dụng thuốc mẩn ngứa Phenergan với người bị rò rỉ dịch tiết, người đang có vết thương hở. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng ảo giác, kích ứng da hay nhạy cảm với ánh sáng.

Hydrocortisone Cream 1%

Hydrocortisone Cream 1% là thuốc trị mẩn ngứa có hiệu quả cao và ít gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể. Đây là sản phẩm thuốc nhóm chống viêm steroid, có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ da. Sau khi sử dụng, người bệnh cảm thấy dịu nhẹ, không còn cảm giác ngứa rát khó chịu.

  • Thành phần: Gồm parafin lỏng, chlorocresol 1mg, nước tinh khiết, sáp nhũ hóa cetomacrogol 90mg và một số hợp chất khác.
  • Cách dùng: Thao một lớp mỏng lên da, chú ý chỉ thoa trong phạm vi nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ. Sau khi thuốc hấp thụ vào da, bạn nên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để tránh làm da bị khô, bong tróc.
  • Giá tham khảo: 100.000 VNĐ.

Người bệnh không nên thoa thuốc mẩn ngứa Hydrocortisone Cream 1% lên những vùng da bị thương, có dấu hiệu nhiễm trùng. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây khô da, teo hoặc thậm chí là rạn da nếu sử dụng sai cách.

Thuốc trị mẩn ngứa Eumovate

Thuốc điều trị mẩn ngứa khắp người Eumovate có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về nổi mề đay, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

  • Thành phần: Hoạt chất Clobetasone Butyrate 0,05% thuộc nhóm thuốc Corticoid và một số tá dược vừa đủ.
  • Cách dùng: Thoa đều Eumovate lên những vùng da bị mẩn ngứa sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất được thẩm thấu nhanh và sâu hơn.
  • Giá tham khảo: 24.000 VNĐ.

Eumovate không thích hợp với những vùng da bị mụn trứng cá, mụn nhọt hay xuất hiện vết trầy xước. Trẻ em, phụ nữ mang thai là những đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như nổi mụn, phát ban, rối loạn sắc tố trên da trong quá trình sử dụng thuốc.

Protopic chữa mẩn ngứa an toàn và hiệu quả

Protopic là loại thuốc trị mẩn ngứa có tác dụng ứng chế quá trình tăng sinh quá mắc của Lympho T. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn có khả năng kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa khó chịu trên da.

  • Thành phần: Tacrolimus, Petroleum trắng, sáp ong trắng, paraffin….
  • Cách dùng: Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ thoa đều lên vùng da bị nổi mẩn ngứa mỗi ngày 2 lần.
  • Giá tham khảo: 500.000 VNĐ.

Trong quá trình dùng thuốc Protopci, người bệnh cần chú ý quan sát tình trạng da trong vòng 1 tuần đầu. Loại thuốc này có thể gây ra một số phản ứng với cơ thể như phù nề, viêm da, ban đỏ…

Thuốc chữa trị mẩn ngứa khắp người Diphenhydramine

Diphenhydramine là thuốc kháng sinh chống Histamin, làm giảm tình trạng nổi mẩn ngứa hiệu quả. Diphenhydramine cũng giúp giảm ngứa, giảm đau với những trường hợp bị côn trùng cắn, bỏng nhẹ, cháy nắng… Bên cạnh đó, thuốc còn được kê đơn để điều trị tình trạng nổi mề đay, ngứa ran, cảm lạnh, cải thiện tình trạng mất ngủ, say tàu xe…

  • Thành phần: Kẽm Acetate, Allantoin và một số tá dược khác.
  • Cách dùng: Với người lớn, sử dụng liều lượng 25 – 50mg, dùng mỗi 4-6h/lần. Với trẻ em dưới 6 tuổi có thể dùng với liều lượng 6.25 – 12.5mg, trẻ em trên 6 tuổi dùng với liều lượng 12.5 – 25mg.
  • Giá tham khảo: 450.000 – 700.000 VNĐ.

Loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn… Do đó, sau khi dùng thuốc bệnh nhân không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông, vận hành máy móc… Với người lớn, liều lượng dùng khuyến khích không quá 300mg/ngày và trẻ em là không quá 150mg/ngày.

Thuốc mẩn ngứa Cetirizin

Cetirizin là nhóm thuốc kháng sinh thế hệ mới, được chỉ định để điều trị bệnh nổi mẩn ngứa, nhất là trong trường hợp mãn tính. Cetirizin giúp giảm nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn…

  • Thành phần: Dihydroclorid và một số tác dược khác.
  • Cách dùng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn có thể uống 1 – 2 viên/ngày, chia làm 2 lần uống. Còn với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ nên uống 1 viên/ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Giá tham khảo: 60.000 VNĐ/ hộp.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích thích cơn buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, khó nuốt… Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên nhai kỹ thuốc trước khi nuốt để giúp dạ dày chuyển hóa nhanh chóng.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng các loại thuốc trị mẩn ngứa

Việc sử dụng thuốc điều trị mẩn ngứa có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng với các trường hợp bị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng…Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích từ chúng tôi:

Không nên lạm dụng thuốc bôi giảm ngứa quá  7 ngày
Không nên lạm dụng thuốc bôi giảm ngứa quá 7 ngày
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa mẩn ngứa để điều trị tại nhà. Người bệnh cần tới các cơ sở y tế được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.
  • Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng đã được bác sĩ kê đơn, không tự ý tăng, giảm liều lượng để tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Chỉ sử dụng thuốc trị mẩn ngứa trong thời gian tối đa là 7 ngày. Việc dùng thuốc liên tục trong thời gian dài có thể gây ra những tổn thương cho gan, thận và tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trong quá trình điều trị nổi mẩn ngứa, nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc và tới ngay các cơ sở y tế để được khắc phục.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng cho cơ thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các nhóm thuốc trị mẩn ngứa cũng như một số loại thuốc có công dụng nhanh, an toàn. Việc tìm hiểu về thành phần, công dụng, cách dung của từng loại thuốc sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong quá tình điều trị bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên tới thăm khám bác sĩ để được kê đơn loại thuốc chữa mẩn ngứa phù hợp.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Bình luận (66)

  1. Nguyễn Linh says: Trả lời

    Bị dị ứng mề đay thì khi nào nên dùng thuốc uống, khi nào dùng thuốc bôi ạ? Cái nào đỡ bị tác dụng phụ hơn?

    1. Puka Phạm says:

      bệnh này không phải là tự lặn à, dùng mấy phương pháp dân gian là lành tính nhất. Chứ thuốc tân dược kiểu gì chẳng có tác dụng phụ

  2. Chị đẹp 89 says: Trả lời

    bầu bì không dùng được thuốc tây đúng không các chị ơi? Em dang bầu 5 tháng rồi, ngứa đêm không ngủ được. Dùng bài thuốc nam kia có ổn không? Có lành tính và dùng được cho mẹ bầu không ? Ai dùng bải thuốc này của nhà thuốc đỗ minh đường chưa?

    1. Thảo Ly- SG says:

      vẫn dùng được mà, Tui khám trong Sài Gòn bac sỹ vẫn kê cho thuốc này nè levocetririzin ngày uống 2 v sáng tối, cũng đơ ngứa hẳn nhưng mà đợt ny thời tiết thay đỏi lại đang bị lại, phải đi khám xem sao. Nhưng ngứa quá thì cứ dùng chứ sao chịu nổi.

    2. Trịnh Thị Thu Hà says:

      Mình cũng bầu bì đi khám 3 chỗ rồi mà bác sĩ bảo do nội tiết thay đổi nên dễ bị, không dùng thuốc gì chữa dứt điểm được và cũng không cho thuốc uống, kêu tự hết không phải lo. Nhưng thật sự ngứa ghê lắm, thấy bài thuốc nam này cũng ghi dùng an toàn cho phụ nữ có thai nên đang tìm hiểu nè

    3. Bông cute says:

      Dùng thuốc nam Đỗ Minh Đường đi mom ơi, trước t bầu 3 tháng đầu cũng ngứa kinh dị lắm, nhưng mà đi khám bác sĩ cũng không kê thuốc, bảo do cơ địa và bầu nên vậy, lúc ấy ngừng hết các thuốc, xà phòng tắm các kiểu không đỡ, cả tắm lá. T cũng tìm hiểu trên mạng nhiều thông tin, thấy nhà thuốc gia truyền này có thuốc sạch và nhiều mẹ cũng phản hồi tốt nên mình mới dùng. Trộm vía hợp thuốc nên sau có 2 liệu trình là khỏi hẳn. Chứ không đến stress.

    4. Chị đẹp 89 says:

      Thuốc này vè mình tự sắc hả bạn? Đến khám có cần làm xét nghiệm hay gì không?

    5. Bông cute says:

      Không nha, họ sắc sẵn cho mình rồi, dạng cao dặc ấy, đựng lọ thủy tinh sạch sẽ lắm. về mình pha với nước uống là được. Ở đó bác sĩ chỉ hỏi bệnh, xem tổn thương và bắt mạch rồi kê đơn thôi, mấy cái này người ta nhìn nhiều là biết ấy mà.

    6. Văn Thùy Trang says:

      Trong lúc đang chữa mà uống thuốc nam thì lâu, ngứa như vậy làm gì để giảm ngứa ? Sợ ngứa quá không kiên trì nổi mất.

    7. Lâm Tuê An says:

      Sau sinh thì có tự hết không các mẹ nhỉ? Mình đang bầu gần tháng cuối rồi ới bị, giờ chữa thì cũng không kịp, chắc đành nhịn nó vậy.

  3. Tuấn Nguyễn says: Trả lời

    cứ tắm xong là bị lên mẩn ngứa, em được kê thuốc loratadin uống những mỗi lần uống xong cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt buồn nôn, cái này là tác dụng phụ của thuốc phải không? Đổi sang loại nào thì ổn?

    1. Phạm ĐÌnh Hưng says:

      Đúng rồi, thuốc tây dùng hay có tác dụng phụ là thế mà. Dừng thuốc luôn đi, và đi khám lại bảo bác sĩ đổi thuốc khác cho. Mỗi người hợp một thuốc nên cũng khó để bảo ban jđược.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan