Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trải qua nhiều đợt tiêm vacxin Covid 19 đã có khá nhiều người gặp phải tình trạng da nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng,… Đây đều là một số tác dụng phụ của vacxin, nhưng các triệu chứng này khiến mọi người lo lắng, không biết những biểu hiện dị ứng sau tiêm vacxin có nguy hiểm không, đâu là nguyên nhân? Để tìm hiểu rõ, mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nổi mề đay sau tiêm Vacxin Covid -19

Nổi mề đay là một trong những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vacxin Covid-19. Hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng này giúp chúng ta có biện pháp xử lý và phòng ngừa phù hợp.

Phản ứng dị ứng với thành phần của vacxin

Hệ miễn dịch của một số người phản ứng quá mức với một hoặc một số thành phần trong vacxin, dẫn đến giải phóng ồ ạt các chất gây viêm, trong đó có histamin. Histamin gây ra tình trạng giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, kích thích dây thần kinh gây ngứa và từ đó hình thành các nốt mề đay trên da.

Các thành phần trong vacxin có thể gây dị ứng bao gồm:

  • Protein Spike (thành phần chính tạo nên miễn dịch của các loại vacxin Covid-19 hiện nay).
  • Tá dược (polyethylene glycol (PEG), polysorbate,...).
  • Chất bảo quản.

Phản ứng dị ứng với thành phần của vacxin có thể gây nổi mề đay
Phản ứng dị ứng với thành phần của vacxin có thể gây nổi mề đay

Nổi mề đay do căng thẳng, lo lắng

Trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu trước, trong và sau khi tiêm có thể kích hoạt hệ thần kinh - nội tiết, tăng giải phóng các chất gây viêm và thúc đẩy phản ứng dị ứng. Hiện tượng này cũng tương tự như khi bị nổi mề đay do các stress tâm lý khác.

Tiền sử dị ứng

Những người vốn có cơ địa dị ứng (dị ứng thức ăn, phấn hoa, thời tiết, thuốc,...) thường có nguy cơ cao gặp các phản ứng sau tiêm vacxin, bao gồm cả nổi mề đay.

Triệu chứng nổi mề đay sau tiêm Vacxin Covid -19

Nổi mề đay là một trong những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vacxin Covid-19. Ngoài ra sẽ có một số phản ứng kèm theo, cụ thể:

Biểu hiện trên da:

  • Sẩn phù: Các nốt mẩn đỏ, nổi gờ trên mặt da, ranh giới rõ hoặc không rõ, ấn vào có thể nhạt màu hơn vùng da xung quanh. Kích thước, hình dạng sẩn phù thay đổi liên tục, có thể vài milimet đến vài centimet
  • Vị trí: Xuất hiện ở vị trí tiêm hoặc bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, có thể lan rộng. Cảm giác ngứa nhiều, người bệnh thường gãi làm tổn thương nặng thêm.

Thời gian xuất hiện:

  • Đa số trường hợp xuất hiện trong vòng 30 phút đến vài giờ sau tiêm.
  • Một số trường hợp khởi phát muộn hơn, sau vài ngày mới xuất hiện mề đay.

Một số triệu chứng toàn thân khác:

Thường gặp: Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn,...

Trường hợp nặng:

  • Phản ứng dị ứng toàn thân mức độ nặng (phản vệ): Khó thở, khò khè, tức ngực, chóng mặt, tụt huyết áp, rối loạn ý thức,... Những biểu hiện này cần được cấp cứu ngay lập tức.
  • Các biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ tiêm: Sưng, nóng, đỏ, đau nhiều, sốt cao,...

Sưng, nóng đỏ vị trí tiêm là biểu hiện thường gặp sau tiêm vacxin
Sưng, nóng đỏ vị trí tiêm là biểu hiện thường gặp sau tiêm vacxin

Khi nào nổi mề đay cần đi khám bác sĩ ngay

Tuy nổi mề đay sau tiêm vacxin Covid-19 thường ở mức độ nhẹ và có thể tự cải thiện, nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các phản ứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng sau để đi khám bác sĩ kịp thời:

Phản ứng dị ứng nặng (phản vệ):

  • Khó thở, khò khè, cảm giác nghẹn ở họng.
  • Hoa mắt chóng mặt, huyết áp tụt, mạch đập nhanh, yếu.
  • Sưng môi, lưỡi, mí mắt.
  • Nổi mề đay toàn thân, lan rộng nhanh chóng.
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Rối loạn ý thức: Lơ mơ, li bì hoặc kích thích, vật vã,...

Phản ứng nổi mề đay nghiêm trọng, kéo dài:

  • Trường hợp nổi mề đay nặng, lan rộng khắp người, gây khó chịu nhiều.
  • Kèm theo các triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, chán ăn, sốt, sụt cân,...
  • Không đỡ hoặc trở nên nặng hơn sau 1-2 ngày chăm sóc tại nhà.

Tiền sử phản ứng nặng sau tiêm vacxin Covid-19:

  • Người bệnh có tiền sử phản vệ hoặc phản ứng dị ứng nặng sau khi tiêm mũi vacxin Covid-19 trước đó, cần hết sức thận trọng. Hãy thông báo cho bác sĩ để có phương án theo dõi và xử trí phù hợp khi tiêm các mũi tiếp theo.

Xuất hiện các triệu chứng bất thường khác: Ngoài các dấu hiệu của dị ứng, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường khác sau tiêm như co giật, sốt cao kéo dài, rối loạn tri giác,... Lúc này người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Hướng dẫn xử lý nổi mề đay sau khi tiêm vacxin

Vậy làm sao để xử lý dứt điểm tình trạng mề đay do phản ứng sau khi tiêm vacxin kể trên? Hãy lắng nghe các hướng giải pháp được chuyên gia hướng dẫn ngay dưới đây:

Điều trị nổi mẩn ngứa sau khi tiêm vacxin bằng thuốc Tây

Thuốc Tây là một trong những giải pháp phổ biến nhất mà người bệnh tìm đến khi xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay. Tuy những loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng lại không bền vững, mề đay có thể dễ dàng tái phát.

Các loại thuốc trị mề đay đảm bảo an toàn thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân là:

  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Eumovate, Phenergan… phù hợp với người bệnh bị mề đay cấp, diện tích bị mề đay nhỏ, có khả năng kháng viêm tại chỗ.
  • Thuốc uống kháng Histamin, thuốc chẹn H1: Fexofenadine, Chlopheniramin, Diphenidramine… làm bất hoạt các Histamin tự do, ngăn hình thành mề đay, sưng phù, mẩn ngứa.
  • Thuốc Omaizumab: Loại thuốc này thường dùng trong điều trị bệnh mề đay mãn tính với trường hợp người bệnh bị dị ứng do thời tiết lạnh và không đáp ứng được thuốc kháng histamin.

Omalizumab điều trị dị ứng hiệu quả
Omalizumab điều trị dị ứng hiệu quả

Các loại thuốc tân dược đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc. Đặc biệt, những đối tượng có cơ địa mẫn cảm như phụ nữ mang thai hay cho con bú, bác sĩ không khuyến khích dùng thuốc tân dược. Thay vào đó, những trường hợp đặc biệt này nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến từ các chuyên gia để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Cách trị dị ứng khi tiêm vacxin bằng mẹo dân gian tại nhà

Dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa mề đay bằng mẹo, tận dụng nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên. Đối vs những người bi dị ứng, nổi mề đay sau tiêm vacxin cũng có thể áp dụng tại nhà:

  • Chữa mề đay bằng lá kinh giới: Dùng lá kinh giới đun với muối lấy nước tắm. Nếu kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/tuần sẽ giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, khó chịu do tình trạng nổi mề đay tái phát gây ra.
  • Chữa mề đay bằng lá tía tô: Xay nhuyễn lá tía tô, lấy phần nước cốt pha với nước để uống, lấy phần bã thừa đắp lên da.
  • Chữa mề đay bằng lá trầu không: Thêm ít muối hạt vào cùng lá trầu giã hoặc dùng máy xay nát, chắt lấy nước cốt và thoa lên da, để trong 20 – 30 phút.
  • Cách trị mề đay bằng lá khế: Đun lấy nước dùng xông hơi để giảm ngứa ngáy, sưng phù. Phần nước sau khi nguội có thể tận dụng để tắm hàng ngày.
  • Lá đơn đỏ chữa mề đay: Đun lá đơn đỏ lấy nước tắm hoặc lấy nước uống thay trà.

Lá đơn đỏ chữa mề đay sau tiêm đơn giản, hiệu quả
Lá đơn đỏ chữa mề đay sau tiêm đơn giản, hiệu quả

Các cách trị mề đay dân gian an toàn, lành tính, tiết kiệm nên được rất nhiều người lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý, dược tính của các thảo dược tự nhiên khá yếu, nếu dùng riêng lẻ hoặc kết hợp nhưng không đúng liều lượng, tỷ lệ không mang đến hiệu quả tốt nhất. Do đó, người bệnh cần thăm khám để được chuyên gia tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp nhất với tính trạng cơ địa.

Biện pháp phòng tránh nổi mề đay cần ghi nhớ

Trước những diễn biến khó lường, nguy cơ tái phát cao, các chuyên gia khuyến với người bệnh nên kết hợp giữa phác đồ điều trị chuyên sâu và chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý. Đồng thời cần ghi nhớ một số lưu ý sau để phòng ngừa hiệu quả mề đay mẩn ngứa:

  • Uống nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để làm dịu cổ họng, làm ấm cơ thể.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên ăn nhiều thực phẩm có khả năng kháng viêm hoặc làm ấm, chống dị ứng như gừng, sả, quế, tía tô,… Đồng thời, nên tránh những đồ ăn lạnh hoặc thức ăn dễ gây kích ứng như hải sản, kem lạnh, nước uống có đá,…
  • Kịp thời thăm khám để được các chuyên gia xác định chính xác nguyên nhân tái phát mề đay sau tiêm vacxin Covid.

Kết luận

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mọi người phân biệt được các triệu chứng của tình trạng nổi mề đay sau khi tiêm phòng và bệnh lý nổi mề đay. Từ đó sẽ có được bí quyết chăm sóc sức khỏe của mình, chấm dứt tình trạng nổi mề đay với những triệu chứng vô cùng khó chịu.


Top địa chỉ phòng khám Nổi Mề Đay Sau Tiêm Vacxin Covid


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan